Latest Post

Hẳn bạn sẽ ngớ người khi biết rằng, có vô số từ ngữ bạn đang dùng sai chỉ vì thói quen khó bỏ đấy!

Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.

Bởi lẽ tiếng Việt là sự tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ - bao gồm tiếng Việt, Hán, Nguồn, Mường, Sách, Mày, Rục... Thêm vào đó, dựa vào vị trí địa lý và lịch sử, rất nhiều từ đã bị biến đổi về ngữ nghĩa tùy theo vùng miền và chiều dài lịch sử.

Bài viết sau đây mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn sơ qua về “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt để từ đó có thể hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ của mình.

Thêm một nghĩa của “Cái”...

Có thể nói, một trong những thành tố thường xuyên và hay sử dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại là “cái”. Thông thường, “cái” có một vài nghĩa sau: để chỉ một vật (cái bàn, cái ghế) hay để chỉ giống (con cái, giống cái), hoặc không là để chỉ một vật gì đó lớn (đường cái).

Tuy vậy, có một điều rất thú vị đó là có nhiều địa danh trong Nam Bộ có “Cái” đứng đầu, ví dụ như: Cái Cát, Cái Cối, Cái Chanh, Cái Muối, Cái Trầu, Cái Bè… Đối với địa danh, nhất là những địa danh ở Việt Nam, thông thường tên của địa danh luôn đi kèm với một ý nghĩa nào đó.

151122tu01-d0918
Chợ nổi Cái Bè.
Nếu như tra cứu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các địa danh trên gắn liền với rạch và sông, vậy liệu “Cái” có nghĩa như vậy hay không?

Câu trả lời là có, tuy vậy, nghĩa “cái” này hiện nay không phổ biến. Trong từ điển Việt - Pháp cũ (Dictionaire Annamite – Francais) có giải thích từ “cái” này theo nghĩa là rạch ngang nhỏ.

151122tu04-cc1cc

Thêm vào đó, do văn hóa Nam Bộ có sự quan hệ mật thiết với văn hóa Khmer nên ngôn ngữ cũng chịu sự ảnh hưởng, nhất là với những địa danh Khmer cũ. Cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu mối quan hệ này và một số yếu tố “cái” tương ứng với “prêk” - nghĩa là con rạch.

Cụ thể, Cái Cát: Prêk Khsắc (rạch cát); Cái Cối: Prêk Thbai (rạch cối xay) hay Cái Trầu: Prêk Ambil (rạch muối). Còn yếu tố đứng sau thường dùng để chỉ người, vị trí, tính chất, cây cối...

Nếu nghiên cứu thêm về địa danh Nam Bộ, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những sự tương đồng này ở các từ khác như: “Cổ” (với nghĩa là “đảo”: Cổ Cong, Cổ Tron), “Ngả” (với nghĩa là “nhánh sông”: Ngả Cạy, Ngả Tắt, Ngả Bát), “Xẻo” (với nghĩa là “lạch nhỏ”: Xẻo Sầm, Xẻo Nga)…

Và sự biến đổi từ - nghĩa từ theo địa lý, lịch sử

Ý nghĩa của một từ có thể khác nhau tùy theo thời kỳ và thay đổi suốt dọc theo quá trình lịch sử. Có nhiều từ ngữ mà hiện nay nghĩa gốc đã bị mất, thay vào đó là cách dùng phổ biến trong thời kỳ này.

Và “khốn nạn” là một từ như thế. Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân, “khốn nạn” có nghĩa là khó khăn, cùng khổ, gặp tai vạ (“nạn” có nghĩa là tai vạ).

151122tu06-cc1cc

Tuy vậy, hiện nay chúng ta phần lớn sử dụng “khốn nạn” theo nghĩa hèn mạt, đáng khinh. Nếu như nói “Anh chàng kia thật khốn nạn” thì ngay lập tức người nghe sẽ hiểu đối tượng được nói đến là loại đáng khinh, chứ không phải đang gặp cảnh khốn cùng.

Hay “nghèo” cũng là một từ mà nghĩa gốc bị mất. “Nghèo” trước đây được dùng với nghĩa “nguy hiểm, quẫn bách” và từ đồng nghĩa với “nghèo” hiện nay là “ngặt”.

151122tu07-cc1cc

Ví dụ: Trong Quốc âm thi tập - bản của Trần Văn Giáp có nói:

"Lòng người tựa mặt ai ai khác
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo"

Hai câu này vốn chỉ sự thay đổi ở con người và thế sự, khiến cho người nói cảm thấy khó khăn, nguy hiểm. Từ “nghèo” ở đây không thể hiểu với nghĩa là thiếu thốn về mặt vật chất, bởi như vậy câu thơ thứ hai sẽ không có nghĩa. Nghĩa “nghèo” cũ nay chỉ còn trong những từ như “hiểm nghèo”, “ngặt nghèo” mà thôi.

Có lẽ chưa bao giờ các bạn nghĩ “phản động” theo nghĩa tốt. Thế nhưng trước thời 1945, từ này hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực. “Phản” có nghĩa là “chống lại”, “động” có nghĩa là “không đứng yên”, “phản động” trước kia được sử dụng với nghĩa “động tác phản ứng lại”.

