Latest Post

"Em gái, nếu em không chịu cố gắng, một năm sau em vẫn sẽ là em như lúc này, chỉ là già thêm một tuổi."

1. Lúc mày ngồi nghịch điện thoại, ngồi chơi máy tính, tình địch của mày đang học bài chăm chỉ. 

2. Bố mẹ nuôi bạn hơn 20 năm trời, không phải để bạn vì một đứa con trai mà đòi sống đòi chết. 

3. Đời người chỉ có 900 tháng thôi. 

4. Những người xinh đẹp hơn bạn còn cố gắng nhiều hơn bạn. 

5. Ngay cả gương mà mày còn dám soi thì còn việc gì trên thế giới này có thể làm khó mày được nữa. 

large (4)-3c731

6. Đừng chắp tay dâng thế giới cho người mà bạn khinh thường. 

7. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi không có tiền gửi ngân hàng. Tôi không dám kêu mệt, vì tôi còn chưa làm ra được thành tựu gì. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi còn phải sống. Tôi có thể từ bỏ việc lựa chọn, nhưng tôi không thể chọn cách từ bỏ. Vậy nên, kiên cường, đấu tranh là lựa chọn duy nhất của tôi. 

8. Mọi đau khổ của con người đều là sự cười nhạo cho chính sự bất lực của bản thân. 

9. Nếu bạn không cố gắng, người khác muốn kéo tay bạn lên cũng chẳng biết tay bạn đang ở chỗ nào. 

10. Không chết được thì phải sống, đã sống thì phải sống cho ra hồn người! 

11. Phía sau tôi không có lấy một người, sao tôi dám ngã xuống. 

large (3)-3c731

12. Có lẽ bạn cho rằng một buổi tối bạn học được 50 từ mới đã là giỏi, mà không biết người ta đã qua hết cấp này tới cấp khác. Có lẽ bạn cho rằng mỗi ngày bạn phải đi làm 8 tiếng đã là mệt mỏi muốn chết, mà không biết rằng có những người phải làm hai công việc từ sáng sớm tới đêm khuya. Thế giới này chưa bao giờ thiếu người biết cố gắng, chỉ thiếu người có thể kiên trì tới cùng. 

13. Hôm nay bạn đọc sách, ngày sau sẽ đếm tiền. 

14. Nếu bạn thành công, ngay cả bạn nói dóc cũng thành nói thật. Nếu bạn thất bại, mọi lời nói thật cũng chỉ như nói dóc. Đừng tùy tiện phơi bày vết thương của mình cho người khác xem, vì giữa xã hội này, bạn sẽ không phân rõ người nào sẽ là người bôi thuốc cho bạn, người nào sẽ xát muối vào nó... Có thể khóc, có thể hận, nhưng không thể không mạnh mẽ! Vì phía sau bạn còn cả một đám người đang chờ cơ hội chế giễu bạn!!! 

15. Vấp ngã mà còn không chịu đứng lên, tính đợi người ta giẫm đạp lên hay sao? 

large (6)-3c731

16. Nếu không thể làm ba mẹ tự hào, vậy hãy để họ bớt lo lắng đi cũng được. 

17. Đừng chọn sống an nhàn vào những năm tháng còn có thể chịu khổ được. 

18. Em gái, nếu em không chịu cố gắng, một năm sau em vẫn sẽ là em như lúc này, chỉ là già thêm một tuổi. 

19. “Như mày sao gọi là thất tình? Chẳng qua chỉ là đem cái chân giò cho con chó ven đường ăn, kết quả nó cũng chẳng theo mày về nhà, mày tiếc là tiếc cái chân giò kia thôi.” 

large (5)-3c731

20. Nếu bạn muốn một cuộc sống bình thường, vậy bạn sẽ gặp phải những ngăn trở bình thường. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống tốt nhất, vậy bạn nhất định sẽ gặp phải những khó khăn lớn nhất. Thế giới này rất công bằng, bạn muốn thứ tốt nhất, vậy phải chấp nhận những vết thương đau nhất. Nếu có thể vượt qua, bạn thắng; nếu không thể, vậy hãy ngoan ngoãn lui về làm một người bình thường đi! Cái gọi là thành công, không phải là nhìn xem bạn thông minh bao nhiêu mà là bạn có thể mỉm cười vượt khó những cửa ải khó khăn hay không. 

