Latest Post

Chúng ta đang sống trên Trái Đất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về ngôi nhà chung của nhân loại.
Khi bắt đầu quyết định viết về Trái đất, tác giả bài viết nhận ra rằng đây là một công việc khó khăn: tuy là một hành tinh nhỏ so với các hành tinh khác, nhưng Trái đất vẫn là một hành tinh quá to lớn và phức tạp. Và rồi họ quyết định sẽ tiếp cận theo cách khác: thay vì chia ra và phân tích từng phần riêng lẻ cấu thành nên Trái đất, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một cách tổng thể, xem chúng có liên quan đến nhau như thế nào. Tất cả sẽ xoay quanh ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đất: nếu không có Mặt trời, sự sống trên Trái đất không thể tồn tại.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Năng lượng và ánh sáng
So với phần còn lại của vũ trụ, Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé. Hành tinh của chúng ta, cùng với bảy hành tinh khác, quay xung quanh Mặt trời – vốn chỉ là một ngôi sao nhỏ trong khoảng hơn 200 tỉ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Và thiên hà của chúng ta – dải Ngân Hà, Milky Way – cũng chỉ là một phần của vũ trụ, gồm hàng triệu thiên hà khác cùng với các sao và hành tinh bên trong. Trái đất chỉ giống như một hạt cát ở bờ biển vậy.
So với loài người, thì ngược lại, Trái đất quả thực quá to lớn. Nó có đường kính 7.926 dặm (khoảng 12.756 km) ở xích đạo, với khối lượng khoảng 6 x 10^24 kg. Trái đất quay xung quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 66.638 dặm một giờ (29,79 km một giây). Những con số khổng lồ. Nhưng nó vẫn là rất nhỏ so với kích thước của Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nhìn từ Trái đất, Mặt trời có vẻ rất nhỏ. Bởi vì nó cách Trái đất những 93 triệu dặm. Thực tế, đường kính Mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 100 lần, một Mặt trời có thể chứa trong đó khoảng 1.000.000 Trái đất.
Nếu không có Mặt trời, Trái đất không thể tồn tại được. Bạn có thể tưởng tượng, Trái đất là một cỗ máy khổng lồ, một hệ thống vô cùng phức tạp. Nó cần năng lượng để hoạt động, và nguồn năng lượng đó chính là Mặt trời. Mặt trời là một nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ - phản ứng nhiệt hạch tạo một nguyên tử Heli từ bốn nguyên tử Hidro giúp sinh ra nhiệt và ánh sáng. Mỗi mét vuông trên Trái đất tiếp nhận năng lượng khoảng 342 Watt mỗi năm. Tổng cộng là 1,7 x 10^17 Watt, tương đương với lượng năng lượng sinh ra bởi khoảng 1,7 tỉ nhà máy điện.
Khi năng lượng này đến Trái đất, nó cung cấp năng lượng cho rất nhiều phản ứng, chu trình và hệ thống. Nó điều khiển sự đối lưu của khí quyển và đại dương. Nó giúp cây cối phát triển. Nó giúp cho nhiệt độ Trái đất ổn định, và rồi sự sống có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Ngày và đêm
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trời lên Trái đất là thứ bạn trải qua hàng ngày: hiện tượng ngày và đêm. Khi tự quay quanh trục của mình, một phần Trái đất nhận ánh sáng Mặt trời, trong khi phần kia chìm trong bóng đêm. Nói cách khác, khi nhìn từ Trái đất, đó là hiện tượng Mặt trời mọc và lặn. Bất kì nơi nào trên Trái đất đều nhận ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời vào ban ngày, sau đó sẽ mất nhiệt vào ban đêm.
Bốn mùa trên Trái đất cũng là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời. Trục Trái đất nghiêng khoảng 23,5 độ. Một nửa bán cầu đối diện với Mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn - ở những nơi này sẽ là mùa hè, và sẽ là mùa đông ở bán cầu bên kia. Ảnh hưởng này không lớn lắm ở gần Xích đạo – nơi đây nhận được lượng ánh sáng Mặt trời mỗi ngày gần tương đương nhau trong suốt cả năm. Trong khi, ở hai cực, không nhận được một chút ánh sáng Mặt trời nào trong suốt mùa đông, đây là một trong những lý do khiến thời tiết ở nơi đây lại băng giá như vậy.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Trong khi nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, sự khác biệt giữa ngày và đêm (hay mùa hè và mùa đông) là một điều tất nhiên, thì thực tế sự thay đổi về ánh sáng và nhiệt độ tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự hoạt động của các hệ thống trên Trái đất. Một trong số đó là sự lưu thông không khí trên Trái đất.
Hiệu ứng Coriolis, một sản phẩm sinh ra do Trái đất tự quay, giúp tạo nên hệ thống mùa phong phú và đa dạng. Nó còn giúp tạo nên nhiều loại gió, như gió Tín phong thổi đến xích đạo, hay loại gió Tây ôn đới thổi từ đường chí tuyến đến vòng cực. Những hình thái gió mùa này giúp cho không khí và hơi ẩm di chuyển giữa các vùng, và tạo nên sự đa dạng về mùa.
Mặt trời cũng góp phần trong quá trình tạo ra mưa và gió. Khi Mặt trời làm nóng không khí ở một khu vực nào đó, áp suất tại đó sẽ giảm đi. Không khí từ vùng lân cận sẽ lập tức tràn vào, đây chính là cơ chế tạo nên gió. Không có Mặt trời, sẽ không có gió trên Trái đất. Và còn hơn thế, không có Mặt trời, chúng ta cũng không có không khí để thở. Hãy thử tìm hiểu ở phần tiếp theo.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Đường và carbon
Phần lớn trong bầu khí quyển Trái đất là khí nitơ. Oxy chỉ chiếm 21% trong không khí chúng ta hít thở. Ngoài ra còn có khí carbon dioxid, argon, ozone, hơi nước, và rất nhiều loại khí khác, tạo nên khoảng gần 1% thành phần khí quyển. Những loại khí này đến từ nhiều nguồn, kể từ khi Trái đất hình thành.
Nhưng các nhà khoa học lại tin rằng, trên Trái đất sẽ không có khí oxy, nếu không có cây xanh. Cây xanh (và một số loài vi khuẩn), bằng quá trình quang hợp, chúng chuyển hóa nước và khí carbon dioxid thành đường và khí oxy.
Quang hợp là một quá trình phức tạp. Về cơ bản, nó giống như cách mà cơ thể chúng ta phân hủy thức ăn để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Về bản chất, sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt trời, cây xanh có thể chuyển hóa carbon dioxid và nước thành glucose và khí oxy qua phản ứng:
6CO2 + 12H2O + ánh sáng -> C6H12O6 + 6O2+ 6H2O
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nói cách khác, trong khi chúng ta thì hít khí oxy và thải ra khí carbonic, thì cây xanh lại ngược lại, chúng hít khí carbonic và thải ra khí oxy. Một số nhà khoa học tin rằng, trên Trái đất không hề có oxy trước khi cây xanh xuất hiện và khởi động quá trình quang hợp.
Nếu không có Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp, chúng ta sẽ không thể có không khí để thở. Nếu không có cây cối cung cấp lương thực cho con người và các loài động vật khác, chúng ta cũng sẽ không có gì để ăn.
Hiển nhiên, cây cối rất quan trọng cho sự tồn tại của loài người. Không chỉ vì nó cung cấp khí oxy và thức ăn, chúng còn giúp điều chỉnh lượng khí carbonic, hay còn gọi là khí nhà kính, trong khí quyển. Chúng còn giúp phòng tránh sự xói mòn, bạc màu của đất do gió và nước. Thêm nữa, chúng còn đưa hơi nước vào không khí trong quá trình quang hợp. Lượng hơi nước này, tiếp tục tham gia vào chu trình nước, được điều khiển bởi Mặt trời. Hãy cùng tìm hiểu về chu trình nước trong phần tiếp theo.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nước và lửa
