Latest Post

Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra, việc trở thành một người có tính cách khó chịu đã giúp Steve Jobs dễ hiện thực hóa ý tưởng của mình.

 Steve Jobs vốn là một biểu tượng thành công của doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Tuy nhiên theo những gì nhân viên Apple tiết lộ thì không ai muốn đứng chung thang máy với Jobs, vì ông rất nóng tính, sẵn sàng "mắng xối xả" những nhân viên phạm lỗi bằng các từ ngữ nặng nề nhất.
Nhiều người thậm chí không ngần ngại gọi ông là "a jerk" (tạm dịch: kẻ khốn).
 Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây do ĐH Liberal Arts tại bang Pensilvania và ĐH Stony Brook (Mỹ) đã chứng minh rằng những "kẻ khó chịu" như Steve Jobs lại có xu hướng thành công hơn người thường nhờ khả năng đưa ý tưởng thành hiện thực.
Cụ thể, các khoa học gia đã thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên bao gồm 200 sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra tính cách, nhằm xác định xem mức "khó chịu" của họ đến đâu.
  ... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
 ... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
Sau đó, các ứng viên sẽ có 10 phút để tự xây dựng kế hoạch truyền thông cho khu học xá của trường, rồi 20 phút để cùng tham gia thảo luận theo nhóm.
Kết quả cho thấy sự khó chịu trong tính cách không liên quan đến khả năng sáng tạo của mỗi người, nhưng mỗi nhóm đều thống nhất với kế hoạch của "kẻ khó chịu" - những người biết cách đề cao ý tưởng của bản thân.
Theo Sam Hunter, đồng tác giả nghiên cứu: "Trở thành kẻ khó chịu không giúp bạn có ý tưởng tốt, nhưng giúp ý tưởng đó vượt lên trên".
Trong thí nghiệm thứ 2, 300 sinh viên phải tự làm một món quà nhằm gây ấn tượng với khách đến thăm trường học của họ. Sau đó, họ được thảo luận cùng 2 sinh viên khác về ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, 2 sinh viên tham gia thảo luận thực chất là trợ lý nghiên cứu, những người sẽ ủng hộ hoặc phản đối theo yêu cầu của các chuyên gia.
Và kết quả cho thấy các sinh viên chỉ chịu chia sẻ ý tưởng nếu cộng sự của họ có những ý tưởng tốt hoặc đưa ra ý kiến phản đối.
Hay nói cách khác, những người "khó chịu" thường không quan tâm đến việc người khác có thích ý tưởng của họ hay không, do đó họ sẽ giúp người khác trở nên mạnh dạn và đem lại ý tưởng tốt.
Điều này cũng phần nào giải thích vì sao Apple lại là công ty có nhiều ý tưởng đột phá đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này mới chỉ áp dụng trên các sinh viên đại học, nên chưa chắc đã đúng với toàn bộ xã hội chúng ta.
Nghiên cứu được công bố trên Hội Tâm lý học Anh Quốc.
Theo Kênh 14

Nếu ở miền Bắc, nhiều người gọi "mẹ" thì ở vùng Nam Bộ, tiếng "má" yêu thương lại được cất lên vô cùng trìu mến.