21. Khi bạn tuyệt vọng, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tới rất gần với hy vọng.

Theo Trí Thức Trẻ

Đối với Hoàng đế đa nghi Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hàn Tín là một chiến thần nhưng đồng thời cũng là một “cái họa tâm phúc” khiến ông không thể kê cao gối ngủ.

Từ khai quốc công thần trở thành “cái họa tâm phúc”
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũy, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Hàn Tín sau đó được phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương. Từ Tề vương tới Sở vương, Tín khi ấy cũng được coi như bá chủ một vùng.
Nhưng giữa lúc quan lộ rộng mở, ông lại bị Lưu Bang ra mặt chèn ép. Đối với thủ đoạn “mềm rắn đủ cả” của Hán Cao Tổ, Hàn Tín từng bước bị đẩy vào đường cùng, sau phải nhận lấy kết cục “công thần bị chặt đầu.”
Sinh thời, Hàn Tín vốn là người nước Sở. Việc được phong làm Sở vương đối với ông mà nói giống như “áo gấm về làng”.
Thế nhưng với Lưu Bang, việc phong Tín làm Sở vương thực chất là muốn đẩy Hàn Tín đến Hạ Phì (Phi Châu – Giang Tô ngày nay) để làm giảm ảnh hưởng của ông trong triều đình, đồng thời cũng dễ bề trừ khử.
Đối với vị hoàng đế đa nghi này, Hàn Tín vẫn mãi là nỗi canh cánh trong lòng, là “cái họa tâm phúc”. Ngay từ khi Hàn Tín đề xuất là giả vương của nước Tề, Lưu Bang đã có động cơ trừ khử vị “chiến thần” này.
 Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
“Bán bạn cầu vinh”, Hàn Tín tự đẩy bản thân vào chỗ chết
Năm thứ hai Hàn Tín lên làm Sở vương, có người đã dâng tấu cáo buộc Tín mưu phản. Trên thực tế, tấu chương này chính là hành động vu oan giá họa.
Hàn Tín không những không có động cơ gì để mưu phản, mà bản thân cũng không có điều kiện để mưu phản. Bản thân ông sống cuộc sống an nhàn của Sở vương, lại được làm chủ một phương, hà tất phải mưu phản?
Nhưng việc vu cáo hãm hại công thần xưa nay vốn không phải chuyện hiếm.
Bản thân Lưu Bang cũng hiểu rõ đó là lời vu cáo vô căn cứ, nhưng vẫn nhân cơ hội này để hạ bệ Hàn Tín.
Khi có người bẩm báo Hàn Tín mưu phản, các quan trên triều đều vô cùng phận nỗ, nhất tề đồng thanh nói: “lập tức xuất binh, chôn sống thằng nhãi đó”.
Lưu Bang lúc này chưa tỏ thái độ ngay, mới kín đáo hỏi ý kiến Trần Bình. Lúc này, Trần Bình có hỏi: Quân của bệ hạ có tinh nhuệ hơn quân của Hàn Tín không? Lưu Bang trả lời: Không sánh kịp.
Trần Bình lại hỏi tiếp: Tướng của bệ hạ có mạnh hơn tướng của Hàn Tín không? Lưu Bang lại trả lời: Sao sánh bằng!
Tới lúc này, Trần Bình mới nói: Quân không tinh bằng quân hắn, tướng không giỏi hơn tướng hắn, lại muốn đem quân đi đánh, chẳng khác nào cố ép hắn phải làm phản.
Lưu Bang cho là đúng, nên đã lên kế hoạch bí mật bắt Hàn Tín.
Muốn trừ khử vị “chiến thần” này, Hán Cao Tổ đã phải tốn không ít công sức bày mưu tính kế, thậm chí cũng không nắm chắc phần thắng trong tay.
Nhưng đúng lúc này, Hàn Tín lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng!