Mặt trời tác động rất lớn đến nguồn nước của chúng ta. Nó làm nóng các đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.000 kilomet khối hơi nước vào khí quyển mỗi năm.
Bạn hãy nhớ lại xem, khi bạn đi bơi, lúc bạn lên bờ và nằm phơi nắng, chỉ một lúc sau cơ thể bạn sẽ lại khô như lúc trước khi bơi. Khi ấy, quá trình bay hơi đã xảy ra. Ngược lại, nếu bạn từng thấy hơi nước đọng trên thành cốc trà đá, thì bạn đã thấy hiện tượng ngưng tụ rồi đấy. Đây chính là hai quá trình chính, trong chu trình nước. Chu trình nước này là nguyên nhân sinh ra mây và mưa, cũng như nguồn nước ngọt mà bạn đang sử dụng.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Nếu không có Mặt trời khởi phát quá trình bay hơi nước, chu trình nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, mưa hay thời tiết. Nước trên Trái đất sẽ chỉ ở yên trên mặt đất, chính xác hơn, nước sẽ bị đóng băng, do không có Mặt trời để sưởi ấm, và Trái đất sẽ băng giá mãi mãi.
Tia cực tím và gió Mặt trời
Nguồn năng lượng khổng lồ của Mặt trời có hai mặt hại chính: tia cực tím và gió Mặt trời. Tia cực tím có thể gây ung thư, đục thủy tinh thể và những vấn đề về sức khỏe khác. Gió Mặt trời, bản chất là một luồng dịch chuyển mang điện tích, hay dòng ion hoá, sẽ thổi bay khí quyển Trái đất. May mắn thay, Trái đất có hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại cả hai tác nhân này. Tầng ozon bảo vệ con người khỏi tia cực tím, và từ trường bảo vệ chúng ta khỏi gió Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Tầng bình lưu của Trái đất có một lớp mỏng ozone (O3), được sinh ra nhờ Mặt trời. Phân tử ozone cấu tạo bởi 3 nguyên tử oxy – đây là một phân tử không bền vững, tuy nhiên phải mất rất nhiều năng lượng để tạo ra được nó. Khi tia cực tím đến Trái đất và va chạm với các phân tử oxy, phân tử oxy sẽ bị tách ra thành hai oxy nguyên tử. Mỗi oxy nguyên tử này khi gặp một phân tử oxy sẽ tạo thành một phân tử ozone. Đây là một phản ứng thuận nghịch: khi tia cực tím va chạm với phân tử ozone, nó lại bị tách ra thành phân tử oxy và một oxy nguyên tử.
Quá trình này gọi là chu trình oxy – ozone, và nó giúp chuyển năng lượng của tia cực tím thành nhiệt năng, từ đó giúp ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Nếu không có Mặt trời, Trái đất sẽ không có tầng ozone; nhưng nếu không có Mặt trời, thì chúng ta cũng chẳng cần tầng ozone nữa.
Đó là cơ chế giúp bảo vệ con người khỏi tia cực tím. Còn về gió Mặt trời, Trái đất đã tự tạo ra được hàng rào bảo vệ. Nếu không có từ trường, các hạt mang điện từ gió Mặt trời sẽ thổi bay bầu khí quyển của Trái đất. Từ trường được sinh ra từ bên trong lòng của Trái đất – đó là kết quả của sự tương tác giữa các lớp bên trong và bên ngoài của Trái đất.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Trong nhân Trái đất có chứa một lượng lớn sắt. Phần lõi trong cùng ở dạng đặc, tiếp theo là lớp kim loại nóng chảy – hai lớp này ở sâu trong lòng đất. Chúng được ngăn cách với lớp vỏ Trái đất bằng một lớp mantle rất dày. Lớp mantle này ở thể rắn, tuy nhiên lại rất mềm, đây là nguồn gốc của dòng dung nham trong các ngọn núi lửa. Quay lại với hai lớp kim loại trong cùng, chúng cũng quay quanh trục giống như Trái đất, nhưng do mật độ hai lớp khác nhau, nên chúng có vận tốc quay khác nhau, từ đó sinh ra hiệu ứng dynamo, hình thành dòng điện và tạo nên từ trường của Trái đất – giống như một nam châm điện khổng lồ vậy. Khi gió Mặt trời đến Trái đất, chúng sẽ tương tác với từ trường của Trái đất và bị đẩy ra xa, từ đó bảo vệ Trái đất khỏi tác động của gió Mặt trời.
Từ hiệu ứng dynamo, Trái đất trở thành một nam châm lớn có hai cực. Hai cực của Trái đất thay đổi theo chu kì – khoảng 400 lần trong vòng 330 triệu năm. Từ trường sẽ yếu đi khi hai cực thay đổi, tuy nhiên, qua nghiên cứu, người ta dự đoán rằng Mặt trời sẽ “hỗ trợ” Trái đất trong giai đoạn này, bằng cách tương tác với lớp khí quyển để tăng cường thêm từ trường.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Hành tinh và các ngôi sao
Một trong những lý thuyết nổi trội nhất về nguồn gốc hình thành Trái đất, là về một đám mây bụi quay tròn có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Tinh vân này là một sản phẩm sau vụ nổ Big Bang. Các nhà triết học, người theo đạo và các nhà khoa học có vô vàn những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng nổi tiếng nhất và được chấp nhận nhiều nhất, là lý thuyết về vụ nổ Big Bang. Theo lý thuyết này, vũ trụ được sinh ra sau một vụ nổ cực lớn.
Trước khi xảy ra vụ nổ Big Bang, tất cả vật chất và năng lượng tập trung tại một điểm có tên gọi là điểm kì dị - singularity. Đây là một điểm có nhiệt độ cực cao và mật độ lên đến vô hạn – giống như ở điểm trung tâm của các lỗ đen. Điểm kì dị trôi trong chân không, cho đến khi nó bùng nổ - khí, hơi, vật chất, năng lượng tỏa ra theo mọi hướng.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Sau khi các loại khí nguội đi, rất nhiều lực tác động lên các hạt và khiến chúng gắn vào với nhau. Càng nguội, chúng di chuyển càng chậm, và dần dần hình thành các ngôi sao. Quá trình này xảy ra mất khoảng một tỉ năm.
Khoảng 5 tỉ năm trước, một phần của đám khí sau vụ nổ Big Bang, đã sinh ra Mặt trời của chúng ta. Ban đầu, nó rất nóng, đám mây bụi quay xung quanh nó chứa vô vàn các nguyên tố khác nhau. Khi Mặt trời tiếp tục quay, các nguyên tố này tạo thành một đĩa có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Trái đất và các hành tinh khác hình thành trong chiếc đĩa này. Trung tâm đám mây tiếp tục ngưng tụ, tiếp tục bốc cháy và tạo thành Mặt trời.
Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn về việc Trái đất hình thành như thế nào trong đám mây bụi đó. Các nhà khoa học đưa ra hai giả thiết, và cả hai giả thiết này đều liên quan đến việc các phân tử và các hạt kết dính vào nhau. Chúng có chung ý tưởng cơ bản: khoảng 4.6 tỉ năm trước, Trái đất được hình thành từ các hạt quay xung quanh chiếc đĩa khổng lồ hình thành nên Mặt trời: khi Mặt trời đốt cháy, nó thổi các hạt ra không gian xung quanh, và hình thành nên hệ Mặt trời ngày nay. Mặt trăng cũng là một phần của tinh vân Mặt trời.
trái đất, mặt trời, hành tinh, sự sống, ánh sáng, tia cực tím
Thuở ban đầu, Trái đất rất nóng. Dần dần, khi nó nguội đi, lớp vỏ Trái đất hình thành. Thiên thạch rơi xuống Trái đất tạo nên các hố sâu. Nhiệt độ tiếp tục giảm xuống, đồng nghĩa với việc nước sẽ ngưng tụ, và tạo nên hồ, biển và các đại dương.
Trải qua hàng ngàn quá trình như động đất, núi lửa,... bề mặt Trái đất mới có thể giống như hiện tại. Khối lượng khổng lồ của nó giúp tạo nên trọng lực giữ mọi thứ lại trên bề mặt, và giúp chúng ta có nơi để sống. Tất cả các quá trình này, tất cả các vật chất này, sẽ không thể tồn tại nếu không có Mặt trời.
(Theo PLXH)