Ít ai biết rằng, dù là ở quốc gia nào trên thế giới thì khi đứa bé cất tiếng nói đầu tiên - chủ yếu là gọi "Mẹ" - người thân yêu nhất, quan trọng, gần gũi nhất đến sự sống của mỗi bé.
Phải chăng, tiếng gọi "mẹ" từ lâu đã trở nên quen thuộc đến mức mà ta đã vô tình lãng quên nguồn cội của tiếng gọi ấy.
Và đã bao giờ bạn tự hỏi, có bao nhiêu cách để gọi "Mẹ" trong tiếng Việt chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Giả thuyết phổ biến lớn nhất về việc những từ để chỉ người phụ nữ có công sinh thành là “mẹ” trong tiếng Việt, “mother” trong tiếng Anh, “mère” trong tiếng Pháp, “妈妈” (māma) trong Tiếng Trung… là “âm môi”.
Âm môi là âm mà chỉ cần mở môi là có thể phát âm được (như “m” hay “b”) - bởi vậy âm này rất dễ được trẻ con "bập bẹ" nói trong những năm tháng đầu đời.
Mẹ là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp,
"Mẹ" là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp,
Tiếng Việt là một thứ tiếng tổng hợp từ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó đặc biệt chịu sự ảnh hưởng lớn của tiếng Trung Quốc.
Bởi vậy, những từ ngữ đầu tiên, hoặc rất lâu đời có nhiều từ là sự biến hóa, biến âm của tiếng Trung Quốc. Các cách gọi “Mẹ” của người Việt từ trước đến nay cũng vậy.
Thực tế thì “mẹ” là cách gọi hiện đại. Bởi "Mẹ" là từ được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp, với nghĩa rất rõ ràng là người phụ nữ có công sinh thành. Nhưng trước khi chúng ta có “mẹ”, thì những cách gọi khác có phần phổ biến hơn.
Đầu tiên phải nói đến đó là “mẫu thân” (cách gọi này chủ yếu xuất hiện trong văn viết, dùng trang trọng), một từ phiên âm trực tiếp từ tiếng Trung Quốc là母親 với phát âm là “mǔqīn”. Nhưng “mǔqīn” là phát âm chính thống, còn đối với tiếng địa phương (vùng phía Nam Trung Quốc – Phúc Kiến, trực hệ của tiếng Việt) thì母親còn được phát âm là “búchhin”, và cách phát âm này ảnh hưởng trực tiếp đến cách gọi “bu” ở phía Bắc Việt Nam.
Hiện nay thì “bu” vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, và do biến âm thì còn có các cách gọi khác như “bầm” (Bắc Ninh) hay “u” (Hà Nam).
Miền Trung và miền Nam thì có những cách gọi gần với tiếng Trung Quốc hơn cả. Cả hai từ “mạ” (Huế), và “má” (Nam Bộ) đều xuất phát trực tiếp từ từ “妈妈” (māma). Biến âm của “mạ” còn có “mệ”.
Ngoài phát âm, các biến thể từ nghĩa cũng ảnh hưởng đến cách gọi mẹ. Ví dụ như cách gọi giống, hay hành động cũng được dùng để chỉ “mẹ”.
Miền Bắc còn có cách gọi mẹ là “cái” như trong câu ca dao: "Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".
Hay “cái” trong “Bố cái” (Sơn Tây), hoặc gọi trực tiếp từ hành động như “đẻ”, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn.
Ngoài ra, tục lệ cũng là một trong những nhân tố khiến cho xưng hô biến hóa. Người Việt trước đây tin rằng, việc “gọi chệch”, “đặt tên xấu” sẽ khiến cho những đứa trẻ sinh non, yếu ớt lúc bé sống dễ hơn, vì “xấu” nên không bị ma quỷ đụng vào.
Đó là lý do hình thành những cái tên như “thằng cu”, “cái hĩm”, bố mẹ không gọi trực tiếp tên con mà gọi chung chung. Con cái cũng đôi khi bị bắt gọi chệch bố mẹ, để tránh thân thiết quá mà bị ma quỷ quấy nhiễu.
Đây là tục lệ có phần mê tín dị đoan nhưng cho đến hiện tại, một số vùng nông thôn Việt Nam vẫn dùng. Tục này dẫn đến việc gọi chệch bố mẹ thành “anh chị”, “cậu mợ”, “chú thím”, những danh từ vốn chỉ những người thân khác, gần gũi với “bố mẹ”.
Theo thời gian, con cái còn gọi bố mẹ bằng những danh từ khác tùy theo thời kỳ. Khi bố mẹ già, nhiều người khi nói về bố mẹ hay sử dụng các từ như “ông cụ”, “bà cụ”. 
Đây là những danh từ để chỉ người lớn tuổi trong gia đình nói chung, và thường được sử dụng với đại từ sở hữu (tôi, anh) để chỉ chính xác bố mẹ của ai đó khi họ về già.
Trong gia đình, cách xưng “ông-con”, “bà-con” cũng được con cái dùng khi họ có gia đình riêng. Người Việt gọi đó là “lên chức”.
Trên thực tế, còn rất nhiều cách gọi "mẹ" khác, trên đây chỉ là một vài cách gọi mà tác giả tổng hợp được dựa vào một số nguồn tài liệu tham khảo gồm có:
- Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh
- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả của Phan Ngọc
- Từ điển tiếng Trung
- Problems in Comparative Chinese Dialectology — the Classification of Miin and Hakka.
Nếu bạn còn biết những cách gọi "mẹ" nào khác thì hãy chia sẻ với chúng tớ bằng cách comment ở phía dưới bài nhé!
Theo Kênh 14

Bạn có tin, dạ dày tiêu hóa được kẽm, người đàn ông có thể làm bố của cả thế giới... không?