Khi Lưu Bang lấy danh nghĩa “thiên tử đi tuần thú”, xuống gần nước Sở ở phía Nam, Hàn Tín hoang mang không biết ứng phó như thế nào.
Bản thân ông không đoán được lần này Hoàng thượng hạ cố đến Sở là thăm mình hay trừ mình. Nếu muốn giết, đem quân ra đón chẳng khác gì Tín tự đưa đầu vào tròng. Nhưng nếu là đi thăm, không ra nghênh đón, ắt Lưu Bang sẽ gán cho tội danh mưu phản.
Đúng lúc này, có người đã đề xuất cho Hàn Tín ý kiến: Người Lưu Bang hận nhất là Chung Ly Muội, vậy hãy đem đầu người này tới bái kiến, ắt có thể bình an vô sự
Chung Ly Muội trước kia là danh tướng nước Sở, cũng là anh em son sắt với Hàn Tín. Sau khi Hạng Vũ chết, Chung Ly Muội hết chỗ chạy, đành phải trốn ở chỗ Hàn Tín.
Sinh thời, Lưu Bang có thù với Chung Ly Muội đã lâu, sau này lên ngôi có hạ chiếu tìm bắt. Hàn Tín vì tình nghĩa đã che giấu cho vị bằng hữu này.
Nhưng tới khi cần bảo vệ tính mạng, Tín không ngần ngại mà bán rẻ bạn bè.
Nghe tin Hàn Tín muốn lấy đầu mình, Chung Ly Muội phẫn nộ vô cùng, la mắng Tín là kẻ “vong ơn bội nghĩa”, “chẳng ra gì”…, còn tự trách bản thân “có mắt như mù” mới kết giao với kẻ như vậy.
Khéo thay chữ “Muội” trong tên ông lại có nghĩa là “mắt không sáng”, tựa như một lời sấm truyền cho kiếp nạn chết trong tay bằng hữu của con người này.
Tuy nhiên quyết định này của Hán Tín đã sai lầm nghiêm trọng, tạo điều kiện, lý lẽ để Lưu Bang có thể che mắt thiên hạ, trừ khử “mối họa tiềm tàng”.
Ngay khi đem đầu của Chung Ly Muội đi bái kiến Lưu Bang, Hàn Tín lập tức bị bắt, đem giải về kinh sư.
Tín vì không phục, nhưng chỉ biết than trời: “thỏ chết thì giết chó, chim hết thì bẻ cung, diệt xong địch thì công thần phải chết.”
Khi nói những lời này, bản thân Hàn Tín đã biết rõ Lưu Bang một mực muốn giết mình. Lưu Bang nghe vậy liền đáp: “Nhảm nhí, mưu đồ phản trắc của nhà ngươi chẳng phải đã bại lộ hay sao?”
Nhưng Lưu Bang cũng không vội vàng giết Hàn Tín ngay, mà chỉ nhân cơ hội này hủy đi thanh danh “khai quốc công thần” của Tín. Sau đó, Hoàng đế ra lệnh “đặc xá thiên hạ”, cũng nghiễm nhiên đặc xá cho cả Hàn Tín.
Mặc dù được phóng thích, nhưng Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm hầu. Dưới “vương” là “công” sau đó mới tới “hầu”.
Nay Hàn Tín chỉ vì bị vu khống, mà thanh danh bị hủy, chức vị cũng tụt xuống hai bậc, còn phải ở lại kinh thành, tình cảnh chẳng khác nào “cá nằm trên thớt”.
Sau khi bị giáng làm “Hoài Âm hầu”, Hàn Tín thường xuyên cáo bệnh không lên triều. Tất nhiên cái chứng “bệnh” này của Hàn Tín là do phiền muộn mà ra.
Trong thâm tâm Hàn Tín vốn cho rằng: từ Sở vương bị rớt xuống làm Hoài Âm hầu, chính là một sự nhục nhã. Tín cũng vì vậy mà bất bình ra mặt.
Năm 200 TCN, viên tướng Trần Hy được cử đến trấn thủ Cự Lộc. Trước khi lên đường, Trần Hy có tới chào từ biệt Hàn Tín.
Khi ấy, Hàn Tín có nói: “Ngươi có biết nơi phải đến là một nơi như thế nào không? Nơi đó có vị trí vô cùng trọng yếu, hơn nữa quân đội cũng rất mạnh. Nếu ngươi đi, ắt sẽ có người cáo ngươi mưu phản…
