Latest Post

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…

1506170533512525_ss1

1. Bốn cái khổ của đời người


Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.

Bạn đã hiểu rồi, vậy bạn có muốn thay đổi hay không?

2. Một đời người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng.
Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời.

Mỗi người đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ:

Khi lạnh hãy mặc thêm áo khoác cho mình;

Khi đói mua cho mình một cái bánh;

Khi đau hãy tự cho mình một chút kiên cường;

Khi thất bại thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy đích thực là chính mình.
 

3. Không nên lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính màu để nhìn người khác.


Bởi vì mỗi người đều có sở thích, cá tính, cũng như giá trị của riêng họ. Những điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt.

Lý giải về hành phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình.

Tin tưởng chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh phúc nhất.

Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực nhất.
4. Hạnh phúc là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn thương.
Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người khách ghé thăm bạn mà thôi.

Một người dẫu có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyên ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn.

Ai cũng muốn tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con ngươi ai cũng có khuyết điểm. Yêu chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau.

Có được một người có thể làm cho bạn vui vẻ cả đời, mới chính là mục tiêu của cuộc sống.

5. Khi những thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí” gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời.


Mấy ai có thể biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương. Nếu nước mắt không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào.

Bạn có thể nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn.

Hãy ngoảnh mặt bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình.

6. Khi còn trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc.

Có một số thứ, khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng.

Khi lâm vào giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được.

Trong cái được và mất, có những sự việc nhỏ bé không đáng kể, nhưng chúng khiến bạn đau, khiến bạn yêu, bạn hận, khiến bạn cả đời phải đau khổ, cả đời phải khác cốt ghi tâm.
7. Cánh cửa cuộc đời


Đời người tựa như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh cửa.

Kỳ thực trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất.

Thành công và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là không giống nhau. Mấu chốt là phải năm chắc được điều bạn muốn là cái gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều.


8. Thêm một chút gia vị cho tình bạn.

Tình nghĩa bạn bè, cuối cùng sẽ dần dần phai nhạt. Để có một người bạn đích thực thường phải mất vài năm hoặc vài chục năm, mà đắc tội với một người bạn có thể chỉ trong vài phút, hoặc chỉ vì một chuyện.

Thế tục phù phiếm, lòng người phức tạp, rất mẫn cảm với những lặt vặt nhỏ nhoi, đều là trở ngại cho sự tiến triển của tình bạn.

Có lẽ bởi vì là bạn bè, nên đã thiếu đi một chút băn khoăn, thiếu đi một chút tôn trọng, vì thế mới thành ra như vậy. Giữa bạn bè với nhau khi thân cận quá, quan hệ sẽ trở nên phức tạp, khoảng cách quá xa thì lại mất đi liên lạc.

Hãy biết quan tâm, trân quý, che chở cho tình bạn. Cho dù không trường tồn muôn thủa, thì ít nhất đã từng có một tình bạn khắc cốt ghi tâm.

9. “Thấu hiểu” là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới tình cảm.

Thấu hiểu, chính là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác;

Thấu hiểu, chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác;

Thấu hiểu, chính là im lăng lắng nghe âm thanh của tâm hồn;

Thấu hiểu, chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn;

Người thấu hiểu, chính là yêu hết mức có thể. Bởi vì chỉ có “thấu hiểu”, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới biết thế nào là trân quý.


10. Cánh “cung” của cuộc đời, người kéo quá cỡ sẽ mệt mỏi, kéo cung không đủ sẽ tụt lại phía sau.


Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu.

Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không.

Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm.

Gặp gỡ nhiều người thì biết sự đáng quý của tình bạn

Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của hiểu biết

Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của tư tưởng

Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí

Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của ý chí

Không thuận mắt nhiều thì biết sự đáng quý của tu dưỡng

Nịnh nọt nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành


Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ

Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh!


