Latest Post

Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức.

Tối nọ, có một người đàn ông tìm tới một ngôi chùa để nhờ Đức Phật chỉ dạy cho anh về chuyện tình yêu.
- Thưa Đức Phật anh minh, con là một người đã có vợ, con đang yêu say đắm một người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?
- Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không? - Đức Phật đáp lại.
- Thưa vâng.
- Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy?
- Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
- Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
- Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật.
- Vậy thì vợ con hạnh phúc.
- Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.
- Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
- Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
- Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác. Bởi tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
- Vợ con từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.
- Con cũng từng nói thế phải không?
- Con…con…con…
- Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
- Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
- Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà. Một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu… Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
- Con…con…con…
- Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
- Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
- Bây giờ con đặt nó vào chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.
- Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
- Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vào chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là "hoa trong gương, trăng dưới nước", suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
- Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.
- Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!
- Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
Theo Phunutoday

Các nhà khoa học tin rằng hành động hôn được truyền qua nhiều thế hệ do nó giúp phụ nữ tăng cường hệ miễn dịch.

Trước đây nhiều nhà khoa học khẳng định hôn là một trong những cách để một cá nhân cảm nhận bạn tình có phải là đối tượng để chung sống trọn đời hay không. Theo họ thì nước bọt mà hai bên trao đổi với nhau khi hôn giúp chúng ta đánh giá khả năng sinh sản, sức khỏe và chất lượng gene.

Nhưng các nhà tâm lý của Đại học Leed và Đại học Central Lancashire (Anh) cho rằng con người có thể đánh giá những yếu tố trên mà không cần phải có tình cảm thắm thiết.

"Chúng ta hoàn toàn có thể lấy được thông tin về mùi cơ thể, khả năng sinh sản, sức khỏe, chất lượng gene và nhiều thứ khác của một người bất kỳ bằng cách tới gần người đó, chứ không cần thực hiện sự tiếp xúc giữa hai cái miệng. Hôn chỉ giúp chúng ta lấy được một chút thông tin ít ỏi. Điều đó không thể là nguyên nhân khiến nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác", tiến sĩ Colin Hendrie, một nhà tâm lý của Đại học Leeds, khẳng định.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Một nghiên cứu của Hendrie và cộng sự chứng minh rằng, trong quá trình hôn, nữ giới tiếp nhận Cytomegalovirus - một loại virus tồn tại trong nước bọt. Trong điều kiện bình thường virus này không gây nên bất kỳ vấn đề nào. Nhưng khi phụ nữ mang thai nó có thể giết chết hoặc gây nên một số dị tật ở bào thai (như đầu nhỏ, bệnh tim bẩm sinh). Do nam giới truyền virus sang nữ giới qua nụ hôn nên hệ miễn dịch của phái đẹp có đủ thời gian để chống lại nó.

Hendrie cho rằng, khi mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ tiến triển, nụ hôn sẽ ngày càng trở nên nồng nàn hơn. Nữ giới hôn càng nhiều thì hệ miễn dịch càng khỏe, nhờ đó họ giảm được nguy cơ mắc bệnh. Khi người phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh của đứa con chưa chào đời cũng giảm.

Trong một bài viết trên tạp chí Medical Hypotheses, tiến sĩ Hendrie phát biểu: "Hôn là một trong những cách truyền virus và nước bọt hiệu quả nhất qua đường miệng của con người. Nhưng khả năng chống chọi bệnh tật của hệ miễn dịch chỉ đạt mức hiệu quả nhất nếu phụ nữ hôn một người đàn ông duy nhất từ 6 tháng trở lên".

Theo VNE

Độc thân một ngày thì thích, nhưng cả đời thì là họa cho sức khỏe. Một nghiên cứu quốc tế đầu tiên trên gần 35.000 người ở 15 quốc gia vừa khẳng định kết hôn làm chúng ta khỏe lên. 


Nghiên cứu công bố hôm nay cho thấy sự ràng buộc hôn nhân mang lại ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần của cả nam và nữ, làm giảm các nguy cơ rối loạn tâm thần hay gặp như trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất kích thích. 

Ngược lại, ly thân, ly dị hoặc góa bụa luôn đồng hành với sự gia tăng các rối loạn tinh thần ở cả hai giới, đặc biệt là lạm dụng chất kích thích ở nữ, và trầm cảm ở nam, Tân Hoa Xã cho hay. 

