Latest Post

Ngoài Việt Nam vẫn ăn tết cổ truyền theo lịch âm, còn có một số nước khác cũng có tục lệ này như một nét đẹp văn hóa.

Nguyên đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng - Âm lịch.
Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tínhtừ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Mô tả ảnh.
 
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…
Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Mô tả ảnh.
 
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
Thái Lan
Songkran là cách mà người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình. Ngày mừng năm mới của họ là từ 13/4 đến 15/4. 
Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Những người lớn tuổi yêu cầu thế hệ trẻ hơn bỏ qua những hành vi và lời nói khó chịu của họ trước đó. Sau đó, họ sẽ buộc những đoạn dây nhỏ vào cổ tay chúng như một phần của nghi lễ cầu nguyện.
Lễ hội năm mới được tổ chức cùng với các cuộc thi sắc đẹp cũng như các cuộc diễu hành. Đặc biệt, người dân Thái Lan còn tham gia vào lễ hội té nước lên nhau bằng xô, chậu, súng bắn nước, bóng bay... Họ quan niệm rằng người bị té nhiều nước nhất là những người may mắn nhất của năm mới.
Hàn Quốc
Mô tả ảnh.
 
Tết Nguyên đán theo tiếng Hàn gọi là Seollah hay Won Dan (theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán). Người  Hàn Quốc quan niệm, sau một năm tất bật lo toan cuộc sống, Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc.
Vào dịp này, những ai ở xa gia đình đều thu xếp công việc để trở về quê nhà thăm gia đình, họ hàng.
Các gia đình dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa trước ngày 30 Tết. Buổi tối trước giao thừa, tất cả đều tắm gội bằng nước nóng để tẩy trần, tương tự như tục tắm nước lá mùi vào đêm trừ tịch ở Việt Nam.
Trong đêm giao thừa, người ta sẽ đốt các thanh tre trong nhà vì vì tục truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.
Người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết, nếu ngủ thì đến khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn.
Ngày mùng Một Tết, mọi người đều mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên vào buổi sáng. Nghi lễ này gọi là Chesa, do trưởng nam trong nhà đứng ra thực hiện. Đồ cúng, rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà, trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết lên giấy sớ để đốt đi sau khi cúng. Sau khi chủ gia đình thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà sẽ cùng bái lạy làm lễ.
Người Hàn Quốc cũng thường uống trà vào dịp Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà saenggang ướp gừng, trà kyepicha ướp quế, trà insam trộn với sâm, đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.
Sau bữa cơm gia đình, mọi người sẽ đi chúc Tết, đi thăm mộ tổ tiên và du xuân, viếng chùa. Trẻ em sẽ được chơi các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori - một trò chơi dân gian.
Triều Tiên
Mô tả ảnh.
 
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.
Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
 Bhutan
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.
Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.
Theo Phunutoday

Ông Công ông Táo là những vị thần cai quản việc bếp núc, vì vậy, vào ngày cúng ông Công ông Táo, việc bày biện phòng bếp như thế nào để không phạm phong thủy là điều rất quan trọng.
1. Không đặt bếp ở vị trí giữa phòng, xung quanh trống  trải, người nhà sẽ dễ gặp phải những rủi ro, tai ương.
Cấm kỵ phong thủy phòng bếp cho ngày ông Công ông Táo
Cấm kỵ phong thủy phòng bếp cho ngày ông Công ông Táo
2. Không đặt bếp đối diện với cửa, điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên không được tốt, xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nóng tĩnh, dễ xảy ra tranh cãi và hao tài tốn của.
3. Tránh việc để khoảng không phía sau bếp, bếp cần đặt dựa vào tường, điều này sẽ mang lại một sức khỏe ổn định cho gia đình.
4. Nền trong gian bếp không được cao hơn các phòng khác trong nhà. Thứ nhất đề phòng nước thải chảy ngược ra các phòng khác. Thứ hai, phòng bếp không được ưu tiên xếp trước phòng khách và các phòng khác.
5. Bếp và nhà vệ sinh không nên đặt gần nhau. Trong phong thủy bếp được coi là kho dự trữ nhỏ trong nhà vì thế luôn cần phải nạp cát khí. Nhà vệ sinh là nơi nhiều uế khí. Bếp đại diện cho Hỏa, nhà vệ sinh là Thủy. Thủy khắc Hỏa sẽ không tốt, vợ chồng dễ mất hòa khí.
6. Bệ bếp không được đặt chung chiêng ở giữa. Bếp chủ về sức khỏe, hôn nhân, công danh của cả gia đình. Vì thế cần phải được kê sát tường vững chãi, chắc chắn. Bệ bếp cũng không được đặt dưới xà, dầm bởi bếp sẽ phải chịu sức ép, không tốt cho gia chủ.
Theo VTC