Cơ thể người có thể coi là một kiệt tác của tạo hóa. Từng bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có cấu tạo rất đặc biệt, và thậm chí đến nay giới khoa học cũng chưa thể hiểu được cặn kẽ cách thực vận hành của "kiệt tác" này.
Chính vì vậy, sẽ không có gì đáng để thất vọng nếu như bạn chưa từng nghe đến 7 sự thật dưới đây.
1. Dạ dày tiêu hóa được cả kẽm
Trong dạ dày của chúng ta có chứa dịch vị - một dung dịch gồm axit HCl và một số loại enzyme tiêu hóa khác. Trong đó, axit dạ dày có nồng độ rất cao, đủ khả năng phân hủy cả kẽm.
Thậm chí, đã từng có trường hợp nuốt phải dao cạo râu, và lưỡi dao này đã bị phân hủy một cách an toàn ngay bên trong dạ dày.
Cảnh tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày
Cảnh tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày
Nhưng mạnh là thế, tại sao chúng ta không bị chính dịch vị này phá hủy. Đó là bởi thành dạ dày luôn được "tráng" bởi một lớp màng nhầy, giúp ngăn cản axit trong dịch vị tiếp xúc với cơ thể.
2. Một người đàn ông có thể... làm bố của toàn bộ dân số Trái đất
Một người đàn ông trưởng thành có thể sản sinh ra 10 triệu tinh trùng mới mỗi ngày bên trong tinh hoàn. Theo các tính toán, nếu mỗi tinh trùng đều được thụ tinh thì anh chàng này sẽ là bố của... toàn bộ dân số trên thế giới trong 6 tháng.
3. Đường dẫn khí trong phổi còn lớn hơn chiều dài của Việt Nam
Thật vậy, phổi của chúng ta chứa khoảng 2.400 km đường dẫn khí, với số lượng khoang rỗng chứa khí là 300 đến 500 triệu. Trong khi đó, chiều dài của Việt Nam (tính theo đường chim bay) chỉ rơi vào khoảng 1700km.
Ngoài ra, diện tích bề mặt phổi sẽ rơi vào khoảng 70m2 - bằng một sân tennis tiêu chuẩn. Và nếu nối toàn bộ mạch máu bên trong phổi lại với nhau sẽ được một đoạn dây dài khoảng... gần 1.000 cây số.
4. Lượng nước bọt trong một đời người đủ để lấp đầy 2 bể bơi tiêu chuẩn Olympic
Một bể bơi Olympic tiêu chuẩn sẽ có sức chứa khoảng... 2,5 triệu lít nước.
Nhưng đừng thấy điều này là đáng sợ, vì nước bọt là thứ rất quan trọng. Trong nước bọt có các enzyme giúp phân giải một phần thức ăn khi đưa vào miệng, và nhờ đó bạn mới có thể cảm nhận được mùi vị của chúng.
5. Nhiệt lượng cơ thể sinh ra trong 30 phút là đủ để đun sôi 1,8l nước
Nhiệt độ trung bình của một người khỏe mạnh là 37 độ C. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nhiệt độ bên trong cơ thể thì lớn hơn.
6. Tim người vẫn tự đập dù được đưa ra khỏi cơ thể
Đúng vậy! Tim người có thể tự tạo ra xung điện riêng, nên dù có bị "móc" ra khỏi cơ thể, nó vẫn có khả năng tự đập (tất nhiên là chỉ được một lúc thôi).
Ngoài ra, tim của chúng ta khi đập tạo nên một áp lực khá lớn, có thể khiến máu bắn ra một khoảng cách lên tới 10m.
7. Xương người còn bền hơn bê tông
Theo nhiều nghiên cứu, xương của chúng ta bền hơn gấp 4 lần so với bê tông. Trong đó, khúc xương có thể tích khoảng 0,016 cm3 đủ khả năng chịu được sức nặng là 8,6 tấn.
Tuy nhiên, sự thật là chúng ta vẫn rất dễ bị gãy xương, vì điều này còn phụ thuộc vào góc độ của lực tác động. Một khúc xương đùi (phần xương khỏe nhất trên cơ thể) có thể dễ dàng bị bẻ gãy nếu có một lực vuông góc tác động vào đó.
Theo Soha

Trước nay bạn chả bao giờ để ý xem đầu ngón tay mình tròn hay vuông. Nhưng bạn có biết rằng, trong thuật tướng số hình dáng ngón tay tiết lộ cho bạn biết tính cách và số mệnh giàu hay nghèo của mình.