Kiếp người rất ngắn, hãy cảm ơn vì mình đang được sống, bạn mới có thể cảm nhận được những điều mỹ hảo của cuộc đời này…


Theo TinhHoa

Bạn có tin rằng có một chiếc áo mỏng, phủ từ đầu đến chân, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi gió, chống thấm nước, vừa chắc chắn nhưng cũng vừa mềm dẻo và không ngừng tự làm mới mình? Ồ! Chiếc áo chính là làn da của bạn đó!
1. Da là bộ phận rộng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu trải dài ra, da có diện tích bề mặt lên tới 2 m2, tương đương diện tích của một tấm chăn trải giường bình thường. Da nặng khoảng 3 kg, bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể con người. Da dày từ 0,5 tới 5 cm tùy theo từng bộ phận của cơ thể: mỏng hơn ở những vùng tiếp xúc với môi trường và áp suất; dày hơn ở những vùng luôn tiếp xúc với đồ vật như ở bàn chân.
2. Da cấu tạo gồm 2 lớp. Lớp sừng bên ngoài được gọi là lớp biểu bì, gồm 20-30 hàng tế bào chết xếp chồng lên nhau như mái nhà lợp lá/ ngói (đó là lý do tại sao da có thể co duỗi một cách dễ dàng khi chúng ta vận động). Mỗi ngày, có tới hàng nghìn tế bào tróc khỏi da dưới dạng những vảy vô cùng nhỏ bé (trên đầu, đôi khi chúng tồn tại dưới dạng gàu bám trên tóc), tuy nhiên hiện tượng này không làm mòn da bởi những tế bào mất đi đó liên tục được thay mới bởi lớp mầm cơ bản bên trong.
Các tế bào mới được sinh ra cùng với chất sừng- một loại protein khó hấp thụ, có khả năng chịu đựng tốt với những biến thể của nhiệt độ và độ ẩm. Loại protein đó chính là thành phần chính trong các móng tay, móng, guốc, lông vũ, tóc và sừng (bao gồm cả rhino- mũi). Một tế bào mới mất từ 3 đến 4 tuần để đi được ra đến lớp ngoài cùng của da (vòng đời của một tế bào). Theo cách này, chúng ta mất đi khoảng 18 kg trong suốt cuộc đời.
Cấu tạo da người (Ảnh: Nlm.nih.gov)
Nếu lớp biểu bì bị cắt hoặc thâm tím, da sẽ tự động làm lành mà không hề để lại vết sẹo nào.
3. Dưới lớp biểu bì là các tế bào sắc tố (melanocytes). Những tế bào này sản sinh các sắc tố melanin (hắc tố) giúp cơ thể chống lại tia cực tím. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào sắc tố sản sinh ra melanin làm cho da trở nên tối hơn: hiện tượng chúng ta bị rám nắng. Tiếp đó, các tế bào này dịch chuyển lên lớp da phía ngoài và tróc theo cùng các tế bào keratin (sừng), đó là lý do tại sao vết rám nắng dần mất đi.
Da tối hơn đồng nghĩa với lượng sắc tố nhiều hơn. Những người có làn da trắng hơn thường dễ bị cháy nắng, bởi vì lượng melanin trên da ít- không chống được tia cực tím do ánh nắng gây nên.
4. Lớp thứ 2 được gọi là lớp da. Phần bên trên có chứa collagen và elastin, các protein làm cho da mềm dẻo và linh hoạt. Khi trở nên có tuổi, những vật liệu protein này cũng bị thoái hóa dần. Và khi chúng kết hợp với sự sản sinh của lớp mỡ dưới da (sebum) tạo nên những nếp nhăn.
Lớp da chứa rất nhiều mạch máu. Lớp này co giãn để bơm đầy các mạch khi cơ thể chúng ta ấm áp. Điều này làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Đó là lý do giải thích tại sao chúng ta thường đỏ mặt khi trời nóng.
Khi trời lạnh, các mạch máu của lớp da co hẹp lại, hạn chế nhiệt mất đi, và da trở nên xanh xao hơn. Khi da bị thương, máu đông lại, bịt lấy vết thương ngăn không cho cơ thể mất thêm máu và tránh được sự xâm nhập của vi trùng.
5. Lớp da cũng là nơi tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh. Những đầu dây này có thể phát hiện những tiếp xúc nhỏ. Những đầu dây đơn giản giúp cảm thụ vết thương ăn sâu vào lớp biểu bì. Đầu ngón tay là nơi da có độ nhảy cảm tốt nhất trên cơ thể.
6. Sâu phía dưới lớp da là các tuyến mồ hôi. Mồ hôi có vai trò làm giảm nhiệt độ của da, loại bỏ các độc tố (chúng ta đổ mồ hôi thậm chí cả trong những ngày thời tiết lạnh!) và thải lượng muối thừa (đó là lý do tại sao mồ hôi có vị mặn). Chúng ta sản xuất ra trung bình mỗi ngày từ 250 đến 500 ml mồ hôi và có thể đến 2 lít trong những ngày thời tiết nóng bức. Một người có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi, nặng khoảng 100 gam. Chúng thường tập trung trên bề mặt, nách, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Có khoảng 350 tuyến mồ hôi trên một cm2 lòng bàn tay; 200 trên 1 cm2 trên phía mu bàn tay.
Mồ hôi cũng giúp nắm bắt các vật trơn trượt được dễ dàng hơn. Người ta tin rằng đây là lý do chính giải thích tại sao các loài động vật linh trưởng giữ tuyến mồ hôi; tại sao rất nhiều loài động vật có vú lại mất tuyến này: Tuyến mồ hôi giúp leo cây.
7. Lớp da cũng là nơi bám của nhiều nang tóc (rễ, phần thân và da). Các tuyến nhờn từ lớp da sản sinh ra chất nhờn, chất trơn giúp bôi trơn da và tóc. Không có chất nhờn, da sẽ nhanh chóng bị khô và đóng vảy, mất khả năng đề kháng. Mỗi một sợi tóc đều có một sợi cơ đặt trong lớp da.
Khi bị lạnh hoặc sợ hãi, các cơ này co lại, làm dựng tóc, hình thành nên hiện tượng da gà.
8. Dưới lớp da, có một loại mô béo, thực hiện chức năng như một màng ngăn cách giúp cơ thể tránh được những thay đổi của nhiệt độ: nó ngăn không cho hiện tượng mất nhiệt xảy ra, bảo vệ cơ thể không bị lạnh. Khi cần, cơ thể sử dụng những mô béo này như là một nguồn cung cấp năng lượng. Tất cả những “thức ăn thừa” được đặt ở đây.
9. Trong khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vitamin D được hình thành dưới da.
10. Da giúp bảo về cơ thể khỏi gió, mưa, thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời lớn và các vi trùng gây bệnh.
Theo VNE