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nóng nhất không phải ở gần Mặt Trời nhất, sao Diêm Vương chỉ có kích thước bằng một nửa chiều rộng nước Mỹ.

Anh-1976-1426065906.jpg

1. Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất, nhưng hành tinh "nóng nhất" là sao Kim. Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc hơn Trái Đất 100 lần, với thành phần chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì.

2. Sao Diêm Vương chỉ có đường kính khoảng 2.200 km, nhỏ hơn một nửa chiều rộng nước Mỹ và nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh lớn nào khác. Nó hiện không còn được xem là một hành tinh.

3. Vành đai tiểu hành tinh duy nhất mà các nhà khoa học biết đến tồn tại giữa sao Hỏa và sao Mộc. Có hàng chục nghìn tiểu hành tinh bay theo quỹ đạo giữa chúng, nhưng cách xa nhau và rất ít khả năng va chạm. Điều này khác hẳn những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim giả tưởng, khi tàu vũ trụ luôn có nguy cơ bị va chạm với các tiểu hành tinh.

4. Hầu hết mọi thứ trên Trái Đất đều là nguyên tố hiếm. Thành phần cơ bản của Trái Đất chủ yếu là sắt, oxy, silic, magie, lưu huỳnh, niken, canxi, natri và nhôm. Tuy nhiên, khi so sánh với vũ trụ, chúng chỉ là các "nguyên tố vi lượng" bởi sự phong phú hơn nhiều của hydrogen và helium có trong vũ trụ.

5. Phân tích hóa học nhiều thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực và sa mạc Sahara cho thấy chúng có nguồn gốc từ sao Hỏa. Thiên thạch lớn hơn, hoặc vụ va chạm nào đó, có thể thổi bay chúng tới Trái Đất.

6. Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh. Hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn 5 lần so với Trái Đất, có cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli. Hydro trên sao Mộc tồn tại dưới dạng lỏng, tạo thành một "đại dương hành tinh" sâu 40.000 km.

7. Khí quyển bên ngoài của Mặt Trời kéo dài vượt xa bề mặt nhìn thấy của nó và quỹ đạo Trái Đất nằm trong bầu khí quyển mỏng manh này. Bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời (nhật quyển) trải rộng ít nhất 100 AU, gần 16 tỷ km.

8. Nhiều người cho rằng hành tinh mới có vệ tinh tự nhiên hay Mặt Trăng. Sự tồn tại của vệ tinh tự nhiên, hoặc khả năng kiểm soát lực hấp dẫn tới chúng của một hành tinh, đôi khi được sử dụng như một phần định nghĩa hành tinh thật sự. Tuy nhiên, trên thực tế, sao Thủy và sao Kim không có vệ tinh, sao Hỏa chỉ có những vệ tinh rất nhỏ.

Theo VNE

Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật đang chờ con người khám phá. Và nó đã truyền cảm hứng cho không biết bao những nhà thiên văn học nổi tiếng, dành cả đời cho vùng tối sâu thẳm này. Dưới đây là 10 phát hiện vượt xa tầm tưởng tượng và hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.
Hành tinh nhỏ nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Có lẽ, một trong những câu hỏi mà các nhà thiên văn học vẫn băn khoăn bấy lâu nay đó là :”Hành tinh nào là nhỏ nhất bên ngoài hệ Mặt Trời?”. Nhờ vào công nghệ hiện đại, mới đây kính thiên văn Kepler đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này. Việc đặt được kính viễn vọng ngay trong không gian đã giúp các nhà thiên văn có thể quan sát được kĩ càng hơn các hành tinh, dù là nhỏ nhất. Và hiện tại, hành tinh nhỏ nhất theo các nhà khoa học cho biết được đặt tên là Kepler 37 –b.
Hành tinh này thậm chí còn bé hơn sao Thủy và chỉ lớn hơn Mặt trăng của chúng ta 200km đường kính. Nó có nhiệt độ bề mặt lên tới hơn 400 độ C và chỉ mất 13 ngày để quay quanh ngôi sao của mình. Mãi đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể phát hiện ra một hành tinh nhỏ đến vậy ngoài hệ Mặt Trời. Những hành tinh mà chúng ta phát hiện ra thường có kích thước lớn hơn nhiều so với Trái Đất và thường lớn bằng hoặc hơn sao Mộc. Vì vậy, việc phát hiện ra Kepler 37 –b sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong việc tìm hiểu những bí mật mà vũ trụ còn che giấu.
“Bong bóng” khổng lồ giữa dải Ngân Hà
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Năm 2010, Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA đã công bố một hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Ngân Hà Milky Way ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng, ẩn sau “màn sương” tia gamma choán đầy cả Ngân Hà. Hiện tượng bí ẩn này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về một sự chuyển biến lớn vũ trụ hoặc nhiều giả thuyết khác.
Tuy nhiên, theo Douglas Finkbeiner, Phó giáo sư tại Harvard – trung tâm Smithsonian về vật lý thiên văn, nói: có 2 khả năng giải thích cho bong bóng bức xạ này. Thứ nhất là từ tâm Ngân Hà. Vùng trung tâm dày đặc các sao nóng nhất, lớn nhất có thể đã có các vụ nổ siêu tân tinh (supernova) gây ra luồng sóng bức xạ trên. Khả năng thứ hai là sự hoạt động mãnh liệt của lỗ đen siêu khối lượng tại tâm Ngân Hà. Thỉnh thoảng vật chất – là khí và bụi liên sao hoặc ngôi sao bất hạnh nào đó vô tình rơi vào quỹ đạo tử thần với lỗ đen – bồi tụ vào đó 4.3 triệu lần khối lượng Mặt Trời. Trong khi phần lớn vật chất rơi vào lỗ đen thì gần 10% bị tung ra ngoài về 2 phía cực do từ trường xung quanh lỗ đen.
Theia
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Hơn 4 tỷ năm trước đây, hệ Mặt Trời của chúng ta là một nơi cực kì tồi tệ và đặc biệt nguy hiểm, chứa đầy những hành tinh còn non đang vào thời kì phát triển. Vào thời điểm đó, việc va chạm giữa các hành tinh là hết sức bình thường và chúng chưa thể có quỹ đạo ổn định như bây giờ. Theo các nhà khoa học, mặt trăng của Trái Đất được hình thành từ chính những vụ va chạm như vậy.
Thực chất, mặt trăng là sản phẩm sau một vụ va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh to cỡ sao Hỏa có tên là Theia. Người ta cho rằng Theia đã bị kéo vào phía trong hệ Mặt Trời và va chạm với Trái Đất thời nguyên thủy. Tuy chỉ là một vụ va chạm trượt qua nhưng nó cũng khiến Theia bị phá hủy hoàn toàn, lõi của nó đã rơi vào trong lõi Trái Đất nguyên thủy và lớp vỏ của nó và một phần vỏ Trái Đất bị thổi bay ra phía bên ngoài sau đó tập hợp lại với nhau và hình thành lên Mặt Trăng ngày nay. Mặt trăng Charon của sao Diêm Vương cũng được hình thành một cách tương tự như vậy.
Bức tường vĩ đại Sloan – Sloan Great Wall
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Bức tường vĩ đại Sloan hay còn gọi là “Vạn lý trường thành” Sloan là một bức tường thiên hà khổng lồ (sợi thiên hà ) và là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từng được biết điến, phát hiện được công bố ngày 20/10/2003. Nó bao gồm một chuỗi các dải ngân hà khác nhau trải dài đến hơn 1.4 tỉ năm ánh sáng, xấp xỉ 1/60 vũ trụ dự kiến, và nằm cách Trái Đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.
Hố đen nhỏ nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Tương tự như những cơn bão ở dưới Trái Đất, những hố đen mang một sức mạnh vô cùng đáng sợ và mang dáng dấp của một tử thần trong vũ trụ. Các nhà khoa học đã từng phát hiện ra những hố đen cực kì lớn, gấp hàng tỉ lần khối lượng của Mặt Trời, với những cơn gió có tốc độ lên tới 32 triệu km/h. Tuy nhiên, mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hố đen vũ trụ siêu bé, có tên gọi là IGR, với đường kính chỉ gấp khoảng 3 lần Mặt trời của chúng ta. Kỉ lục trước đó thuộc về một hố đen có kích thước gấp chỉ 14 lần Mặt trời. Theo các nhà khoa học, hố đen siêu nhỏ có khả năng là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang)- được coi là khai sinh ra vũ trụ.
Thiên hà nhỏ nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Thiên hà nhỏ nhất mà con người từng phát hiện chỉ có gần 1.000 ngôi sao và phát ra ánh sáng rất mờ nhạt. Thiên hà lùn này có tên gọi là Segue 2 và để so sánh thì dải thiên hà của chúng ta chứa khoảng hàng trăm tỉ ngôi sao và độ sang thì gấp đến 20 tỉ lần.
Trước đây giới thiên văn từng đặt giả thuyết về sự tồn tại của những thiên hà siêu nhỏ như Segue 2. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tìm thấy một thiên hà như thế. Sự tồn tại của Segue 2 giúp con người hiểu rõ hơn sự hình thành của các thiên hà trong vũ trụ. Nó cũng bổ sung thêm bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Segue 2 chỉ có thể tồn tại nhờ lực hút của vật chất tối, bởi số lượng sao của nó quá thấp.
Hố thiên thạch lớn nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về sao Hỏa, đã có rất nhiều những cuộc tranh luận về hình dáng kì lạ của bán cầu Bắc ở hành tinh này, khi mà nó thấp hơn so với bán cầu nam tận 3 dặm. Một giả thiết mới được đặt ra là do những va chạm lớn của hành tinh này với một thiên thể khác cách đây 4 tỉ năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hố thiên thạch lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nằm ngay trên lưu vực Borealis ở sao Hỏa. Nó chiếm một phần rất lớn của hành tinh (khoảng 40%) và diện tích lên tới 8.500 km vuông. Hố thiên thạch lớn thứ hai cũng nằm trên sao Hỏa nhưng có kích thước nhỏ hơn 4 lần. Để tạo ra một hố lớn như vậy, các nhà khoa học ước tính thiên thể va chạm với sao Hỏa có thể còn lớn hơn cả sao Diêm Vương.
Hành tinh gần Mặt Trời nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Sao Thủy từ lâu đã được coi là hành tinh có vị trí gần với Mặt Trời nhất, tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhều tiểu hành tinh còn gần Mặt trời hơn. Điểm cận nhật là điểm mà gần ngôi sao mẹ nhất trong quỹ đạo và tiểu hành tinh 2000 BD19 được coi là có quỹ đạo nhỏ nhất và có điểm cận nhật là 0.092 AU – gần nhất với Mặt trời.
Chuẩn tinh lâu đời nhất
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Về cơ bản, chuẩn tinh là những ngôi sao rất xa và chuẩn tinh gần nhất cũng đã cách chúng ta khoảng từ 1 đến 10 tỉ năm ánh sáng. Chúng có thể nhỏ hơn các thiên hà, tuy nhiên, phát ra một lượng năng lượng lớn hơn nhiều. Việc nghiên cứu những chuẩn tinh cũng cung cấp cho chúng ta khá nhiều những kiến thức về vũ trụ bao la.
Chuẩn tinh ULAS J1120+0641 là một bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn, không phải do độ lớn, mà do tuổi tác của nó. Nó là chuẩn tinh lâu đời nhất được tìm thấy. Nó xuất hiện dưới 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. ULAS J1120+0641 được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nó cũng là chuẩn tinh xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai.
“Hồ nước” trên mặt trăng Titan
10 sự thật bạn có thể chưa biết về vũ trụ
 