 

1. Người có ngón cái tròn, to, dày dặn => có cuộc sống phú quý, bình yên

Đây là những người thường có trí tuệ thông minh, tư duy logic và vô cùng nhạy bén. Nếu người này kiểm soát tốt tính nóng vội và dễ bị các yếu tố ngoại cảnh tác động thì sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ hơn trong sự nghiệp. Theo đó, cuộc sống sẽ giàu sang, phú quý và yên bình hơn.

2. Người có ngón tay cái dài, đầu ngón nhọn và thuôn => là người khó chiều chuộng, và có cuộc sống bình thường
Đây là những người thích thể hiện bản thân, đôi khi hơi bốc đồng và phô trương thái quá. Người này cũng hay thay đổi, tính khí thất thường nên khá khó chiều chuộng. Chất lượng cuộc sống ở người này chỉ ở mức trung bình nếu không chịu thay tâm đổi tính.

3. Ngón tay cái mảnh, đầu ngón hơi bè => là người hay thất bại và bình thường
Đây là người bạo dạn, gan lỳ nhưng lại nhạy cảm và hay mơ mộng nên sống xa rời thực tế. Trong cuộc sống người này gặp thất bại nhiều hơn thành công, đời sống vật chất chỉ ở mức trung bình khá.

4. Những người có ngón cái càng sát với 4 ngón còn lại => là người tiểu tiết, chi li, nhưng không phải lo tiền bạc
Đây là những người hay chú ý tới tiểu tiết và khá là khó tính. Họ cũng rất ích kỷ, hành vi không thực sự rõ ràng công khai, thích giấu diếm nhiều điều cho riêng bản thân mình hơn là chia sẻ với người khác. Người này có khả năng tích lũy tiền bạc lớn nên không phải lo về đời sống vật chất. 

5. Khoảng cách giữa ngón cái và 4 ngón còn lại xa nhau => càng xa thì chứng tỏ độ dẻo dai càng lớn
Chủ nhân của nó là người hiền lành, tấm lòng rộng mở, khả năng chịu đựng áp lực và khó khăn rất tốt, không bị khuất phụ hoặc đầu hàng trước nghịch cảnh. Do đó dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu ngón tay quá dài và dẻo, thì đây lại là những người không mấy thủy chung, cả thèm chóng chán và hay thay đổi.

6. Ngón tay cái dài bằng đầu đốt thứ nhất của ngón trỏ => là người mạnh mẽ, không phải lo tiền bạc
Chủ nhân của nó là người vô cùng mạnh mẽ, giàu ý chí và nghị lực. Họ cũng rất chín chắn, luôn cân nhắc, suy tính kỹ càng trước sau khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Người này dễ thành công trong sự nghiệp và không phải lo vấn đề tiền bạc vật chất.

7. Ngón tay cái dài qua đầu đốt thứ hai của ngón trỏ => là một người tự tin, đôi khi hơi tự kiêu
Tính cách họ lạnh lùng, độc đoán, thậm chí có thể trở nên tàn nhẫn khi cần. Họ cũng thuộc tuýp người có thể vì khao khát của bản thân mà dùng tới những thủ đoạn đối với người khác. Đời sống vật chất của người này giàu có nhưng lại thiếu thốn tình cảm.

Tổng hợp từ SKGĐ

Những vụ khủng bố vừa qua tại châu Âu đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra Chiến tranh Thế giới lần thứ 3.