Nghiên cứu, do nhà tâm lý học lâm sàng Kate Scott từ Đại học Otago, New Zealand dẫn đầu thực hiện, dựa trên những khảo sát về sức khỏe tinh thần của Tổ chức Y tế Thế giới ở một loạt các quốc gia phát triển và đang phát triển trong thập kỷ qua, được công bố trên tạp chí Psychological Medicine.

Theo VNE

Theo một nghiên cứu mới đây, yêu mang lại những tác động tích cực cho sức khỏe. Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Tâm lý Sinh học. Nó chỉ ra rằng yêu đem lại sự thanh thản và thư giãn cho cơ thể và trí óc.

Yêu cũng làm tăng hàm lượng chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh trong khoảng một năm. Loại chất giống hooc-môn này giúp phục hồi hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ bằng cách thúc đẩy quá trình tạo ra các tế bào não. Nó kết hợp với cảm giác “được yêu” và “hài lòng” giúp cơ thể và trí óc thanh thản hơn.


Tuy nhiên, theo tờ Independent các nhà nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh giảm sau khoảng thời gian một năm, thời điểm mà cảm giác lãng mạn dần mất đi, thay vào đó các vấn đề thực tế xuất hiện.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế cũng phát hiện: cáu giận ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi càng tức tối, người ta cũng cảm thấy huyết áp tăng lên. Đó cũng chính là những gì xảy đến với cơ thể chúng ta khi tranh cãi. Còn hậu quả của nó dường như lại tồn tại lâu dài.

Mặc dù sau khi sự việc khiến người ta cáu giận đã trôi qua một tuần, nhưng chỉ cần nghĩ đến cuộc cãi vã thôi thì huyết áp của họ lại tăng. Nên nếu bạn vừa mới trải qua một cuộc tranh luận, bạn cáu giận hay đơn giản là thất vọng thì tốt nhất nên cố quên đi.

Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy tác động tiêu cực của hành vi “ghen” đối với sức khỏe. Đàn ông thường ghen khi họ nghi ngờ bạn tình của mình có kẻ thứ hai, còn phụ nữ ghen khi nghĩ rằng mình bị phản bội.

Tiến sĩ Jane Flemming, một trong những nhà nghiên cứu cho biết: “Ghen là một cảm xúc phức tạp pha trộn bởi sự sợ hãi, căng thẳng và giận dữ”.

Bà cũng thêm rằng: “Ba trạng thái này cấu thành phản ứng chống trả hoặc chạy trốn, thông thường thì khá gay gắt. Người bị cảm giác “ghen” xâm chiếm sẽ bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tỉ lệ hoóc-môn adrenalin, giảm đề kháng, lo lắng và có thể cả mất ngủ nữa”.