Titan là vệ tinh, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ và có những đặc điểm khá giống với một hành tinh. Năm 2004, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những hồ nước cực lớn ở trên hành tinh này từ hình ảnh của tàu do thám gửi về và liệu có thể có sự sống ở đây ? Thực sự thì không thể bởi nước trong hồ này không phải là thứ nước chúng ta vẫn thấy trên Trái Đất mà đó là hỗn hợp lỏng của metan và etan. Các hồ này rộng hàng trăm dặm và lớn nhất là hồ Kraken Mare với kích thước bằng khoảng biển tổng diện tích của biển Caspi và hồ Superior cộng lại. Tuy không phải những gì chúng ta mong đợi nhưng những hình ảnh này mang lại một góc nhìn khá thú vị về những hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời.
Theo GenK

Thích chó hơn mèo, sử dụng dê để gặm cỏ là những điều độc đáo mà chắc chắn bạn chưa biết về Google.

Google là một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Tuần qua, hãng đã “lột xác” với việc ra mắt công ty mẹ Alphabet. Giờ đây, Google không chỉ là một công cụ tìm kiếm, mà còn là một phần của Alphabet.

Được thành lập bởi Sergey Brin và Larry Page, lịch sử của hãng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Sau đây là 7 điều đặc biệt về họ:

1. Trụ sở của Google thích chó hơn mèo

Google đã khẳng định tình cảm với những chú chó bằng việc đưa vào quy tắc ứng xử của công ty một điều khoản: “Tình cảm với những chú chó của Google là một điều không thể tách khỏi văn hóa doanh nghiệp. Công ty cũng thích mèo, nhưng những chú mèo sẽ không được chào đón ở đây”.

2. Google Doodle xuất hiện lần đầu tiên từ một bức thư gửi đi khi Page và Brin ở Burning Man

Hình ảnh một Goole Doble. Ảnh
Hình ảnh một Google Doodle. Ảnh: Huffingtonpost.