Tim là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, có thể bơm 7.600 lít máu mỗi ngày đi nuôi cơ thể.
1. Hoạt động như một chiếc máy bơm. Tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể bơm từ 3,8 đến 26,6 lít máu mỗi phút, tương đương 7.600 lít máu mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời con người, trái tim sẽ bơm khoảng một triệu thùng máu, đủ để làm đầy hai tàu chở dầu lớn.
2. Trái tim nam giới và nữ giới khác nhau. Tim nam giới nặng trung bình 283g, trong khi tim nữ giới chỉ nặng 227g. Để bù lại, nhịp tim nữ giới đập nhanh hơn nam giới một chút, khoảng 78 ​​nhịp/phút so với 70 nhịp/phút ở nam giới.
3. Trái tim không có màu đỏ. Trái tim có màu sẫm hơn và nâu hơn so với màu đỏ của máu giàu oxy. Bên ngoài trái tim có một lớp chất béo (không phụ thuộc cân nặng), khiến mặt ngoài có màu vàng.
Những điều ít biết về quả tim người
Tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái và hơi nghiêng về bên trái. (Ảnh: Women's health)
4. Không nằm ở bên trái của ngực. Trái tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái. Tuy nhiên, nó hơi nghiêng về bên trái một chút.
5. Trái tim lớn chưa hẳn đã tốt. Trái tim quá lớn hoặc rắn chắc quá mức có thể gây nguy hiểm cho con người. Một trái tim khỏe mạnh trung bình nặng ít hơn 453g và có hình dạng giống như nắm đấm thật chặt.
6. Cảm lạnh có thể làm ảnh hưởng đến tim. Virus gây cảm lạnh thông thường có thể khiến tim bị suy yếu, gây nên tình trạng bệnh cơ tim do virus. Uống rượu quá mức và uống một số loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư cũng có thể làm tim trở nên yếu đi.
7. Khả năng hoạt động khi rời khỏi cơ thể. Trái tim có hệ thống điện của riêng mình, đây là nguyên nhân giúp nó tạo ra những nhịp đập. Ngay cả khi bị tách ra khỏi lồng ngực, trái tim sẽ tiếp tục đập nếu nó tiếp tục nhận được đủ lượng oxy cần thiết.
8. Hoạt động không mệt mỏi. Trái tim bắt đầu đập từ lúc thai nhi 4 tuần tuổi và không ngừng đập cho tới khi chúng ta qua đời. Nó đập 100.000 lần mỗi ngày, gần một triệu lần mỗi tuần.
9. Chúng ta có thể bị đau tim mà không đau ngực. Các triệu chứng của bệnh động mạch vành hoặc một cơn đau tim sắp xảy ra bao gồm: tức ngực, khó thở. Tuy nhiên, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, đổ mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, đau cổ, đau cánh tay. Một số người, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Khi một cơn đau xảy ra theo cách này, nó được gọi là cơn đau tim "thầm lặng".
10. Sự xúc động hoặc căng thẳng làm "tan vỡ trái tim". Trong những hoàn cảnh nhất định, xúc động hoặc căng thẳng khiến cơ thể giải phóng một số loại hormone làm "tê liệt" phần lớn trái tim. Hiện tượng này được gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ". Cảm giác đó có thể xuất hiện do cái chết của người thân, mất tiền, một buổi tiệc bất ngờ hoặc thậm chí là sợ hãi khi biểu diễn ở nơi công cộng. Hội chứng này chỉ tạm thời và sẽ hoạt động bình thường khi có các biện pháp hỗ trợ.
Theo VNE