Nếu Thế chiến III bùng nổ bạn sẽ ở lại đất nước mình hay đi lánh nạn? Sau đây là gợi ý 10 đất nước an toàn nhất thế giới.
10. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ có truyền thống trung lập chính trị. Họ sở hữu quân đội với vũ trang tối tân và các hầm ngầm nằm rải rác nhiều nơi. Vừa qua, trong khi châu Âu bất ổn thì Thụy Sĩ vẫn an toàn.
Tuy Thụy Sĩ giáp ranh với các nước có nguy cơ chiến sự như: Đức, Pháp, Italia… nhưng nước này có núi non che chở. Nếu xảy ra chiến tranh, người dân có thể trú ẩn trên núi.
9. Tuvalu:
Đảo quốc Tuvalu nằm sâu trong Thái Bình Dương. Nơi đây trung lập chính trị và ở nơi xa xôi nên không có nguy cơ bạo loạn.
Tuvalu có dân số thưa thớt, ít tài nguyên nên các thế lực bên ngoài cũng không có lý do để tấn công. Tuvalu tự sản xuất hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm nên đảo quốc này rất độc lập.
8. New Zealand:
New Zealand là nước phát triển nhưng lại tách biệt với thế giới. Họ có thể chế dân chủ bền vững và không liên quan đến các cuộc xung đột lớn trên thế giới.
New Zealand có địa hình núi non hiểm trở như Thụy Sĩ nên là chỗ trú ẩn rất tốt cho người dân nếu như xảy ra chiến tranh.
7. Bhutan:
Vị trí đặc biệt của Bhutan làm cho nước này trở thành nơi trú ẩn an toàn kể cả khi chiến tranh thế giới bùng nổ. Bhutan có dãy núi Himalaya bao bọc, nó nằm tách biêt với các nước khác.
Kể từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1971, Bhutan duy trì ổn định chính trị, không quan hệ ngoại giao với Mỹ.
6. Chile:
Chile là một nước ổn định và thịnh vượng trong khu vực Nam Mỹ. Thứ hạng phát triển con người của Chile cao hơn các nước Mỹ Latinh khác.
Đường biên giới của Chile được dãy núi Andes che chở như lá chắn phòng thủ.
5. Iceland:
Iceland được biết đến là đất nước thanh bình, đứng đầu về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu trong năm 2015.
Đất nước tươi đẹp này có núi non bao bọc và không chung đường biên giới với nước nào. Núi non là lá chắn vững chãi nhất, tránh cho họ nguy cơ bị tấn công.
4. Đan Mạch:
Đan Mạch tham gia khối NATO và EU nên có nguy cơ xảy ra xung đột như các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, Greenland có địa hình núi non hiểm trở và xa xôi hẻo lánh giống như Iceland nên không có liêu quan đến chính trị và có thể là nơi trú ẩn an toàn.
3. Malta
Đảo quốc nhỏ bé Malta nằm trên biển Địa Trung Hải. Trong lịch sử đã từng có nhiều đế chế muốn chiếm lĩnh Malta nhưng đều thât bại.
Bởi Malta nằm chơ vơ giữa đại dương rộng lớn nên ít có nguy cơ bị tấn công.
2. Ireland:
Ireland là đất nước phát triển thịnh vượng nhưng không có nguy cơ liên quan đến chiến tranh thế giới. Họ hướng đến chính sách độc lập, không tham gia khối NATO và có truyền thống trung lập về quân sự.
Theo luật pháp Ireland, thế lực nào muốn gây xung đột cần có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc, chính phủ và cơ quan lập pháp.
1. Fiji:
Đảo quốc xa xôi Fiji nằm trải rộng trên Thái Bình Dương, cách biệt với các thế lực xâm lược.
Dân số Fiji thấp, trung lập về quan hệ ngoại giao và không có nguồn tài nguyên gì để các thế lực bên ngoài lấy lý do tấn công chiếm đoạt.
Theo Express

Những câu nói triết lý sau có thể khiến bạn thay đổi suy nghĩ của mình về tiền bạc.