Theo Sify

Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch trong hệ tuần hoàn của một người có thể đạt chiều dài lên tới 100.000 km nếu ghép lại với nhau, đủ quấn quanh Trái Đất 2,5 lần.
Nếu nối tất cả động mạch, mao mạch và tĩnh mạch ở một người trưởng thành, chúng ta sẽ thu được chiều dài 100.000 km.
Theo Live Science, nếu nối tất cả động mạch, mao mạch và tĩnh mạch ở một người trưởng thành, chúng ta sẽ thu được chiều dài 100.000 km. Mao mạch có kích cỡ nhỏ nhất, chiếm khoảng 80% chiều dài nói trên. Chiều dài của tất cả mạch máu đủ quấn quanh Trái Đất 2,5 lần (chu vi Trái Đất khoảng 40.000 km). (Ảnh: Wikipedia).
Mao mạch trong cơ thể người rất nhỏ, đường kính trung bình chỉ khoảng 8 micronmet, bằng 1/10 đường kính sợi tóc.
Mao mạch trong cơ thể người rất nhỏ, đường kính trung bình chỉ khoảng 8 micronmet, bằng 1/10 đường kính sợi tóc. Các tế bào hồng cầu có kích cỡ tương tự như mao mạch, nên chúng phải di chuyển thành từng hàng. Một số mao mạch có đường kính nhỏ hơn một chút so với tế bào máu, nên tế bào máu buộc phải tự thay đổi hình dạng, bóp méo lại để di chuyển qua. (Ảnh: Wikipedia).
Trong thế giới động vật, nhịp tim tỷ lệ nghịch với kích thước cơ thể.
Trong thế giới động vật, nhịp tim tỷ lệ nghịch với kích thước cơ thể. Động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm. Người trưởng thành có nhịp tim trung bình 75 nhịp/phút, tương tự như một con cừu. Quả tim của cá voi xanh lớn bằng chiếc xe hơi nhỏ chỉ đập khoảng 5 nhịp/phút. Ngược lại, một con chuột chù có nhịp tim khoảng 1.000 nhịp/phút. (Ảnh: Đại học Oregon, M)ỹ.
Quả tim tự sản sinh xung điện cho riêng mình, tạo ra nhịp đập.
Quả tim tự sản sinh xung điện cho riêng mình, tạo ra nhịp đập. Chừng nào tim còn nhận được oxy, nó sẽ tiếp tục đập, ngay cả khi bị lấy ra khỏi cơ thể. (Ảnh: Live Science).
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, trái tim chứ không phải bộ não là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ, khả năng ghi nhớ.
Tài liệu chữ viết sớm nhất được biết đến về hệ tuần hoàn xuất hiện trong sách giấy cói Ebers Papyrus, một tư liệu y khoa của người Ai Cập có niên đại từ thế kỷ 16 trước Công nguyên. Quyển sách mô tả kết nối sinh lý giữa tim và động mạch. Theo đó, sau khi con người hít không khí vào phổi, không khí sẽ di chuyển vào tim và chuyển sang các động mạch. Sách không đề cập đến vai trò của tế bào hồng cầu.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, trái tim chứ không phải bộ não là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ, khả năng ghi nhớ. Trong quá trình ướp xác, người Ai Cập cẩn thận lấy tim và các cơ quan nội tạng ra để bảo quản, nhưng lại rút não qua đường mũi và vứt bỏ nó. (Ảnh: Wikipedia).
Galen, vị bác sĩ kiêm triết gia người Hy Lạp, đưa ra mô hình hệ thống tuần hoàn vào thế kỷ thứ 2.
Galen, vị bác sĩ kiêm triết gia người Hy Lạp, đưa ra mô hình hệ thống tuần hoàn vào thế kỷ thứ 2. Ông nhận thấy hệ tuần hoàn gồm máu trong tĩnh mạch (màu đỏ sẫm) và máu trong động mạch (màu đỏ tươi), hai loại mạch này có chức năng khác nhau. Theo ông, hệ tuần hoàn bao gồm hai hệ thống một chiều phân phối máu và gan là cơ quan sản xuất máu trong tĩnh mạch. Quả tim là cơ quan hút máu, không phải là cơ quan bơm máu đi nuôi cơ thể.
Lý thuyết về hệ tuần hoàn của Galen thống trị giới y học phương Tây cho tới những năm 1600, khi bác sĩ người Anh William Henry mô tả chính xác sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn. (Ảnh: Wikipedia).
Không giống những tế bào khác trong cơ thể, hồng cầu là tế bào không có nhân nên chúng không thể tự phân chia hoặc tổng hợp thành các tế bào mới.
Không giống những tế bào khác trong cơ thể, hồng cầu là tế bào không có nhân nên chúng không thể tự phân chia hoặc tổng hợp thành các tế bào mới. Mỗi tế bào hồng cầu gồm nhiều ngăn chứa khí oxy đi nuôi cơ thể. Sau khi lưu thông trong cơ thể khoảng 120 ngày, các tế bào hồng cầu sẽ chết do lão hóa hoặc bị phá hủy. Nhưng tủy xương của chúng ta liên tục sản sinh ra nhiều tế bào hồng cầu mới để thay thế cho số lượng mất đi đó. (Ảnh: Live Science).
Những chấn động về mặt cảm xúc như mất đi người thân, ly hôn, hay chia tay người yêu có thể làm "trái tim tan vỡ", kéo theo sự suy yếu tạm thời của cơ tim.
Những chấn động về mặt cảm xúc như mất đi người thân, ly hôn, hay chia tay người yêu có thể làm "trái tim tan vỡ", kéo theo sự suy yếu tạm thời của cơ tim. Tình trạng này còn được gọi là bệnh lý cơ tim do căng thẳng, dẫn tới những triệu chứng gần giống một cơn đau tim như: đau ngực, khó thở, đau nhức cánh tay. (Ảnh: Anna Khomulo).
Thông tim là liệu pháp y học phổ biến ngày nay, được thực hiện bằng cách đưa một ống thông dài và mảnh vào mạch máu người bệnh, sau đó luồn tới tim.
Thông tim là liệu pháp y học phổ biến ngày nay, được thực hiện bằng cách đưa một ống thông dài và mảnh vào mạch máu người bệnh, sau đó luồn tới tim. Các bác sĩ sử dụng kỹ thuật này để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán tim, chẳng hạn như đo lượng oxy tại các phần khác nhau của tim và kiểm tra lưu lượng máu chảy trong động mạch vành. (Ảnh: Michael Gray).
Dòng máu giàu oxy chảy trong động mạch và mao mạch luôn có màu đỏ tươi.
Dòng máu giàu oxy chảy trong động mạch và mao mạch luôn có màu đỏ tươi. Sau khi vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể, máu chuyển sang màu đỏ sẫm và nhanh chóng quay trở lại tim thông qua các tĩnh mạch. Tĩnh mạch có thể trông giống màu xanh khi nhìn qua da, nhưng thực tế màu xanh của tĩnh mạch là do tương tác của ánh sáng với da, lượng oxy trong máu, độ sâu của tĩnh mạch và một số yếu tố khác. (Ảnh: Wikipedia).
Trên Trái Đất, máu trong cơ thể người luôn dồn xuống hai chân vì sức hút của trọng lực
Trên Trái Đất, máu trong cơ thể người luôn dồn xuống hai chân vì sức hút của trọng lực. Tĩnh mạch ở chân có các van, giúp lưu thông máu từ hai chân chảy ngược về tim. Mọi chuyện sẽ khác hẳn khi con người ở trong không gian. Máu không dồn xuống hai chân nữa mà dồn về ngực và đầu (hiện tượng chuyển dịch chất lỏng). Hiện tượng này khiến các phi hành gia bị nghẹt mũi, đau đầu và phù nề ở mặt. (Ảnh: NASA).
Theo VNE