Phần lớn tinh trùng đều bị dị dạng, đàn ông vẫn có khả năng chăn gối và sinh con nếu chỉ có một tinh hoàn, tinh binh cũng thoái hóa theo tuổi tác... là những điều có thể bạn chưa biết.

Phần lớn tinh trùng là bất thường

Con người không giỏi trong việc sản xuất tinh trùng. Thực tế, hơn 90% lượng tinh trùng của bất cứ lần xuất tinh nào đều là dị hình. Như các loài động vật một vợ một chồng, tinh trùng của chúng ta không cần hoàn hảo vì nó thường không phải cạnh tranh chống lại tinh trùng của kẻ khác.

Thời gian sản xuất tinh trùng khá lâu

Mặc dầu tổng số lượng tinh trùng rất lớn, các nghiên cứu mới nhất cho thấy tinh trùng phải mất hơn hai tháng để thành hình.

Tinh trùng thiếu "mũ" khó thụ thai

Trong các xét nghiệm tinh dịch đồ ta thường thấy có phần kết luận như: tinh trùng bất thường dị dạng đầu nhỏ 99% không có acrosome... Acrosome là một cái mũ úp lên đầu tinh trùng - bản chất nó là một enzym có tác dụng hút giống như nam châm. Nhờ có cái mũ này mà tinh trùng mới định hướng và biết trứng ở đâu để tiến về phía đó và bám vào khi gặp trứng để thụ tinh. Vì thế khi thiếu hay không có acrosome thì tinh trùng sẽ bơi lung tung và cho dù có gặp trứng thì cũng sẽ bị trôi tuột đi mà không bám vào được, từ đó sự thụ tinh sẽ không diễn ra.