Ngươi ở nơi đó làm phản hay không trước sau đều sẽ bị giáng họa. Lần đầu tiên Hoàng thượng có thể không nghe, tới lần thứ hai sẽ nửa tin nửa ngờ, tới lần thứ ba chắc chắn sẽ mang binh đi diệt ngươi.
Ngươi phản hay không đều sẽ là phản, chi bằng cứ làm. Trần Hy đệ nếu như quyết định làm phản ở Cự Lộc, huynh đệ ta trong kinh thành sẽ làm nội ứng.”
Trần Hy đồng ý, sau đó quả nhiên dấy binh ở Cự Lộc, tự xưng là Đại vương. Lưu Bang vì nóng giận đã đích thân đem binh đi dẹp loạn, cử Lã hậu và thái tử Lưu Doanh ở lại trấn thủ kinh thành.
Năm 196 TCN, Lưu Bang ngự giá thân chinh, Hàn Tín cáo bệnh không theo, còn cho người mang thư đến chỗ Trần Hy, hẹn sẽ làm nội ứng tại kinh thành.
Tuy nhiên sự việc bại lộ, Lã hậu cùng Tiêu Hà nhân cớ đó tìm cách trừ khử Hàn Tín.
Lã hậu phao tin biên ải đại thắng, Trần Hy bị diệt, mời quần thần vào cung mở tiệc ăn mừng. Hàn Tín vì chột dạ nên định cáo bệnh, nhưng Lã hậu một mực vời bằng được ông vào triều.
Quả nhiên khi Tín vừa vào cung đã bị mai phục bắt sống, sau đó bị xử tử ở cung Trường Lạc.
 Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Hạ sát công thần, Lưu Bang “vừa mừng vừa thương”
Trước cái chết của vị công thần từng vào sinh ra tử với mình, “Sử ký” có miêu tả thái độ của Lưu Bang bằng mấy chữ: “vừa mừng vừa thương”.
Đây chính là mâu thuẫn trong lòng Lưu Bang về “cái họa tâm phúc” mang tên Hàn Tín.
Nhiều năm về trước, Hán Cao Tổ từng cùng vị “chiến thần” này đánh đông dẹp bắc, chia nhau từ manh áo tới bát cơm trong buổi hàn vi. Đó là chưa kể Hàn Tín toàn tài thao lược. Lưu Bang vừa quý cái tài, cũng vì cái tài ấy mà e ngại Tín.
Trước đây, khi Lưu Bang bàn với Hàn Tín về tài năng của các tướng, ông có hỏi: Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân? Hàn Tín thằng thừng đáp: Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn. Lưu Bang lại hỏi: Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hàn Tín trả lời ngay: Thần thì càng nhiều càng tốt. Lưu Bang cười nói: Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt? Hán Tín đáp: Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Lưu Bang e ngại cái tài của Hàn Tín, có thể chính là từ lúc đó.
Hàn Tín là một đại danh tướng, là khai quốc công thần có một không hay trong lịch sử Trung Hoa. Ông ở trong cảnh khốn cùng mà tôi luyện, khi chiến đấu lại kiên trung quật khởi, khí thế bất phàm.
Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên cũng từng khẳng định Hàn Tín là cận thần trung trinh trước sau như một với Lưu Bang, tuyệt nhiên không có chuyện làm phản.
Về việc cấu kết với Trần Hy, có người cho rằng Hàn Tín hữu dũng vô mưu, nhất thời hồ đồ; có người lại khẳng định ông chính là bị Lưu Bang dồn vào chân tường tới mức phải “túng quá làm liều”.
Việc Hàn Tín có mưu phản hay không, cho tới nay vẫn còn là chủ đề tranh luận của hậu thế.
Nhưng điều quan trọng là Hàn Tín vẫn là một tấm gương sáng của sự nhẫn nhục và phấn đấu không ngừng, là một trang anh hùng hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Trí Thức Trẻ