Y học cổ truyền có 1 cách chữa ho do nhiễm lạnh rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, hơn nữa lại không phải dùng thuốc để điều trị, đó là cách làm ấm huyệt Dũng tuyền.

Trong cái giá lạnh khắc nghiệt của miền Bắc, điều làm cha mẹ lo lắng nhất là trẻ có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến các triệu chứng ho, cảm, sốt...
Đặc biệt, đối với những người có cơ địa kích ứng thường bị ho khan kéo dài khi trời lạnh dẫn đến những khó chịu trong cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Y học cổ truyền có 1 cách chữa ho do nhiễm lạnh rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, hơn nữa lại không phải dùng thuốc để điều trị, đó là cách làm ấm huyệt Dũng tuyền.
1. Tác dụng của huyệt Dũng tuyền trong trị ho do nhiễm lạnh
Huyệt Dũng tuyền là một huyệt nằm ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ 2 đến bờ sau của gót chân.
 Huyệt Dũng tuyền.
Huyệt Dũng tuyền.
Đông y coi huyệt Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.
Đây là 1 huyệt khá quan trọng, có liên quan đến toàn thân. Khi tác động làm nóng huyệt này sẽ có tác dụng tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng từ phía trên xuống dưới bàn chân.
Trong Đông y, việc ho do nhiễm lạnh được tạo ra bởi chứng khí nghịch. Khi làm ấm huyệt Dũng tuyền chính là cách đối trị chứng khí nghịch, vì thế mà triệt tiêu được nguyên nhân của những cơn ho dai dẳng.
2. Cách làm ấm huyệt Dũng tuyền trị ho do lạnh
- Chuẩn bị 1 lọ dầu nóng như dầu cù là, dầu khuynh diệp, dầu tràm...
- Trước khi đi ngủ ngâm chân với nước ấm, sau đó lau khô.
- Bôi dầu nóng vào huyệt Dũng tuyền.
- Dùng ngón tay day huyệt Dũng tuyền, mỗi bên 15 phút, luân phiên mỗi bên như vậy 3 lần.
- Đi tất vào và đi ngủ.
3. Hiệu quả bất ngờ
Lương y Lộc Thị Quốc trong cuốn Tạp chí Cây thuốc quý số 254 trang 29 gọi cách chữa ho này là một "phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu".
Theo lương y Lộc Thị Quốc: "Nhiều trường hợp có thể thấy ngay hiệu quả sau đêm đầu tiên. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em, kể cả trẻ em mới vài tháng tuổi".
Cũng theo lương y Quốc, cách day bấm huyệt Dũng tuyền 15 phút mỗi bên bàn chân, thực hiện luân phiên 3 lần mỗi chân có thể làm khỏi ngay đến 80%, tuy nhiên không nên day quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu quả ngược.
Nếu vẫn còn ho thì buổi trưa làm 1 lần, buổi tối làm 1 lần nữa trước khi đi ngủ. Cứ kiên trì như vậy thì không cần dùng thuốc ho hay kháng sinh gì cả.
4. Lưu ý khi áp dụng
Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, phụ trách phòng khám Đông y, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cách trị ho bằng huyệt dũng tuyền chỉ hiệu quả đối với các chứng ho do nhiễm lạnh.
Khi áp dụng với trẻ em, cần phải khám để loại trừ khả năng viêm nhiễm trước khi áp dụng bởi nếu trẻ bị ho do viêm nhiễm sẽ có những biến chứng rất nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, nếu trẻ ho do viêm nhiễm, áp dụng cách kích hoạt huyệt Dũng tuyền sẽ không có tác dụng.
Theo Soha

Bạn có biết rằng thứ phiền toái luôn đọng trên mắt bạn mỗi khi ngủ dậy thực tế lại mang đến những ích lợi vô cùng to lớn, và nếu thiếu nó đôi mắt của bạn sẽ không thể hoạt động bình thường.