Chỉ có một tinh hoàn cũng không sao

Nếu người nào đó sinh ra thiếu một tinh hoàn hay bị mất do tai nạn, người đó vẫn có thể có con bình thường. Thực tế, tinh hoàn còn lại thường phát triển đủ để bù đắp cho bên bị mất. Lance Armstrong - một vận động viên đua xe đạp nhà nghề nổi tiếng thế giới đã có hai đứa con bằng thụ thai tự nhiên dù đã mất một tinh hoàn do ung thư.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu một bên tinh hoàn vỡ hay bệnh không được cắt bỏ và tự teo đi thì có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn còn lại. Lý do được cho là tinh hoàn teo đã trở thành vật thể lạ (kháng nguyên), vì vậy cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại cả tinh hoàn teo và tinh hoàn lành.
10 điều bạn ít biết về tinh trùng
Ảnh minh họa: Alizul2.blogspot.com.

Tính nam của cha và con trai

Nhiễm sắc thể Y là nhiễm sắc thể tạo nên tính nam của người đàn ông. Mỗi nhiễm sắc thể khác trong cơ thể đều là một sự kết hợp giữa gene của mẹ và gene của bố nhưng nhiễm sắc thể Y không có sự hòa trộn kiểu đó. Vì vậy, một nhiễm sắc thể Y ở nam giới là đúc khuôn từ nhiễm sắc thể Y từ bố và và cứ như vậy.

Tinh trùng cũng thoái hóa

Phụ nữ sinh ra đã có đầy đủ số trứng mà họ sẽ có và ở độ tuổi trung niên, chúng đã hoàn thành khả năng sinh sản. Nam giới lại khác. Tinh trùng được sản xuất liên tục. Và vì vậy, chất lượng của tinh trùng cũng thoái hóa một chút theo tuổi tác.

Kẻ thù giấu mặt

Được tạo ra muộn trong quá trình phát triển của con người (tới khi dậy thì mới có), các tế bào tinh trùng đáng lẽ cũng có thể bị tấn công bởi chính hệ thống miễn dịch của mình, do chúng không được nhận dạng. May mắn là, có những tế bào bao quanh và bảo vệ tinh trùng, vì vậy chúng không bị tấn công.

Tinh trùng chỉ là vật trung gian vận chuyển

Chúng ta thường nghĩ mỗi cá thể là sự kết hợp của trứng với tinh trùng mà hình thành. Nhưng tinh trùng không có vai trò quan trọng như vậy. Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, các nhà nghiên cứu đã làm một thử nghiệm, giết chết tinh trùng rồi bơm tinh trùng đã chết vào trứng. Kết quả, trứng vẫn được thụ tinh. Như vậy có thể thấy ADN bên trong tinh trùng là thứ duy nhất trứng cần.

Nhà máy sản xuất tinh trùng cần làm mát

Vì tinh trùng rất yếu ớt, các tinh hoàn cần duy trì nhiệt độ mát hơn khoảng hai độ C so với phần còn lại của cơ thể. Đó là lý do tinh hoàn được treo ở bên ngoài cơ thể. Khi tinh hoàn co lại trong thời tiết lạnh, nó chỉ là muốn nhận được nhiều hơi ấm từ cơ thể hơn.