Chúng ta quen dùng những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá người khác, khó khăn với người khác nhưng lại dễ dãi với bản thân.

1. Con trai hỏi bố: “Bố ơi, có phải những ai làm bố đều biết nhiều hơn ai làm con không?”
Bố trả lời: “Đương nhiên rồi!”
Cậu con trai lại hỏi: “Ai phát minh ra đèn điện ạ?”
Bố: “Là Edison!”
Con trai lại hỏi: “Vậy sao bố của Edison không phát minh ra đèn điện?”

Rất kỳ lạ, những người thích lên mặt kẻ cả, rất dễ thất bạị. Quyền uy chỉ là thứ vô thực một trò chơi bấp bênh, đặc biệt là trong thời đại mở cửa này.

2. Cùng một cậu bé học lớp 3 viết trong bài văn của mình rằng em muốn trở thành diễn viên hài.
Thầy giáo Trung quốc phê: “Không có chí lớn.”
Thầy giáo nước ngoài lại phê: “Thầy chúc em sẽ mang lại tiếng cười cho cả thế giới!”

Là những người đi trước, chúng ta không những không khích lệ đúng mức, mà còn định nghĩa thành công trong một giới hạn hẹp hòi

3. Có một bà đầm nhìn thấy hai chiếc vòng tay giống y hệt nhau trong một tiệm trang sức. Một cái ghi giá 500.000 , còn một cái đề giá 250.000 tệ.
Bà ta lấy làm vui sướng, lập tức mua chiếc 250.000 tệ, dương dương đắc ý bước ra khỏi tiệm.
Gần lúc bước ra ngoài, bà ta nghe thấy nhân viên trong tiệm nói với đồng nghiệp: "Thấy chưa, cứ lần nào dùng chiêu này là trúng lần đó"
Trong cuộc sống có nhiều thứ cám dỗ, có thể dễ dàng khiến nhiều người bộc lộ bản tính tham lam, vì vậy mới có nhiều kẻ thường hay bị mắc lừa.



4. Tên ăn mày hỏi : “Có thể cho tôi 10000 đồng không?”
Người qua đường trả lời: “Tôi chỉ có 8000 đồng.”
Tên ăn mày: “Vậy anh nợ tôi 2000 đồng.”
Có những người cho rằng ông trời nợ họ, lúc nào cũng cho rằng những thứ ông trời ban cho họ không đủ, không tốt, lòng biết ơn sớm đã bị sự tham lam lấn át đi rồi.

5. Trong bảo tàng Cố Cung, có một vị trung niên nói với chồng bà ta: “Tôi biết tại sao ông lại đi chậm như vậy rồi, là tại ông la cà xem những thứ được trưng bày đó.”
Có những người chỉ biết lao đi điên cuồng trên đường đời, kết quả họ đánh mất đi cơ hội được thưởng thức những bông hoa bên đường.

6. Vợ đang nấu ăn trong bếp, người chồng đứng bên cạnh không ngừng nói: “Cẩn thận khét. Nhanh lật cá đi. Xúc ra đi, cho nhiều dầu quá! Xếp thẳng đậu vào. Cái nồi bị nghiêng rồi!”
“Anh trật tự được không!” người vợ bực tức “Em biết làm như nào.”
“Bà xã, em đương nhiên biết làm” Người chồng bình tĩnh đáp: “Anh chỉ muốn em hiểu cảm giác lúc anh lái xe, em ngồi bên cạnh cứ lải nhải mãi như nào thôi.”
Học cách hiểu người khác không hề khó khăn, chỉ cần bạn thật lòng đứng trên góc độ lập trường của người khác để nhìn nhận vấn đề.

7. Sau bữa ăn, mẹ và con gái cùng rửa bát, cha và con trai ngồi xem tv trong phòng khách. Đột nhiên, có tiếng bát vỡ loảng xoảng trong nhà bếp phát ra, sau đó một khoảng im lăng.
Con trai nhìn bố, nói: “Nhất định là mẹ làm vỡ.”
“Sao con biết?”
“Không thấy mẹ mắng!”
Chúng ta quen dùng những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá người khác, khó khăn với người khác nhưng lại dễ dãi với bản thân.


Theo QTCS

Họ là các bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, thông minh, cầm kì thi họa nổi bật. Hơn thế, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của một vương triều.

1. Công chúa Huyền Trân
Huyền Trân Công Chúa (1287 – 1340), là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. 
Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.
Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được một năm thì Chế Mân chết, hoàng hậu theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua. Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân.
 Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một mối tình tuyệt đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển suốt hơn một năm trời. 
Khi Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. 
Công chúa Huyền Trân mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là ‘Thần Mẫu’ và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần"
2. Công chúa An Tư
An Tư công chúa, còn gọi là Thiên Tư công chúa hay An Tư Thái trưởng công chúa, là một trong 2 vị công chúa nổi tiếng nhất lịch sử nhà Trần vì các cuộc hôn nhân mang tính trọng đại, cùng với Huyền Trân công chúa.
Theo sử sách chép lại, công chúa là con gái út của Trần Thái Tông. Theo thân phận, công chúa là em gái của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông. Bà nổi tiếng trong việc kết hôn với Trấn Nam vương Thoát Hoan, giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 vào năm 1285. Kết cục của bà đến bây giờ vẫn là đề tài bàn luận của các sử gia.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.
Cuộc đời của công chúa An Tư được ghi chép rất ít, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: “Tháng 2 (Ất Dậu)… sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy.”
Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ sơ lược: “Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước.”
Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9 tháng 3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua.
Chiến sự buổi đầu bất lợi, tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều qui hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả.
Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa
Sau, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về Tàu..
Chiến thắng, hoàng tộc Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư công chúa. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.
Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: "Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con". Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
3. Công chúa Ngọc Hân.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). 
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long . Bà là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp,Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh"[2]. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.
Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên (Bùi Thị Nhạn) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế. Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.
4. Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng (1218 -1278), còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. 
Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, đặc biệt hơn là được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, hiện đang nắm quyền lực trong triều.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.
Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Thái Tông, triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237, vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu, người kế vị ngôi Hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.
Sau năm 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai, Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái, Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.
Theo Khỏe và Đẹp