1. Bạn có thể trẻ mà không có tiền nhưng bạn không thể già mà thiếu nó đâu –Tennessee Williams.
2. Nếu bạn muốn biết giá trị của tiền, hãy thử đi vay một ít xem – Benjamin Franklin.
3. Để kiếm một triệu, hãy bắt đầu với 900.000 – Morton Shulman.
4. Nếu bạn phải hỏi giá, bạn không có khả năng thanh toán đâu – J.P. Morgan.
5. Đừng có nằm ườn trên giường nữa, trừ phi bạn nằm đó mà vẫn làm ra tiền –George Burns.
6. Đừng kết hôn vì tiền. Bạn có thể vay với giá rẻ hơn nhiều mà – Scotts Proverb.
7. “Cho” thì tốt hơn là “cho mượn”, nhất là khi chúng tốn kém gần như nhau –Philip Gibbs.
8. Hồi trẻ tôi nghĩ rằng tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Bây giờ, khi đã già, tôi hiểu rằng đúng là như vậy – Oscar Wilde.
9. Tiền không mua cho bạn được hạnh phúc, nhưng nó làm cho sự nghèo khổ dễ chịu hơn – Spike Milligan.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
10. Chưa bao giờ tôi gặp một tình huống mà tiền chỉ làm cho câu chuyện tồi tệ đi –Clinton Jones.
11. Người nào nói rằng tiền không mua được hạnh phúc rõ là không biết đi shopping ở đâu – Bo Derek.
12. Hãy cho tôi một cơ hội để chứng minh là tiền không mua được hạnh phúc – Pike Milligan.
13. Hạnh phúc để làm gì cơ chứ? Nó có mua được tiền đâu – Henry Youngman.
14. Tôi ước rằng Karl dành nhiều thời gian hơn để kiếm tiền, hơn là chỉ có viết về nó – Jenny Marx, vợ Karl Marx.
15. Những người sống đúng với khả năng tài chính của mình là những người không có trí tưởng tượng – Oscar Wilde.
16. Nếu phân mà là thứ đáng giá thì chắc là người nghèo đã được sinh ra không có hậu môn – Henry Miller.
Theo Sức khỏe cộng đồng

Càn Long là một ông vua nổi tiếng đa tình có hàng trăm bà vợ. Nhưng ai mới thực sự là mỹ nhân được ông vua này yêu thương nhất?

Càn Long là một vị hoàng đế anh minh nổi tiếng của thời Mãn Thanh Trung Quốc. Hầu hết người ta biết đến ông như một vị hoàng đế hào hoa, đa tình với rất nhiều mỹ nữ vây quanh. Sử sách chép lại, trong suốt thời gian trị vì, vua Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 bà phi chưa kể hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng khác. Vậy ai mới là người vua Càn Long yêu nhất?
Người đời truyền tụng về mối tình giữa Càn Long và Hương Phi, Lệnh Phi là người được Càn Long tin tưởng nhất.
Bên cạnh đó người ta cho rằng, Càn Long Long là một vị vua đồng tính. Và, đại thần Hòa Thân chính là người tình đồng giới của Càn Long, nên nhà vua mới nhắm mắt làm ngơ cho ông ta tác oai tác quái như vậy. Hãy cùng lật lại thiên tình sử này để tìm hiểu xem.
Mối tình Càn Long – Hương Phi
Hương Phi sinh ngày 15/9/1734 tức năm thứ 12 Ung Chính. Nàng là hậu duệ của thủy tổ Hồi giáo phái Cát Mộc Ba Nhĩ, Bỉnh Trì, Tân Cương. Gia tộc nàng là Hòa Trác vốn gọi là Hòa Trác Thị còn được gọi là Hoắc Trác Thị. Cha là A Lí Hòa Trác là Hồi bộ đài cát, anh trai là Đồ Nhĩ Đô. Gia tộc Hương Phi sống lâu đời tại Diệp Nhĩ Khương, Tân Cương, Trung Quốc.
Tháng 5/1755, tức năm thứ 20 Càn Long, triều Thanh cho quân đến dẹp quân phản loạn ở A Mộc Nhĩ Tản Nạp, Tân Cương, giải cứu hai con trai của Mặc Đặc là Ba La Ni Đô và Hoắc Tập Chiếm (đại tiểu Hòa Trác).
Vua Càn Long yêu ai nhất
 