Nếu tất cả tinh trùng trong một lần xuất tinh đều được thụ tinh, có thể tạo ra dân số một đất nước

Mỗi lần xuất tinh chỉ có khoảng một nửa thìa tinh dịch. Như vậy là không nhiều, đúng không bạn? Nhưng thưc sự, có 200 triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh và tất cả số này đều cạnh tranh với nhau để thụ tinh với trứng. Nếu tất cả số tinh trùng đó đều được sử dụng, chúng sẽ tạo thành 2/3 dân số của Mỹ.
Theo VNE

Bạn cảm thấy mệt mỏi? Bạn có thể gục đầu xuống bàn mà ngủ ngay lập tức? Tối qua bạn đi ngủ muộn, rồi không ngủ được mà thức dậy rất sớm? Tình hình đó có thể tiếp diễn lại tối nay trừ phi… 
Đây là tình trạng phổ biến của những người Hoa Kỳ mắc chứng thiếu ngủ. Họ phải cần đến thuốc ngủ hoặc các biện pháp khác để điều trị chứng mất ngủ, nghiến răng, tác động do bay lệch múi giờ, chân tay luôn động đậy, ngáy ngủ, mộng du và các hiện tượng khác nữa.

Thực tế lại tương đối khác biệt.

Ví dụ, mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất nhưng các rối loạn về giấc ngủ gây bức bối này chỉ cản trở 10% các hoạt động thường ngày của chúng ta, theo Viện sức khỏe thế giới. Trong khoảng một nửa số người mắc bệnh, vấn đề ẩn giấc thực sự phía sau là do bị ốm (thường là về tinh thần) hay các tác động của chất nào đó như cà phê hoặc dược phẩm.

Dưới đây là 5 phát hiện mới có thể giúp bạn ngon giấc hơn.

1. Chúng ta ngủ ngon hơn là chúng ta nghĩ 
Đối với hầu hết mọi người, thiếu ngủ nghe như chuyện hoang đường. Chúng ta không phải là thây ma. Quỹ giấc ngủ quốc gia phi lợi nhuận (tiếp nhận nguồn tài chính từ ngành công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm các công ty dược phẩm sản xuất thuốc ngủ) cho biết trung bình người dân Hoa Kỳ ngủ 7 tiếng một đêm nhưng thế vẫn chưa đủ. Tuy vậy, một nghiên cứu của đại học Maryland tiến hành vào đầu năm cho thấy chúng ta thường ngủ 9 tiếng và như thế là thích hợp. Nghiên cứu phát hiện thực ra, người Mỹ ngày nay cũng ngủ nhiều như 40 năm trước.

2. Chúng ta ngủ ít hơn khi già đi 
Chúng ta sẽ chết mà không ngủ. Các dữ liệu thu được còn sơ sài nhưng nghiên cứu cho rằng đó là thời điểm chúng ta khôi phục các quá trình sinh học có ý nghĩa sống còn cũng như phân loại và gắn kết trí nhớ. Năm ngoái, Tổ chức y tế thế giới khẳng định rằng làm ca đêm có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ đồng thời là nhân tố có khả năng gây ung thư cho con người. Nghiên cứu mới đây nhất cho rằng chúng ta cần ít hơn nhân tố này khi chúng ta già đi.
Chúng ta ngủ theo hai giai đoạn. Ngủ vào ban đêm thật ngon rồi chợp mắt ban ngày nếu cần thiết. (Ảnh: heartofhealing / smart-kit)
3. Chúng ta có thể ngủ như trẻ con (hay Thomas Edison)

Ngủ nhiều giấc ngắn vào ban đêm hơn là ngủ một giấc dài cũng là một lựa chọn. Cái gọi là ngủ nhiều giai đoạn thường gặp ở trẻ con, người già và các loài động vật khác (Thomas Edison cũng ngủ theo cách này). Đối với số còn lại trong chúng ta, ngủ ban đêm thật ngon bao giờ cũng khỏe mạnh và thực tế hơn, sau đó thì chợp mắt vào ban ngày nếu cần thiết. EEG chứng minh rằng chúng ta ngủ theo hai giai đoạn với hai thời điểm giảm độ tính táo – một vào ban đêm và một vào ban ngày. Nên có lẽ cũng cần bàn về vấn đề xây phòng ngủ ngày giống như căn phòng dành cho thành viên tàu Phoenix của NASA. 