Theo bác sĩ Tăng Quốc Chí, Chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, một trong những nguyên tắc để có một sức khỏe tốt là duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Về thời điểm tập thể dục, bạn có thể lựa chọn thực hiện vào buổi sáng, trưa hoặc tối, tùy thuộc vào lịch sinh hoạt, vận động của mỗi cá nhân.

Thời điểm tập thể dục tốt nhất trong ngày

Lợi ích của việc tập luyện buổi sáng là giúp xương khớp và cơ bắp được khởi động, bôi trơn sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Buổi sáng cũng là thời điểm không khí đang trong tình trạng “nghỉ ngơi”, tạm thời chưa phải hứng khói bụi ô nhiễm. Trong một bầu không khi mát mẻ và trong lành, người tập buổi sáng sẽ cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn, sẵn sàng năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Tập thể dục buổi nào tốt hơn?
Ảnh minh họa: Health.
Tuy vậy, cần lưu ý không nên tập thể dục buổi sáng quá sớm, tức là khi trời còn tối. Hãy ra khỏi nhà khi trời bắt đầu sáng. Nghiên cứu cho thấy vào ban đêm cây hô hấp thải khí CO2 cho đến khi có ánh sáng cây mới quang hợp hấp thu CO2 thải O2. Khi tập thể dục quá sớm, chúng ta sẽ hít vào lượng CO2mà cây thải ra, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó những người dậy quá sớm có nguy cơ ngủ chưa đủ giấc dẫn đến tình trạng uể oải vào cuối ngày.
Tập thể dục vào buổi chiều tối là lựa chọn của nhứng người làm việc cả ngày trong văn phòng. Sau giờ làm việc, họ ăn tối và vận động giải tỏa năng lượng cơ thể bù lại cho cả ngày làm việc trong văn phòng bí bách. Nhờ thế dân công sở giảm được năng lượng dư thừa trong cơ thể, hạn chế bệnh thừa cân béo phì, mỡ máu. Bên cạnh đó, buổi chiều tối là thời gian mọi người có thể kết hợp thể thao và giao lưu bạn bè, vừa có lợi cho thể chất vừa tốt cho tinh thần.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt lưu ý thêm, nguyên tắc quan trọng nhất của vận động là thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng, đều đặn, không quá sức. Tập thể dục vào thời điểm nào trong ngày cũng tốt hơn không tập. Riêng với những người làm văn phòng, không nên ngồi thụ động một chỗ quá 2 tiếng đồng hồ bởi sẽ dễ sinh bệnh. Nên cố gắng vận động, đi lại nhiều ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ thời gian nào sẽ tốt hơn là giữ một tư thế quá lâu.
Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyên mọi người nên uống nước trước, trong hoặc sau khi tập thể dục để bù lại lượng nước thiếu hụt trong quá trình vận động. Không nên vận động mạnh khi đói, sau khi ăn no hoặc trước khi đi ngủ.
Theo VNE

Ma cà rồng là sinh vật huyền thoại, duy trì sự sống của bản thân bằng cách hút máu của vật thể sống. Ma cà rồng được ghi nhận trong nhiều nền văn hóa khác nhau, từ thời tiền sử cho đến hiện đại dựa vào những lưu truyền trong dân gian.

