Tuy Cách cách là con vua nhưng họ cũng chẳng thể tự ý quyết định số phận của mình mà đều do chính trị sắp đặt hết.
Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc. Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ. Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị. Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.
Vua Khang Hy sinh được 20 nàng cách cách. Tuy sống trong xã hội nam quyền, các nàng cách cách không được coi trọng như các hoàng tử nhưngtình yêu thương mà Khang Hy dành cho các cách cách của mình vô cùng to lớn.
|
Cách cách đôi khi là con tốt thí trong "trò chơi" vương quyền |
Những nàng cách cách trưởng thành của Khang Hy xuất giá rất muộn, theo tính toán của các chuyên gia thì tuổi kết hôn bình quân là 19 tuổi, người lớn nhất là 22. Việc các cách cách lấy chồng muộn chứng tỏ Khang Hy rất yêu thương che chở cho các nàng, không muốn các nàng tảo hôn, muốn giữ các nàng được sống lâu trong cung để hưởng thiên luân chi lạc.
Tuy phận là công chúa, nhất mực được thương yêu, sáng tối có kẻ hầu người hạ, ăn ngon mặc đẹp sống trong lầu son gác tía, nhưng thực ra các nàng đều rất bất hạnh.
Hoàng đế thông qua hình thức gả con gái của mình để đạt được liên minhquân sự chính trị với các nước hoặc các bộ tộc, các cách cách trở thành các sứ giả của vương triều. Theo thống kê có 8 nàng công chúa đến tuổi trưởng thành đều được gả chồng vì mục đích chính trị của triều đình.
Cố Luân cách cách - công chúa thứ 3, mẹ là thứ phi Mã Giai Thị tức Vinh Phi, nàng sinh ngày mùng 6 tháng 5 năm 1673 tức năm thứ 12 Khang Hy. Đến tháng Giêng năm 1691 được phong là Hòa Thạc Vinh Hiến cách cách và gả cho Ô Nhĩ Cổn của dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, bộ tộc Ba Lâm Mông Cổ khi mới tròn 19 tuổi.
Công chúa thứ 5, mẹ là là quý phi Triệu giai thị, sinh ngày mùng 6 tháng 5 năm 1674 tức năm thứ 13 Khang Hy, đến năm 1692 được phong là Hòa Thạc Đoan Tĩnh cách cách, tháng 10 cùng năm được gả cho Cát Nhĩ Tang - con thứ của Đỗ Lăng vương của bộ tộc Khách Lạt Sấm Mông Cổ.
Cố Luân cách cách, công chúa thứ 6, mẹ là quý nhân Quách Lạc La thị sinh ngày 27 tháng 5 năm 1679, đến năm 19 tuổi được phong là Hòa Thạc cách cách được gả cho Đa Bố Đa Nhĩ Tế, Khách Nhĩ Khách quận vương, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, Mông Cổ.
Công chúa thứ 9, mẹ là Đức phi Ô Nhã thị, tức Cung Nhân Hoàng hậu, năm thứ 39 Khang Hy nàng tròn 18 tuổi được phong là Hòa Thạc Ôn Hiến cách cách và được gả cho Đông Thị Thuấn An Nhan.
Công chúa thứ 10, Cố Luân cách cách mẹ là thứ phi Nạp Lạt thị tức Thông phi, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1685 tức năm thứ 24 Khang Hy đến năm 22 tuổi được phong là Hòa Thạc Thuần Khác cách cách và cùng năm được gả cho Khách Nhĩ Khách Đài Cát Sách Lăng, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, Mông Cổ.
Công chúa thứ 13 có mẹ thứ phi Chương Giai Thị tức Kính Mẫn hoàng quý phi, nàng sinh ngày 27 tháng 11 năm 1687 tức năm thứ 26 Khang Hy, năm 20 tuổi nàng được phong là Hòa Thạc Ôn Khác cách cách và được gả cho Thương Tân Đỗ Lăng quận vương, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì , bộ tộc Ông Ngưu Đặc, Mông Cổ.
|
Đôi khi họ bị chính "thân phận" cao quý của mình đè nén mà phải chết trong đau khổ |
Công chúa thứ 14, mẹ là quý phí Viên thị, sinh ngày mùng 7 tháng 12 năm 1689 tức năm thứ 28 Khang Hy, đến năm 18 tuổi ( năm 1706) được phong là Hòa Thạc Khác Tĩnh cách cách và được gả cho Thừa Vận cháu trai của Tán Trật đại thần nhất đẳng.
Công chúa thứ 15, mẹ là thứ phi Chương Giai thị, tức Kính Mẫn Hoàng quý phi, nàng sinh ngày mùng 6 tháng giêng năm 1691 tức năm thứ 30 Khang Hy và được phong là Hòa Thạc Đôn Khác cách cách, đến năm 18 được gả cho Đài Cát Đa Nhĩ Tế, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, bộ tộc Khoa Nhĩ Sấm Mông Cổ.
Theo lý mà nói, được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao lại thấp như vậy. Một sự thật nữa cũng rất đáng ngạc nhiên, phần lớn các cách cách đều chết vì tương tư sầu muộn và rất nhiều người không có con. Uẩn khúc này do đâu?
Trong số 20 cách cách chỉ có 8 nàng sống được đến tuổi trưởng thành còn lại đều chết trẻ. Có nàng công chúa thứ 18 chết yểu khi chưa đầy tháng. Những nàng cách trưởng thành cũng chỉ có hai người qua 50 tuổi đó là công chúa thứ 6 thọ 57 tuổi và công chúa thứ 3 được 56 tuổi. Nếu làm phép tính thì tuổi thọ bình quân của các cách cách của Khang Hy chỉ có 17 tuổi, đây có thể nói là các cách cách mà Khang Hy vô cùng yêu quý.
Ở Triều Thanh, những công chúa có được hạnh phúc như dân thường, được tự do sống trong sự yêu thương của chồng và được sinh con đàn cháu đống trong vòng 200 năm chỉ có đại công chúa của Tuyên Tông và phò mã Phù Trân. Vì nàng là người dám đấu tranh, dám nói ra điều ấm ức của mình với phụ hoàng và được ủng hộ. Chính vì thế nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân viên mãn và sinh được 8 người con.
Trong hơn 200 năm lịch sử nhà Thanh, không công chúa nào có đủ can đảm để nói ra điều đó nên cứ âm thầm chịu đựng và chết mòn trong đau khổ, ấm ức giống như bông hoa muốn khoa hương khỏe sắc phải được chăm bón đầy đủ Cách cách sống trong ấm ức sầu muộn cuối cùng cũng héo rũ tương tư mà chết.
Theo Phunutoday