4. Động vật có nhiều thói quen ngủ 
Con lười 3 ngón ngủ 9,6 tiếng ban đêm. Nhưng cá voi con mới sinh và cá voi sát thủ có thể kiêng ngủ suốt cả tháng đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Tuy nhiên, hình thức mạo hiểm thứ hai không thích hợp với chúng ta. Chúng ta sẽ trở nêncáu bẳn, mất khả năng tập trung cũng như khả năng đưa ra quyết định ngay khi chỉ mất ngủ một đêm. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều tai nạn xe cộ nghiêm trọng cũng như trong sử dụng máy móc. 

5. Quen với việc mệt mỏi mà ngủ gục trên bàn 
Điều quan trọng nhất là có được giấc ngủ ngon hoàn toàn nằm trong tầm với của chúng ta nếu chúng ta làm theo các chỉ dẫn phổ biến dưới đây: 
• Tạo thói quen đi ngủ vào một giờ cố định ban đêm. 
• Dành đủ thời gian để ngủ 7 tiếng. 
• Trong vòng 4 đến 6 tiếng trước khi ngủ, bạn nên tránh uống cà phê, ăn thức ăn cay, khó tiêu, rượu và các loại dược phẩm tùy ý có thể khiến bạn khó ngủ. 
• Tạo thói quen trước giờ đi ngủ để có thể thư giãn trước khi lên giường. 
• Tắt ánh sáng hay tiếng ồn gây sao lãng. 
• Không nên xem tivi, đọc sách báo hay ăn lúc đi ngủ. Chỉ nên ngủ một mạch hoặc sinh hoạt tình dục lúc đi ngủ. 
• Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập trước khi đi ngủ

Trong khoảng 4 tỉ năm, thiên hà Milky Way sẽ sáp nhập với thiên hà Andromeda. Kết quả của quá trình hợp nhất sẽ là một thiên hà elip được gọi là "Milkomeda".

1. Nhà triết học thế kỉ 18, Immanuel Kant, là một trong những người đầu tiên đưa ra lí thuyết cho rằng thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà hay Thiên Hà của chúng ta) không phải là thiên hà duy nhất trong vũ trụ. Ông đã đặt ra thuật ngữ“island universe” (những hòn đảo vũ trụ) để mô tả một thiên hà.
2. Các nhà thiên văn ước tính có khoảng 100 tỉ thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được.
3. Thuật ngữ tiếng Anh Milky Way được ứng dụng sớm nhất trong bài thơ "The House of Fame" của Geoffrey Chaucer trong thế kỉ 14.
4. Do vũ trụ mở rộng, tất cả các thiên hà khác đang lùi xa Thiên Hà của chúng ta. Các thiên hà xa hơn kể từ thiên hà Milky Way đang có tốc độ di chuyển nhanh hơn so với những thiên hà lân cận.
Những điều bạn chưa biết về thiên hà
5. Một số thiên hà đang cách xa thiên hà Milky Way có hình dạng elip, giống như quả bóng bầu dục, hoặc có dạng đĩa dẹt và phẳng với các cánh tay giống như thiên hà Milky Way. Thiên hà cũng có hình dạng bất thường, trong đó bao gồm nhiều thiên hà lùn. Những thiên hà nhỏ nhất trong vũ trụ chỉ chứa từ một vài trăm đến vài ngàn sao (so với 100 tỉ ngôi sao trong thiên hà Milky Way).
6. Chúng ta sẽ thường tìm thấy thiên hà lùn xung quanh những thiên hà lớn hơn. Các thiên hà lùn thường xuyên bị mất sao bởi thiên hà láng giềng lớn hơn thông qua lực hấp dẫn. Những luồng sao trên bầu trời chính là một phần của các thiên hà lùn bị xé toạc. Chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.
7. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy lỗ đen khổng lồ ẩn giấu ở trung tâm thiên hà Milky Way, mặc dù nhìn đúng hướng từ chòm sao Nhân Mã. Hầu hết các thiên hà đều có một lỗ đen ở trung tâm, và nhà thiên văn học đã tính toán khối lượng nhất quán của nó cỡ khoảng 1/1000 khối lượng thiên hà mẹ.
8. Hai trong số các thiên hà gần nhất với thiên hà Milky Way là Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud có thể không có lỗ đen, hoặc vì cả hai đều có khối lượng thấp nên lỗ đen của chúng quá nhỏ, rất khó phát hiện.
9. Mỗi thiên hà đều chứa bụi trong không gian giữa các sao, bụi làm cho ánh sáng trông đỏ hơn bản thân nó khi quan sát trực quan, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà thiên văn nghiên cứu đặc điểm của các ngôi sao.
10. Dải Ngân Hà quay với vận tốc 250km/s và hoàn thành một vòng mất 200 triệu năm. Các thiên hà đang quay nhanh hơn so với dự đoán dựa trên lực hấp dẫn của các ngôi sao. Các nhà thiên văn suy luận rằng lực hấp dẫn bổ sung đến từ vật chất tối, một loại vật chất mà không phát ra hoặc phản xạ ánh sáng.
11. Hầu hết không gian trong thiên hà là trống rỗng, nếu các ngôi sao trong thiên hà có kích thước là quả cam, thì chúng sẽ cách nhau 4.800km.
12. Nếu các thiên hà có kích cỡ bằng quả táo, thì khoảng cách giữa các thiên hà lân cận là chỉ một vài mét. Những thiên hà tương đối gần nhau đôi khi là các thiên hà hợp nhất. 