30/8/1998, Brin và Page đã đặt các con số gắn liền với lễ hội Burning Man trên logo của Google để cho biết là họ muốn được tham dự. Từ đó, hãng công nghệ Mỹ đã dùng nó để kỉ niệm, ăn mừng các ngày lễ và sự kiện lớn. Theo ghi nhận đến nay, Google Doodle đã xuất hiện hơn 2.000 lần.

3. Trang tìm kiếm Google đã bị sập một lần trong vài phút

Google đã bị sập hơn 2 phút vào tháng 8/2013. Đây là lần đầu tiên, trang web không thể truy cập được trong gần 20 năm qua. Điều này đã làm cho lượng người truy cập vào các trang mạng trên Internet giảm 40%.

4. Google được thành lập trong gara của CEO YouTube Susan Wojcicki

Căn nhà nơi Google được thành lập. Ảnh: Huffingtonpost.
Căn nhà nơi Google được thành lập. Ảnh: Huffingtonpost.

Sergey Brin và Larry Page đã thành lập Google trong gara của Susan Wojcicki vào năm 1998. Sau này, bà lần lượt trở thành quản lí tại Google và CEO của YouTube vào năm 2014.

5. Một con trăn từng xổng trong văn phòng Google ở New York

Chủ nhật, đúng ngày 1/4, Google nhận được e-mail như lời nói đùa rằng có một con trăn đã thoát ra khỏi lồng tại trụ sở công ty. Tất nhiên, lúc đó một số người đều cười ngắc ngư, coi đó là trò đùa. Nhưng một số tỏ ra thận trọng và các phòng vệ sinh đều vắng vẻ hơn thường lệ. May mắn là đến buổi tối thứ 2, đội bảo vệ đã tìm thấy chú trăn dài một mét đang nằm sau chiếc tủ lớn và trao trả lại cho chủ nhân.

6. Từ năm 2009, Google thay việc sử dụng máy cắt cỏ thông thường để chuyển sang dùng dê

Vào năm 2009, Google đã thông báo rằng họ bắt đầu sử dụng dê để gặm cỏ thay vì dùng máy cắt như trước. Cách làm này của công ty sở hữu YouTube rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc này cũng mang đến hình ảnh dễ thương hơn cho Google.

7. Steve Jobs từng gọi đến Google để phàn nàn về chữ "o" thứ hai trong tên gọi của hãng

Steve Jobs, CEO của Apple. Ảnh: Huffingtonpost.
Steve Jobs, CEO của Apple. Ảnh: Huffingtonpost.

Steve Jobs đã gọi Vic Gundotra của Google vào năm 2008 để nói màu vàng của chữ 'O' thứ hai trong logo Google không chuẩn cho lắm. Sau đó, ông đề nghị người quản lí của hãng cho sửa lại.

Theo Zing

Rất nhiều lời nguyền bí ẩn đã cướp đi tính mạng của nạn nhân khiến người nghe rùng mình vì sự đeo bám của nó.

Rất nhiều lời nguyền bí ẩn đã cướp đi tính mạng của nạn nhân khiến người nghe rùng mình vì sự đeo bám của nó
1.Lời nguyền của Tutankhamen
Những món vàng bạc châu báu dường như ngay từ khi được đưa vào lăng mộ cùng với Pha-ra-ong đã bị một làn khí huyền bí bao trùm lấy.
Việc phát hiện ra lăng mộ Pha-ra-ong Tutankhamun là bước tiến lớn của ngành khảo cổ học. Đây là lăng mộ Pha-ra-ong được bảo tồn nguyên vẹn nhất được tìm thấy trong Thung lũng các vị vua.
Những lời nguyền hắc ám trên thế giới
Lăng mộ Tutankhamun luôn là những điều kỳ bí
Những lời nguyền trong truyền thuyết dường như ứng nghiệm nhiều hơn từ sau khi lăng mộ Tutankhamun được khai quật.
Howard Carter là nhà khảo cổ có công lao lớn nhất trong việc tìm ra lăng mộ Pha-ra-ong Tutankhamun. Ngày lăng mộ được khai quật, con chim hoàng yến được Carter yêu mến nhất không biết vì sao lại bị con mãng xà cắn chết.
Người hợp tác với ông, Carnavon cũng bất ngờ mất cùng năm.
Nguyên nhân chính xác của cái chết không rõ, có giả thuyết cho rằng ông bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Người ta nói rằng khi ông qua đời, Cairo bị mất điện trong chốc lát và tất cả những ngọn lửa đang cháy ở đây đều vụt tắt.
Trong vòng mười mấy năm sau khi khai quật lăng mộ, 20 người có liên quan đến sự việc lần đó đều lần lượt mắc bệnh lạ hoặc bị thần kinh mà qua đời.
2.Lời nguyền Tippecanoe
Đây là lời nguyền lý giải cho cái chết của rất nhiều tổng thống Mỹ trong vòng 120 năm từ năm 1840 - 1960. Danh xưng Tippecanoe là tên một trận chiến giữa quân đội Mỹ do tướng William Henry Harrison dẫn đầu với những người dân bản địa mà thủ lĩnh là Tecumseh. Kết quả trong trận chiến ấy, quân của Tecumseh đã thất bại.
Người ta cho rằng, để trả thù, người anh em của Tecumseh, Tenskwatawa đã đưa ra lời nguyền cho Harrison và các tổng thống Mỹ sau này: cứ 20 năm một lần, tổng thống Mỹ nào nhậm chức thì sẽ chết trong nhiệm kỳ của mình.
Và người đầu tiên linh ứng với lời nguyền trên chính là William Henry Harrison. Năm 1840, ông nhậm chức tổng thống, sau đó ngay lập tức bị cảm lạnh và qua đời năm 1841. 
Những lời nguyền hắc ám trên thế giới
Harrison - tổng thống đầu tiên của Mỹ gánh chịu lời nguyền
20 năm sau, Abraham Lincoln đắc cử và ông bị ám sát ở giữa nhiệm kỳ thứ hai của mình vào năm 1865. Điều tương tự đã xảy đến với James Garfield năm 1881, William McKinley năm 1901 đều bị ám sát. Bên cạnh đó, cố tổng thống Warren Harding đã mất năm 1923 vì đau tim hay Franklin Roosevelt năm 1945 vì xuất huyết não và đột quỵ.
Lời nguyền Tippecanoe chỉ hết linh ứng vào đời tổng thống Ronald Reagan năm 1980. Ông này cũng bị ám sát năm 1981 nhưng may mắn sống sót.
3. Lời nguyền "Turn Off The Dark"
Ca khúc 'Turn Off The Dark' (Xóa tan bóng đêm) nằm trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Broadway có tên 'Spiderman: Turn Off The Dark' (Người nhện: Xóa tan bóng đêm).
Mặc dù được lên ý tưởng bởi những tài năng như giám đốc âm nhạc của bộ phim 'The Lion King', nhạc sĩ của ban nhạc U2... nhưng vở nhạc kịch liên tục bị trì hoãn.
Nguyên nhân là bởi các vụ tai nạn bất ngờ liên tục xảy ra với các diễn viêncủa vở nhạc kịch trong quá trình tập luyện bản nhạc tử thần này.
Có tới 4 người bị thương trong lúc diễn tập. Giám đốc chương trình bị bỏng, nam diễn viên thủ vai Người nhện Christopher Tierney còn bị rơi từ độ cao 9m xuống đất.
Những lời nguyền hắc ám trên thế giới
Nam diễn viên chính bị ngã từ độ cao 9m trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.
Sau hàng loạt tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần, chi phí sản xuất vở nhạc kịch đã lên tới 65 triệu USD (khoảng 1.365 tỷ đồng), đạt kỷ lục vở nhạc kịch có chi phí cao nhất từ trước tới nay.Một vũ công khác bị gãy xương cổ tay và nam diễn viên phụ bị gãy xương mắt cá chân.
Theo Khỏe và Đẹp