Gỉ mắt bắt nguồn từ lớp màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt của động vật có vú và con người đều được phủ bởi màng nước mắt ba lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt.
Gần mắt nhất là lớp glycocalyx – một lớp chủ yếu là màng nhầy.
Nó phủ giác mạc và hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai là khu vực chứa nước mắt, giữ cho mắt của chúng ta được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm trùng.
Cuối cùng, lớp ngoài cùng được tạo thành một chất nhờn được gọi là meibum vốn được tạo nên từ những chất béo như acid béo và cholesterol.
Meibum ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì nó là là một chất lỏng nhờn trong suốt. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ giảm xuống thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp chính là gỉ trong mắt chúng ta.
Phần lớn gỉ mắt được hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, cơ thể chúng ta giảm nhiệt độ mỗi khi đêm về khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức tan chảy của chúng.
 Gỉ mắt giữ ẩm cho đôi mắt của bạn
Gỉ mắt giữ ẩm cho đôi mắt của bạn
Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton và các đồng sự thì ‘giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ’.
Nói cách khác, vào ban đêm thì mắt chúng ta được phủ nhiều meibum hơn bình thường cho nên khi meibum đó lạnh đi thì chúng sẽ tạo thành gỉ.
Meibum là thứ giúp ngăn cho nước mắt tuôn ra khỏi mắt và lăn dài trên má chúng ta. Chúng ta sẽ khó mà làm những công việc hàng ngày nếu nước mắt lúc nào cũng chảy.
Bằng cách giữ nước mắt lại ở trong mắt, meibum còn giúp giữ ẩm cho đôi mắt.
Theo một nghiên cứu ở loài thỏ thì khi không còn meibum, mắt thỏ sẽ mất nước do bay hơi nhanh hơn tốc độ bình thường đến 17 lần.
Meibum không chỉ là yếu tố duy nhất giúp cho mắt chúng ta khỏi bị khô. Việc chớp mắt cũng quan trọng. Đó là vì hành động chớp mắt gây tác động lên tuyến dẫn meibum làm cho chất này được tiết ra thêm.
Có thể thấy nếu không nhờ sự hoạt động từ khu vực hình thành gỉ mắt thì đôi mắt của chúng ta sẽ khó mà hoạt động được một cách bình thường.
Theo Ngaynay.vn

Từ 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời, tới đêm 30 mới trở về tiếp tục việc coi sóc được việc bếp núc trong gia đình. Trong 7 ngày còn lại cuối năm, gia chủ nên làm gì?