Tìm hiểu nguồn gốc về ma cà rồng

Không có bằng chứng rõ ràng chứng minh sinh vật này thật sự tồn tại. Tuy nhiên, niềm tin về ma cà rồng là có thật của con người không bao giờ kết thúc.
Vậy nguồn gốc thật sự của sinh vật này là ở đâu? Bạn có tin rằng Ma cà rồng có thật ? Cùng xem Infographic dưới đây để hiểu rõ thêm nhé.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Ma cà rồng bắt đầu xuất hiện từ nền văn hóa xa xưa thời tiền sử.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Thời xa xưa, hình dáng của ma cà rồng không như những gì chúng ta tưởng tượng ngày nay.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Ở mỗi quốc gia, ma cà rồng có nhiều hình dạng, phiên bản khác nhau.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Dù xuất hiện khác nhau, nhưng ma cà rồng đều có một đặc điểm chung là: hút máu người để duy trì sự sống.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Hình mẫu ma cà rồng hiện đại bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ 18 tại Đông Âu.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Vào thời điểm đó, có rất nhiều ca tử vong với nhiều tình tiết đáng sợ.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Những câu chuyện về ma cà rồng vẫn tồn tại ở những địa phương mê tín dị đoan.
Sự thật về nguồn gốc của ma cà rồng
Huyền thoại về ma cà rồng được thêu dệt và phổ biến hơn, điều đó đã làm cho ma cà rồng thực sự tồn tại mãi mãi.
Theo Tinh Tế

Trong những cuốn truyện thiếu nhi viết về chú gấu Winnie-the-Pooh, nhà văn Anh A.A. Milne (1882 - 1956) đã lồng vào nhiều bài học ý nghĩa mà ngay cả người lớn khi đọc cũng sẽ cảm thấy rất thú vị và tâm đắc.