Hội chứng ngón tay cò súng, mỏi cổ, cận thị, mất ngủ, nhiễm khuẩn, vô sinh... là những vấn đề thường gặp khi sử dụng điện thoại thường xuyên.


nhung-can-benh-do-luotsmartphone
Thường xuyên dùng ngón cái lướt smartphone dễ dẫn đến viêm gân. Ảnh: Thi Trân.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cho biết lượng người bị bệnh "ngón tay cò súng" đang ngày càng tăng. Bệnh còn có tên gọi khác là ngón tay lò xo, ngón tay bật, viêm bao gân gấp hay viêm gân gấp ngón tay. Đây là vấn đề về xương khớp thường xảy ra ở các ngón tay, đặc biệt với những người hay lướt smartphone, ngón cái thường bị nặng hơn do được sử dụng nhiều hơn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào có cảm giác đau, cử động thấy vướng. Đặc biệt ngón cái rất khó gập lại. Khi cố gắng gập hoặc duỗi ra, thường nghe một tiếng “bậc”. Những cơn đau có xu hướng nặng vào buổi sáng và nhẹ dần lên trong ngày.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh "ngón tay cò súng" là thói quen sử dụng tay quá mức. Đối tượng dễ bị gồm những người thường xuyên lướt điện thoại thông minh, nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hồ, nhân viên đánh máy, người bấm điện thoại liên tục. Một số bệnh lý khác cũng là yếu tố nguy cơ như viêm đa khớp dạng thấp, gout, u bao hoạt dịch.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này. Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng gân và bao gân bị viêm. Nặng hơn có thể tiêm kháng viêm tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng tê nhức, tiêm tối đa từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tuần. Nếu bệnh không bớt, có thể phẫu thuật. Điều kiện quan trọng nhất là bệnh nhân phải điều chỉnh thói quen dùng thiết bị cũng như chế độ làm việc mới khỏi. Nếu không bệnh sẽ tái phát hoặc lan sang các ngón khác.

Theo ghi nhận thực tế của bác sĩ Nhân, nhiều người tìm đến bệnh viện khi có triệu chứng tê nhức dữ dội, được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng họ không bỏ được hành vi nguy cơ. Dù bị những cơn đau hành hạ, được bác sĩ kê đơn thuốc về uống nhưng bệnh nhân không thể ngừng lướt điện thoại thông minh làm cho tình trạng tê nhức ngày càng nặng hơn.

Thạc sĩ bác sĩ Lê Văn Tư, Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết bệnh nhân đến khám do bị đau khớp ngón cái ngày càng trẻ và hầu hết có thói quen dùng điện thoại hoặc các thiệt bị di động khác. Bác sĩ giải thích khi dùng ngón tay lướt điện thoại lâu và thường xuyên, khớp sẽ bị ma sát nhiều lần dẫn đến thoái hóa sớm và viêm khớp. Bác sĩ khuyên khi có dấu hiệu mỏi, nhức, cần giảm vận động ngón cái và đến bác sĩ để khám kiểm tra. Có thể dùng thuốc hoặc tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) để phục hồi khớp bị tổn thương. 

Ngoài ra, bác sĩ Tư cảnh báo tình trạng sử dụng thiết bị thông minh quá mức còn gây ra một số "căn bệnh thời đại" làm giảm chất lượng cuộc sống như:

Mỏi cổ

Khi thường xuyên cúi xuống bấm điện thoại, cột sống cổ của chúng ta giữ lâu ở một tư thế sẽ dẫn đến căng cơ, giảm tuần hoàn máu, thiếu máu, gây ra đau mỏi cổ. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Kết hợp với việc dùng tay cầm điện thoại lâu sẽ gây hội chứng vai - gáy.

Tật mắt

Dùng thiết bị thông minh thường xuyên ở khỏang cách gần có nguy cơ gây mỏi mắt, chảy nước mắt sống và các tật khúc xạ như cận thị... 

