Những bức ảnh thiên nhiên kì lạ đến khó tin
Từ hang động pha lê Mexico đến những con sóng đóng băng bởi thời gian, những tạo vật thiên nhiên này thực sự sẽ khiến bạn không tin nổi vào mắt mình.
1. Hang động pha lê – Mexico
Ảnh: CondeNast/Newscom |
Mẹ thiên nhiên đã giấu đi những mỏm pha lê lớn nhất thế giới dưới độ sâu gần 300m trong núi Naica, miền tây bắc Chihuahua, Mexico. Hang động đã cạn nước từ 1975 nhưng phải đến năm 2000 những người thợ mỏ mới tìm thấy những khối pha lê thạch anh trắng sữa dài giống như cột cờ này. Dù nhìn có vẻ băng giá, nhưng những tinh thể pha lê khổng lồ này đã được “luyện” trong nhiệt độ cao tới 50 độ C và được tích tụ trong môi trường nước giàu khoáng chất suốt khoảng thời gian 500000 năm. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể vào hang trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó phải có kế hoạch làm ngập hang trở lại để bảo tồn những tinh thể pha lê này.
2. Sóng ở Utah và Arizona
Ảnh: CondeNast/Newscom |
Những sóng đá mang màu đất đỏ thắm đầy kì vĩ này sẽ phô bày trước mắt khi bạn đi qua Paria Canyon-Vermilion Cliffs Wilderness nằm ở biên giới Utah và Arizona. Đầu tiên là nước, sau đó là gió đã ăn mòn sa thạch Navajo, để lộ ra từng lớp cát đã thổi qua khu vực này trong kỉ Jura. Dù là điểm đến hấp dẫn, việc tiếp cận khu vực này bị cấm rất nghiêm ngặt, bộ phận quản lý chỉ cấp 20 giấy phép một ngày.
3. Động Fingal (Fingal’s Cave), Scotland
Ảnh: CondeNast/GMSPhotography |
Gợi nhớ đến khu vực cột đá bazan Giant’s Causeway ở Bắc Ai-len, bên bờ biển Inner Hebrides, Scotland, động Fingal đảo Staffa hiện lên đầy kiêu hãnh với những cột đá bazan lục giác, nhưng lại tạo thành một kiến trúc hang động tương tự nhà thờ trên mặt nước lung linh lam ngọc. Nhà soạn nhạc người Đức Mendelssohn đã viết một khúc mở màn lấy cảm hứng từ những âm thanh vang vọng ông nghe được khi đến thăm nơi này.
4. Sóng đá ở Úc
Ảnh: NigelKilleen |
Giống như một con sóng đang lên cao đến 14m và sẽ không bao giờ tan, hình đá kì lạ ở Công viên hoang dã Hyden là một điềm đến nổi tiếng cho những bức ảnh ở khu vực phía Tây nước Úc. Du khách cũng thường tạo dáng như đang lướt sóng với những sóng đá này. Chúng được tạo nên từ sự xói mòn những chất mềm trong tầng đá granite cổ đại, sau đó do mưa rửa trôi đi mà để lại những vệt họa tiết như ngày nay.
5. Cuộn tuyết ở Mỹ
Ảnh: CondeNast/Newscom |
Giống như sự kết hợp của cây cỏ lăn, một bó rơm và một chiếc bánh rán, hiện tượng tự nhiên này rất hiếm khi xuất hiện; nó đòi hỏi những điều kiện tuyết và tốc độ gió đặc biệt. Nhưng khi tất cả các yếu tố được thỏa mãn, giống như bức ảnh chụp ở Ohio này, gió sẽ cuốn quả bóng tuyết lớn dần mãi rồi thổi bay phần giữa của nó, tạo thành một cảnh tượng kì lạ thú vị.
Theo Phunutoday