Mâm cơm tiễn Táo quân lên chầu Trời. Ảnh: TL
Mâm cơm tiễn Táo quân lên chầu Trời. Ảnh: TL
Đêm 30 mở cửa, bật đèn cho ngập tràn dương khí
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, trong mỗi nhà đều có 3 vị thần Táo quân, gồm 2 Táo ông và một Táo bà trông nom, giữ lửa cuộc sống của họ. Táo quân biết hết mọi sinh hoạt trong nhà và ngày 23 tháng Chạp âm lịch, 3 vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong các gia đình ở hạ giới một năm qua. Các Táo lên thiên đình vào 23 tháng Chạp hàng năm, tới đêm Giao thừa các Táo mới trở về hạ giới tiếp tục nhiệm vụ trông coi bếp lửa của các gia đình.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học, trước kia trong 7 ngày người dân dựng cây nêu ngày Tết, trang hoàng nhà cửa. Nhưng ngày nay đô thị chật hẹp không còn chỗ dựng cây nêu, nhiều vùng nông thôn cũng bỏ lệ dựng cây nêu đón Tết. Vì vậy, lễ Táo quân xong, để vẫn có sự hiện diện của Táo quân trong nhà, bạn có thể dán tờ giấy đỏ có viết tên các Táo, hoặc vẽ hình Táo quân rồi dán trên nóc bếp, có ý nghĩa là đón chào Táo quân từ thiên đình trở về. Cuối năm sau khi Táo quân về chầu trời thì hóa mảnh giấy cũ xuống và dán mảnh giấy đỏ mới lên để lại đón Táo quân trở về.
Tiếp đó là dọn dẹp nhà cửa, tẩy rửa hết năng lượng cũ bằng cách lau chùi, dọn dẹp đồ đạc, thải bỏ đồ vật không cần thiết và nạp năng lượng mới cho những vật dụng phong thủy trong nhà, nhất là 3 vị Phúc, Lộc, Thọ (nếu đã rước về). Nạp năng lượng cho các đồ phong thủy bằng cách 11 giờ trưa ngày tất niên nên đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ. Việc này có ý nghĩa mang lại năng lượng cho các vị thần khi năm mới tới.
Bữa ăn đoàn tụ (tất niên) lúc mời gia tiên về dự tiệc đoàn tụ nên có đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Dự tiệc tất niên nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ phải đeo trang sức… tươi cười rạng ngời để sự may mắn sẽ tiếp diễn. May mắn tới càng nhiều vào thời điểm Giao thời giữa năm cũ và năm mới nên tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ.
Đêm 30 Tết cửa chính và tất cả các cửa nhà, phải được mở trước Giao thừa, đèn nến bật hết để cả nhà tràn ngập ánh sáng, dương khí tràn ngập căn nhà đón may mắn.
Cúng cá chép thật hay cá giấy?
Theo chị Lê Thị Hiền, chuyên bán hàng mã ở chợ Tam Đa (Thụy Khuê, Hà Nội), cúng Táo quân, các gia chủ thường chuẩn bị 3 bộ mũ áo, cá chép để 3 vị Táo lên thiên đình. Một bộ Táo quân đúng có 3 chiếc áo dài, 3 mũ áo Táo quân (2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà) đính giấy trang kim lóng lánh. Mũ Táo ông có 2 cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn (một số nơi bây giờ chỉ dùng tượng trưng 1 chiếc mũ có hai cánh chuồn, 1 chiếc áo và đôi hia giấy). Đặc biệt là các Táo chỉ "đội mũ đi hia, không mặc quần" nên bộ mã Táo quân thường không có quần. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, các tranh ảnh, hình vẽ Táo quân đều không có quần, mà chỉ mặc áo dài đen là theo quan niệm xưa coi thần Táo thuộc dòng lửa nước, con người cổ sơ còn hồn nhiên là phải ở trần. Giá bán mã Táo quân thường giao động từ 20.000 - 120.000 đồng/bộ. Khi bán áo mã Táo quân thường có thêm một bộ mã quan thần linh, dùng để hóa vào đêm 30 Tết.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa – dòng họ và gia đình Việt Nam, mã cúng Táo quân ở miền Bắc và Nam giống nhau, đều có cá chép giấy trong mã nhưng miền Trung có phong tục cúng ngựa giấy với yên cương đầy đủ cho Táo quân.
Theo dân gian, cá chép là loài cá tiên do phạm lỗi nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian, nếu tu hành chánh quả thì sẽ hóa thân thành rồng và bay trở về Trời. Người Việt thường cúng Táo 3 con cá chép nhỏ (nay là 3 con cá chép đỏ) thả trong chậu nước, bày dưới ban thờ. Sau khi cúng Táo, 3 con cá chép này sẽ được thả ra sông, suối hoặc ao hồ. Có nhiều lý luận về việc thả cá chép thật hay chép giấy. Nhưng đốt cá chép giấy là tục đốt mã rất tốn kém có từ thời nhà Minh, tới thời Càn Long không đốt nữa. Còn ở Việt Nam từ xưa đốt mã cá chép chứ không thả cá chép bởi không ai bầy cá sống vào mâm cúng cả. Mãi tới thời nhà Nguyễn mới có việc thả cá chép sống và thành lệ tới ngày nay. Thả cá chép thật được 2 việc (theo nhà Phật), một là phát tâm từ bi phóng sinh cho cá chép, mở rộng ra muôn loài, muôn vật.
Còn các nhà tâm linh thì cho rằng, nên dùng cá chép mã không nhất thiết phải là cá chép thật, bởi việc cúng lễ là ở tâm thành của mỗi người. Dùng cá chép mã để giảm bớt các hệ lụy như phải chen nhau ra ao hồ, sông suối thả cá.
Bữa ăn tất niên lúc mời gia tiên về dự tiệc đoàn tụ nên có đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Dự tiệc tất niên nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ phải đeo trang sức… tươi cười rạng ngời để sự may mắn sẽ tiếp diễn. May mắn tới càng nhiều vào thời điểm Giao thời giữa năm cũ và năm mới nên tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ.
Đêm 30 Tết cửa chính và tất cả các cửa nhà, phải được mở trước Giao thừa, đèn nến bật hết để cả nhà tràn ngập ánh sáng, dương khí tràn ngập căn nhà đón may mắn.
Theo Giadinh.net.vn