Nhưng hai người này đã không biết cảm tạ ân đức, lấy oán báo ân, tập hợp binh mã tạo phản, phản đối triều đình, chia rẽ tố quốc. Gia tộc nàng Hương Phi đều phản đối tạo phản, ủng hộ triều đình, không chịu tuân theo đại tiểu Hòa Trác nên buộc phải xa xứ. Cả nhà nàng di chuyển từ Diệp Nhĩ Khương phía nam của Thiên Sơn lên Y Lê phía bắc Thiên Sơn định cư sinh sống.
Hai năm sau (1757), nhà Thanh lại phái quân đến dẹp loạn, mùa thu năm 1759 tức năm thứ 24 Càn Long, đám phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác bị dẹp tan. Trong đó có công rất lớn của Ngũ thúc, Lục thúc, anh trai và gia quyến của Hương Phi. Họ được triệu về Bắc Kinh, phong quan tấn tước, mở tiệc chiêu đãi, triều đình còn xây Hồi Tử cung cho họ ở. Hương Phi cũng theo gia đình đến Bắc Kinh.
Để cảm tạ ân đức của hoàng thượng và biểu thị lòng trung thành với triều đình, Ngạch Sắc Doãn Hòa Đồ Nhi Đô đã quyết định cho nàng Hương Phi thông minh xinh đẹp tiến cung. Vào ngày 4/2/1760, tức năm thứ 25 Càn Long, hoàng đế đã phong ngay nàng là quý nhân không phải qua "thường tại" và "đáp ứng", chứng tỏ Càn Long rất coi trọng chuyện này.
Mọi thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của nàng đều được hoàng thượng quan tâm và coi trọng. Càn Long còn cho mời đầu bếp đạo Hồi vào cung để nấu ăn cho nàng. Nơi Viên Minh Viên nàng sống, Càn Long còn dành phương ngoại quán trong vườn cho nàng làm nơi tế lễ, đặc biệt còn cho người khắc văn “Cổ lan kinh” lên bức tường bằng đá đại lý.
Hương Phi vào cung hai năm, người trên kẻ dưới đều rất quý mến nàng. Ngày 30/12/1761, Càn Long phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu tấn phong cho nàng từ hòa quý nhân lên Dung tần.
Năm sau phong cho Đồ Nhĩ Đô anh trai nàng là phụ quốc công. Tháng Giêng năm thứ 30 Càn Long, hoàng thượng lần thứ 4 tuần thú phía nam, Dung tần và anh trai nàng cùng đồng hành. Phi tần của Càn Long rất nhiều nhưng được bồi giá xuất cung thì chỉ có mấy người. Hương Phi được tùy giá. Như vậy, có thể thấy địa vị của nàng rất quan trọng trong trái tim của hoàng thượng.
Vào ngày 5/6/1768, tức năm thứ 33 Càn Long, hoàng thượng phụng ý chỉ của hoàng thái hậu tấn phong cho nàng thành Dung phi, Càn Long năm thứ 36 Dung phi tùy giá tuần thú phương Đông, bái yết Khổng miếu, lên Đông Nhạc Thái Sơn. Càn Long năm thứ 43(1778), Dung phi cùng với 5 vị phi tần khác lại tiếp tục được tùy giá chiêm ngưỡng Thịnh Kinh.
Năm thứ 30 Càn Long, Khánh quý phi mất, năm thứ 40, Lệnh Ý hoàng quý phi mất, từ đó Càn Long cũng không sắc phong quý phi và hoàng quý phi nữa. Năm thứ 31 Càn Long, tức năm 1766, Ô Nạp La Nạp hoàng hậu mất, Càn Long không lập thêm hoàng hậu nữa. Cho nên trong hậu cung địa vi cao nhất chính là phi. Dung phi là một trong 6 nàng phi trong cung.
Sau tháng 7 năm thứ 43 Càn Long(1778), Dung phi đã được thăng lên hàng thứ ba đứng sau Du phi, Dĩnh phi. Sau năm thứ 50 Càn Long (1785), có thể do sức khỏe giảm sút mà Dung phi rất ít xuất hiện, nhưng hoàng thượng vẫn thường xuyên ban thưởng quan tâm đến nàng.
Theo ghi chép của “Thưởng tứ đề bạc”, ngày 14/4/1788 năm thứ 53 Càn Long, hoàng thượng đã ban thưởng cho Dung phi 10 quả quýt, đây là lần cuối cùng tìm thấy ghi chép về việc ban thưởng cho nàng. 5 ngày sau, tức ngày 19/4/1788, nàng ra đi đột ngột tại Viên Minh Viên, thọ 55 tuổi. Có lẽ điều hối tiếc nhất của nàng là chưa sinh được con cho hoàng thượng.
Sau khi Dung phi mất, Càn Long thường cho người trong cung tưởng nhớ nàng. Ông hạ lệnh đem những vật phẩm đã ban tặng cho nàng trong mấy chục năm qua tặng lại các công chúa, cách cách, người thân của nàng, các phi tần khác và người hầu.
Kim quan của Dung phi tạm thời được quàn tại Tây Hoa Viên nằm phía bắc Sướng Xuân Viên, ngày 27/4/ cùng năm được phụng di từ Tây Hoa Viên đến quàn tại Tấn cung Tịnh An trang ngoại thành phía bắc Bắc Kinh. Ngày 17/9 cùng năm, Càn Long hạ lệnh cho Hoàng bát tử Nghị Quận Vương Vĩnh Tuyền hộ tống phụng di kim quan của Dung phi đến Đông lăng. Ngày 25/9, nàng được táng tại Phi Viên tẩm của Dụ lăng. (Trong ảnh là phần mộ của nàng tại khu Dụ lăng).
Có thể nói sự sủng ái mà Càn Long dành cho nàng Hương phi vô cùng sâu sắc. Một mặt có thể vì chính trị nhưng mặt khác chúng ta cũng không thể phủ nhận được  tình cảm chân thành của hoàng thượng dành cho nàng. Tình cảm đó rất sâu sắc, đặt biệt là sau khi nàng mất, Càn Long vẫn thường xuyên thể hiện tình cảm và sự nhớ nhung với nàng.
Nhưng có một điều khiến người đời thắc mắc tại sao dù được yêu quý như thế nhưng nàng lại không phải là một trong 5 vị phi tần được hợp táng cùng Càn Long. Nhưng dù thế nào thì trong thế giới của các bậc đế vương, khingười đẹp quá nhiều mà tấm chân tình lại hiếm hoi, thì đây có thể được coi là một kì tích rực rỡ của nàng Hương phi.
Mối tình Càn Long - Lệnh Phi
Hòa Thân, Lệnh Phi, Hương Phi – ai là người được Càn Long yêu nhất? 2
 