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.


Đậu phụ là một trong những loại thực phẩm đã khiến cho nhiều nhà khoa học tranh luận vì có các quan điểm khác nhau. Một số người ủng hộ cho rằng đậu phụ làm từ đậu nành nên lành mạnh và một trong những nguồn tốt nhất của protein. Một số người khác lại cho rằng đậu phụ là một thực phẩm chế biến nên không có giá trị dinh dưỡng như thực phẩm tươi sống.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng đậu phụ là thực phẩm có thể cung cấp protein cho những người ăn chay. Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ. Nếu ăn quá nhiều đậu phụ cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Hãy tìm hiểu thêm về đậu phụ theo những thông tin dưới đây nhé:

1. Đậu phụ là thực phẩm chế biến

Vì là thực phẩm được chế biến từ đậu nành nên đậu phụ có chứa chất bảo quản và được sản xuất nhân tạo. Nó không mang đặc tính như các thực phẩm tự nhiên nguyên chất.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

2. Không nên ăn nhiều đậu phụ một lúc

Đậu phụ cung cấp protein nên nó rất thích hợp với những người ăn chay hoặc muốn giảm cân. Nhưng bạn không nên ăn nhiều đậu phụ một lúc vì nó có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

3. Ăn nhiều đậu phụ phá vỡ nội tiết tố nam

Đậu nành có chứa isoflavone, một hợp chất làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Nếu bạn là nam giới, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành bao gồm cả đậu phụ có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone sinh sản của bạn.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

4. Đậu phụ có lợi cho thời kì mãn kinh

Đối với phụ nữ, lượng estrogen tăng sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua các triệu chứng của thời kì mãn kinh hoặc khắc phục sự mất cân bằng nội tiết tố.

5. Đậu phụ làm tăng nguy cơ ung thư

Đậu phụ chứa các chất bảo quản không lành mạnh và có ảnh hưởng đến nội tiết tố nên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
7 điều bạn cần biết về đậu phụ

6. Đậu phụ có chứa vitamin D

Trong số các thực phẩm chay thì đậu nành chứa nhiều vitamin D nhất, vậy nên khi được chế biến thành đậu phụ, lượng vitamin D vẫn được giữ lại đáng kể.

7. Đậu phụ gây ra các vấn đề về tuyến giáp

Những người có vấn đề ở tuyến giáp không nên ăn nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm đậu nành khác vì nó tác động không nhỏ đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.