Những người thuộc cung hoàng đạo này sinh ra đã có số mệnh làm lãnh đạo. Hãy cùng xem bạn có nằm trong danh sách này không nhé.

Top 4 cung hoàng đạo có số trời sinh làm lãnh đạo

Bạch Dương
Đứng đầu danh sách này là cung Bạch Dương. Bạch Dương dường như là người đại diện cho những người gây dựng sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng! Một người mà có suy nghĩ đầu tiên xây dựng sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng chính là phải có dũng khí. Giải thích ý nghĩa ở trong sách là phải dũng cảm mà giàu tình cảm. Trong 12 cung hoàng đạo, bạn bè của Bạch Dương dường như là người phát ngôn cho lòng dũng cảm mà chan chứa tình cảm. Bạch Dương thích khiêu chiến với người khác, có tinh thần gây dựng sự nghiệp, Bạch Dương bẩm sinh đã có tiềm chất thành công. Với tính cách không an phận cùng với lòng dũng cảm tiến tới, khát khao mãnh liệt khiến Bạch Dương không sợ khó khăn, vượt qua tất cả những gian khổ, đi đến với thành công!
Ma Kết
Đứng thứ 2 trong danh sách này là Ma Kết. Theo phong thủy, là cung Hoàng đạo tham vọng nhất trong 12 cung, khi đã đạt được mục đích, Ma Kết không cảm thấy hài lòng mà tiếp tục nhắm tới những cái đích khác. Mọi người khi tiếp xúc với Ma Kết đều có chung cảm nhận rằng họ là những người độc lập, cứng đầu, mọi việc đều tuân theo các nguyên tắc đã đặt ra. Tuy tính cách thực tế này khiến mọi người khá e dè khi kết thân với Ma Kết nhưng nó lại là đòn bẩy giúp họ đạt tới những tiêu chuẩn công việc của bản thân, dễ dàng gặt hái thành công trên con đường phát triển sự nghiệp.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Xử Nữ
Là cung Hoàng đạo thuộc nhóm Đất, Xử Nữ có khả năng quan sát và óc suy đoán nhanh nhạy. Họ thường là những người xông pha đầu tiên trong mọi cuộc vui cũng như trong công việc. Cũng bởi vẻ duyên dáng năng nổ này, Xử Nữ có khá nhiều đối tượng “để ý”. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của họ chỉ là làm việc và yêu bản thân, còn chuyện tình cảm thì ở trạng thái “đèn vàng”. Sự hiếu thắng của Xử Nữ trong môi trường làm việc cũng là một yếu tố giúp họ dốc hết sức lực hoàn thành mục tiêu, không dễ dàng bị cảm xúc chi phối.
Thiên Yết
Một Thiên Yết có tư chất thông minh, tầm nhìn nhạy bén, vốn dĩ có sẵn khả năng để trở nên giàu có, chớ nhìn Thiên Yết không phải người nhiệt tình về mọi mặt, mà sở trường lớn nhất của họ chính là biết nắm bắt cơ hội. Chỉ cần có cơ hội, Thiên Yết ngay lập tức nắm bắt lấy. Dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng với Thiên Yết không phải là khó, bởi có sở trường lợi dùng được tất cả những nguồn có thể lợi dụng, chắc chắn sẽ khiến Thiên Yết dựng nghiệp và làm ông chủ, do đó sẽ dần dần bước vào hàng ngũ giàu có.

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.