 Tháng tư đong đậu nấu chè 
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm 

Câu ca dao văng vẳng giữa ngày hè nhắc nhở đã sắp tới ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch). Nhà nhà đón, người người vui nhưng mấy ai hiểu được nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ.

Vi sao co ngay giet sau bo hinh anh

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ như nhiều ngày Tết khác của Việt Nam, có  từ Trung Quốc. Theo sách “Phong thổ ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan : mở đầu, Ngọ : giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ. Bởi thế Tết vào thời gian này gọi là Tết Đoan Ngọ, chọn 5/5 cho dễ nhớ.

Theo lịch cổ thì ngày này đánh dấu sự chuyển giao thực sự giữa mùa xuân và mùa hạ, xuân vận đã hết, hạ vận đã sang. Sự chuyển tiết giữa hai tạo điều kiện cho sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này, người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, người tai qua nạn khỏi, được mùa. Nên Tết này còn được gọi là “ngày giết sâu bọ”.

5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ,… để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm (tim) và hệ thống mạch máu.

Người ta cho rằng vào Tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn. Nên đây còn là ngày thờ tổ của ngành y, học trò theo nghề đến lễ Tết nhà thầy.

Theo Lichngaytot

Tết Đoan Ngọ là Tết có từ lâu đời trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Những tập tục xưa trong Tết Đoan Ngọ nay đã bị mai một đi ít nhiều.

Tuc xua it biet vao ngay Tet Doan Ngo hinh anh
Bùa ngũ sắc nay đã vắng bóng trong dịp Tết Đoan Ngọ

Việt Nam thường coi mùng 5 tháng 5 là “Tết giết sâu bọ”, vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục “giết sâu bọ” bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. 

Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu, khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất, buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi); móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái); bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn để trừ tà ma bệnh tật. bé gái nếu xâu khuyên tai cũng chọn ngày này. Người lớn giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp.

Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Cúng đúng giờ Ngọ (giữa trưa).

Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân Tết mồng năm, trong đó thường có ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh, đường cát. Học trò ngành y cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên.

Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt hơn, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. 

Các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi được hái nhiều.

Ngày nay, chỉ còn tập tục ăn hoa quả, rượu nếp vào sáng 5/5 là còn được duy trì thường xuyên.

Theo Lichngaytot

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.