Những bài học tuyệt vời từ gấu Pooh
“Hãy cân nhắc thêm một chút, nghĩ nhiều hơn một chút cho những người khác, chỉ một chút đó thôi sẽ đủ làm nên nhiều điều khác biệt”.
“Khi bạn chỉ là một chút gấu với một bộ não nhỏ, bạn lại phải nghĩ về rất nhiều thứ, nhiều khi bạn sẽ thấy có những chuyện trở nên bế tắc trong đầu mình, nhưng mọi chuyện sẽ rất khác khi bạn nói chuyện đó ra cho bạn bè cùng biết, vấn đề sẽ trở nên khác hẳn bởi lúc này bạn có những cái đầu cùng suy nghĩ với mình”.
“Mỗi người trong chúng ta đều biết nhiều hơn người khác, ít nhất trong một vấn đề nào đó. Bác Cú biết nhiều hơn mình một vài điều, và nếu mình không phải là Winnie-the-Pooh, mình cũng sẽ biết nhiều hơn chính mình một vài điều gì đó trong cuộc sống. Thế đấy, mỗi chúng ta đều biết một vài điều đặc biệt hơn người khác”.
“Sẽ thật may mắn nếu trong cuộc đời này chúng ta tìm thấy ai đó khiến mỗi lần phải nói lời tạm biệt đều trở nên khó khăn”.
“Khi ai đó quan tâm quá nhiều, người ta gọi đó là tình yêu”.
“Khi ai đó quan tâm quá nhiều, người ta gọi đó là tình yêu”.
“Chúng ta có những giấc mơ là để không phải chia xa quá lâu. Nếu chúng ta xuất hiện trong giấc mơ của nhau, như thế là chúng ta đã có thể ở bên nhau”.
“Bạn không thể chỉ ngồi trong một xó rừng và chờ người khác tìm đến với bạn. Đôi khi bạn phải tự đi ra ngoài để tìm kiếm bạn bè”.
“Thật vui khi nói chuyện với những người bạn không dùng những từ ngữ dài dòng, khách sáo, họ dùng những từ ngắn gọn, dân dã như kiểuĂn trưa đê?”.
“Những con sông biết rất rõ điều này: Không cần vội vàng lo lắng! Trước sau gì chúng ta cũng sẽ tới được đích, vào một ngày nào đó, nhất định sẽ đến đích”.
“Tớ không bị lạc bởi tớ biết mình đang ở đâu, nhưng đôi khi, việc xác định mình đang ở đâu vẫn có thể gặp nhầm lẫn”.
“Khi ai đó quan tâm quá nhiều, người ta gọi đó là tình yêu”.
“Trong cuộc sống có nhiều người thích ngồi trò chuyện với các con vật, nhưng chẳng mấy ai để ý lắng nghe họ nói bởi người ta cho rằng đó là chuyện tào lao, man mát”.
Điều mà tớ thích nhất ý à?, Pooh nói và rồi cậu dừng lại một lúc để nghĩ. Dù Pooh rất thích ăn mật ong và việc ăn mật thực sự là việc tuyệt vời nhất mà một chú gấu có thể nghĩ đến, nhưng còn có một cảm giác tuyệt vời hơn, đó chính là khoảnh khắc ngay trước khi Pooh ăn mật, khoảnh khắc đó còn tuyệt vời hơn cả khi cậu thực sự ăn, nhưng tội nghiệp Pooh, cậu chẳng biết phải gọi tên khoảnh khắc đó là gì”.
“Điều mà tớ thích làm nhất… là không làm gì cả”.
“Điều mà tớ thích làm nhất… là không làm gì cả”.
“Nhưng thế nào là không làm gì cả?”, Pooh hỏi cậu bạn Christopher sau khi đã ngẫm nghĩ một lúc lâu mà không ra.
“À… Đó là khi ai đó gọi tên cậu, nhưng cậu quyết định sẽ làm như không nghe thấy gì cả và sẽ không phản ứng gì cả. Nếu có ai hỏi cậu:Này, Christopher, cậu sắp làm gì đấy? Cậu sẽ trả lời rằng: Ờ, chả làm gì cả. Thế rồi cậu bỏ đi và làm cái việc không làm gì cả. Ý tớ là cậu cứ thẩn thơ, nghe mà như chẳng nghe, và nhờ thế mà cậu sẽ chẳng bận tâm gì nữa”.
“Điều mà tớ thích làm nhất… là không làm gì cả”.
“Có một ngày lợn hồng Piglet nhận ra rằng dù cậu có một trái tim rất nhỏ nhưng nó có thể chứa đựng rất nhiều lòng biết ơn”.
“Dù là một con vật có thân hình to lớn tới nhường nào, chú ta vẫn mong muốn được đối xử bằng sự dịu dàng, ấm áp”.
“Đôi khi thật khó để có thể trở nên dũng cảm khi ta cũng chỉ là một con vật bé nhỏ”.
“Ôi, Pooh, thuyền của cậu đâu?”, Christopher hỏi Pooh.
“Ôi, Pooh, thuyền của cậu đâu?”, Christopher hỏi Pooh.
“Ờ… Thuyền không chỉ đơn giản là thuyền. Thường nó là thuyền nhưng đôi khi nó lại là một tai nạn. Còn tùy…”
“Tùy vào điều gì?”
“Vào vị trí của cậu. Cậu đang ở trên thuyền hay thuyền đang ụp trên đầu cậu”.
“Ôi, Pooh, thuyền của cậu đâu?”, Christopher hỏi Pooh.
“Pooh không thông minh tuyệt đỉnh, nhưng cậu ấy không bao giờ tự đưa mình vào tình huống hiểm nguy. Cú cũng không uyên thâm lắm, nhưng Cú biết nhiều điều người khác không biết. Thỏ cũng không học nhiều, nhưng cậu ấy vẫn luôn nghĩ ra những kế hoạch hoàn hảo. Kanga cũng không tài giỏi, nhưng với tình yêu dành cho Roo, Kanga luôn biết làm những điều tốt đẹp nhất cho Roo mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Đặc biệt là lừa Eeyore, cậu ấy thậm chí còn chẳng buồn quan tâm tới việc mình có thông minh hay không”.
“Điều tuyệt vời nhất ở những cơn mưa, đó là bạn biết chắc chắn rằng rồi mưa sẽ tạnh. Rốt cuộc kiểu gì mưa cũng tạnh”.
“Ôi, Pooh, thuyền của cậu đâu?”, Christopher hỏi Pooh.
“Mặt tích cực của việc sống bừa bộn, đó là nhiều khi chúng ta bỗng có những phát hiện bất ngờ thú vị”.
“Người ta đánh vần từ tình yêu như thế nào hả Pooh?”, lợn hồng Piglet hỏi.
“Không ai đánh vần tình yêu cả, Piglet ơi, người ta chỉ cảm nhận tình yêuthôi”, Pooh trả lời.
“Đôi khi những điều nhỏ nhặt nhất lại chiếm trọn trái tim của bạn”.
“Một ngày sống mà không có bạn bè cũng giống như hũ mật chẳng còn giọt mật nào”.
“Cỏ dại cũng giống như hoa vậy. Một khi cậu hiểu hơn về cỏ dại, cậu cũng sẽ nhận thấy cỏ dại rất đẹp”.
Theo Dân Trí

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.