Lệnh phi nương nương tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc. Là phi tần trong cung của Càn Long. Theo sử sách thì bà rất xinh đẹp, không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết. Bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.
Lệnh phi nương nương giống như một bức tranh thủy mạc, đẹp sâu lắng mà cũng thật yên bình. Là một phi tần bên cạnh vua, bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia.
Lệnh hoàng quý phi xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị. Năm 1745, lúc đó Ngụy thị 18 tuổi thì nhập cung, được phong làm Nguỵ Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần.
Năm 1766, hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long là Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị qua đời. Hoàng đế Càn Long không sắc phong cho một phi tần nào làm Hoàng hậu nữa, nhưng Nguỵ Giai thị, với vai trò là phi tử có cấp bậc cao nhất, được giao quyền quản lí hậu cung và thực hiện nhiều bổn phận của Hoàng hậu. Bà thường cùng hoàng đế Càn Long đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.
Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.
Mối tình Càn Long - Hòa Thân?
Hòa Thân, Lệnh Phi, Hương Phi – ai là người được Càn Long yêu nhất?
 
Càn Long là vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh. Ít người biết rằng, vị đại đế oai hùng này lại “thích đàn ông”. Người tình đồng tính của Càn Long chính là đại gian thần nổi tiếng không kém gì ông vua: Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế. Ung Chính có một người vợ bé dung mạo vô cùng xinh đẹp. Khi đó Càn Long mới 15 tuổi, còn là thái tử, được ở bên cạnh bà phi này. Một lần Càn Long nhìn thấy phi tử này chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt bà để trêu đùa. Bà phi không biết đó là thái tử nên vùng một cái rồi thuận tay gõ cái lược ra phía sau, đập trúng ngay mặt của Càn Long, khiến thái tử phải buông tay ra.
Ngày hôm sau, Ung Chính thấy trên mặt con trai có vết đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong nghi ngờ rằng người phi tử nọ đình đùa bỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia. Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ người phi tử kia nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh, được vào cung giữ chức Loan nghi vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu. Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Lúc đó Hòa Thân vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Càn Long quay lại nhìn thì thấy g][ng mặt Hòa Thân rất quen như là mình đã gặp qua ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ, bất giác vua cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau, vì thế mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kỹ cổ của anh ta thì phát hiện ra một vết ngón tay màu đỏ. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai. Từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng.
Được sự sủng ái của hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu, ông ta được thăng lên đến chức tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoan, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: “Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lệnh giết Hòa Thân. Người tình nổi tiếng của Càn Long cuối cùng đã phải nhận một kết cục thê thảm.
Theo Phunutoday

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.