Mất ngủ

Việc đặt điện thoại trên giường khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe trí não. Nghiên cứu cho thấy nhiều sinh viên sử dụng thiết bị thông minh để lướt web, đọc báo, xem video hoặc chat trước khi đi ngủ. Ánh sáng phát ra từ thiết bị vừa có hại cho mắt vừa đánh lừa não, khiến cho não tưởng rằng trời vẫn còn sáng nên thay đổi đồng hồ sinh học. Đó là lý do ngày càng nhiều người có thói quen thức đêm ngủ ngày.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Dù còn nhiều tranh cãi, song một số chuyên gia trên thế giới cảnh báo thói quen để điện thoại trong túi quần thường xuyên sẽ ảnh hương đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt ở nam giới.

Nhiễm khuẩn 

Vi khuẩn từ màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng không được làm sạch thường xuyên sẽ là vật trung gian lây truyền các bệnh hô hấp, tiêu hóa cho người dùng.

Bệnh lý về tinh thần

Quá phụ thuộc vào thiết bị thông minh dễ dẫn đến "nghiện". Về lâu dài có thể sinh ra các bệnh lý về tinh thần, trầm cảm, sống ảo, xa rời thực tế, thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, xu hướng thiếu thực tế khi nhìn nhận về bản thân và mọi người. Thậm chí nhiều người cho biết cảm thấy mất phương hướng, bồn chồn, lo lắng, cáu gắt khi không có thiết bị thông minh bên cạnh.

Ngoài ra hầu hết những người sử dụng điện thoại cơ bản hay thông minh thường bị ám ảnh bởi "hội chứng rung và âm thanh ảo". Từ cuộc gọi, tin nhắn, báo thức đến thông báo của các ứng dụng đều phát ra tín hiệu rung hoặc tiếng nhạc. Nếu người dùng không kiểm tra ngay sẽ cảm thấy bất an, lo lắng, bồn chồn, không thể tập trung vào việc khác được. Về lâu dài theo quán tính, họ thường xuyên "thấy có cái gì đó đang rung trong túi hoặc tiếng nhạc báo hiệu cuộc gọi, tin nhắn", nhưng khi lấy ra xem lại chẳng có gì, thậm chí điện thoại đang đặt ở nơi khác.

Theo VNE

Tất cả các loài cá cảnh hiện nay đều không hề tồn tại trong tự nhiên mà hoàn toàn là lai tạo. Trước khi trở thành thú chơi tao nhã, chúng vốn được coi là thức ăn chính cho con người.


Thuở ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật cảnh, mà là để ăn. Cá cảnh hiện đại là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á.
Tổ tiên cá chép thiên nhiên của cá cảnh có màu xám bạc loại cá được ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Cá cảnh phổ biến nhất cho đến nay vẫn là loài cá vàng. Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á.
Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước.
Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.
Trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.
Nhưng hồi thế kỷ thứ chín, người Trung Quốc, mà chủ yếu là các nhà sư Phật giáo, bắt đầu nuôi chúng trong các ao hồ, nơi chúng không bị những loài động vật khác bắt ăn thịt.
Theo truyền thống nhà Phật, người ta thường làm lễ phóng sinh để cầu may, nhất là với những loài động vật hiếm.
Cho nên việc không ăn những con cá chi có màu khác thường ngày càng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Thay vào đó, người ta thả chúng vào ao hồ.
Không giống như các loài động vật được nuôi trong nhà, cá cảnh luôn lẩn tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.
Khi đã có đủ một lượng cá nhất định, người nuôi bắt đầu lai tạo để cho ra những chú cá có màu sắc mong muốn.
Việc lai tạo được khởi đầu hồi năm 1163, tại hồ cá cảnh của Đặc Thủ Cung ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc
Việc nuôi cá nhân tạo khiến chúng ta ngày nay có tới chừng 250 biến thể khác nhau, được mô tả là “kỳ quặc” và “quái dị”.
Những biến đổi kiểu này không mang lợi ích gì cho bản thân chúng mà còn gây khó khăn nếu chúng phải tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Nhiều loại cá cảnh khác nhau được lai tạo chỉ nhằm thỏa mãn mục đích của con người.
Những chiếc vây hay đuôi to dài sặc sỡ có thể làm đẹp mắt chúng ta nhưng đối với chúng thì thật là thảm họa khi cơ thể nhỏ bé không thể điều khiển được những bộ phận to như vậy.
Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng thực ra là loài gây hại.
Một nghiên cứu từ Anh cho thấy ít nhất có năm giống cá cảnh khác nhau thích nghi rất tốt trong các ao hồ là cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá màu loang (lẫn trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.
Trong khi chúng vốn chỉ có nguồn gốc ở vùng sông hồ miền đông và trung Á, thì ngày nay chúng ta có thể thấy trên khắp châu Âu, Nam Phi, Madagascar, America cùng các đảo thuộc Oceania và Caribbe.
Điều này xảy ra do nhiều người không còn muốn nuôi nên thả ra môi trường tự nhiên hoặc thoát khỏi môi trường nuôi dưỡng hoặc các cơ sở phân phối.
Những loài cá này có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước do thói phàm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy chúng quẫy quá nhiều khiến cho bùn đục ngầu, làm các loại sinh vật khác không tìm kiếm được thức ăn.
Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài.
Bình thường chúng không ăn trứng, nhưng cá cảnh rất nhanh chóng nhận biết, học hỏi.
Nếu phát hiện thấy có loài cá khác ăn trứng, chúng sẽ bắt đầu học theo, và một khi có một con cá cảnh phát hiện ra chuyện này thì cả cộng đồng cá cảnh ở đó sẽ nhanh chóng bắt chước.
Cá cảnh được cho là loài cá rất dễ nuôi và huấn luyện, chúng cũng có sự nhạy cảm đặc biệt với thị giác.
Chúng có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người, điều mà thậm chí không phải loài linh trưởng nào cũng có được. Cho nên chúng trở thành loài động vật lý tưởng để con người nghiên cứu.
Theo Ngày Nay

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.