Ví dụ:

“Sự phản động đầu tiên của chính phủ trước sự tăng giá toàn thể là quy định cho mỗi hóa vật một giá tối cao”. (Đỗ Đức Dục - Tạp chí Thanh Nghị - 1942).

151122tu08-cc1cc

Hiện nay, nếu tra từ điển Tiếng Việt, “phản động” được định nghĩa như sau: Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trên thực tế, từ này đã bị “chết nghĩa” (không thể có nghĩa khác) nên hiện tại chúng ta đã bỏ cách dùng theo nghĩa gốc.

Địa lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Có những từ ở vùng này không có nghĩa gì xấu nhưng khi dùng rộng rãi, hay dùng ở vùng khác thì lại có nghĩa xấu.

“Ả” ở vùng Nghệ Tĩnh chỉ một người con gái bình thường. Thậm chí Nguyễn Du cũng dùng từ này với nghĩa hoàn toàn bình thường trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga”.

151122tu02-cc1cc

Nhưng hiện tại, trong tiếng nói phổ thông và đặc biệt vùng Bắc Bộ, “Ả” đồng nghĩa với không đứng đắn, sai trái, và thậm chí liên quan đến pháp luật (Từ “Ả” được dùng để chỉ tội phạm nữ trong báo chí pháp luật).

Hay như “Cả” là một từ không xuất hiện ở vùng Nam Bộ, bởi đây là từ phạm húy, một trong những tội rất nặng trong thời phong kiến.

Theo bài “Tị Húy trong sinh hoạt của người Việt Nam của Phạm Văn Bân” thì: “Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả”.

151122tu03-cc1cc

Thế nên gọi “Cả” để chỉ người anh/chị lớn trong nhà rất dễ bị kị húy, và bởi vậy, người Nam Bộ thay “Cả” bằng “Hai” và có: anh Hai, chị Hai, bà Hai,…

Vậy đấy, đây là một trong những bài đầu tiên người viết muốn giới thiệu đến độc giả những khía cạnh thú vị của “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt.

Đây là một phạm trù rất rộng nên chỉ dám trích lục một phần nhỏ và đơn giản để diễn giải. Trong những bài viết tới, người viết sẽ đề cập kỹ hơn đến thổ ngữ (cách dùng địa phương) - một trong những khía cạnh rất thú vị khác của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Theo Kênh 14

Khi nghĩ tới Ai Cập thì điều gì sẽ lập tức xuất hiện trong tâm trí bạn? Kim tự tháp, pha-ra-ông, hay rắn?

Chắc hẳn bạn đã có ít nhất một ý niệm nào đó về Ai Cập, tuy nhiên, còn rất nhiều điều thú vị hơn về Ai Cập cổ đại mà bạn chưa từng biết đến. 
1. Cách đuổi ruồi “có một không hai”
Các pha-ra-ông Ai Cập có cách đuổi ruồi khá độc đáo, đó là bôi mật ong lên cơ thể những người nô lệ đứng gần mình. Ruồi bị mật ong thu hút nên sẽ bâu đầy vào người nô lệ đó và không làm phiền các pha-ra-ông.
    2. Nam giới và phụ nữ Ai Cập đều thích trang điểm
    Cả hai giới đều thích đánh những lớp trang điểm dày bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ được thần linh bảo vệ. Những mỹ phẩm này được tạo ra bằng cách nghiền những loại quặng, thường có màu xanh (làm từ đồng) hoặc đen (làm từ chì).
    Người Ai Cập tin rằng, lớp trang điểm có công dụng chữa lành vết thương hay phòng ngừa bệnh một cách kỳ diệu. Cụ thể, mỹ phẩm làm từ chì ở dọc bờ sông Nile giúp người dân thời đó phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt.
    Tuy nhiên, ít ai biết rằng mục đích ban đầu của lớp trang điểm đó là để chống nắng.
    3. Trẻ em không mặc quần áo
    Trẻ em Ai Cập cổ đại không mặc quần áo cho tới khi chúng đến tuổi vị thành niên, khoảng 12 – 13 tuổi. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ, trẻ em chẳng cần phải che đậy cơ thể. Và một lí do quan trọng nữa là vì thời tiết ở Ai cập quá nóng.
    4. Tóc của pharaoh
    Rất ít người từng nhìn thấy mái tóc thật của pha-ra-ông. Chỉ có những người rất thân thiết trong gia đình mới được chiêm ngưỡng. Các pha-ra-ông không bao giờ để lộ tóc thật trước công chúng. Các vị vua Ai cập luôn đeo mặt nạ cho tóc.
    Những chiếc mặt nạ tóc đều được làm từ vàng ròng.
    5. Mái tóc thể hiện địa vị
    Vào thời Ai Cập cổ đại, nhìn vào kiểu tóc có thể biết được địa vị xã hội của mỗi người. Người giàu thường đội tóc giả trong khi những tầng lớp khác để tóc dài tự nhiên hoặc tết đuôi sam phía sau.
    Những cậu bé Ai Cập dưới 12 tuổi thường cạo trọc đầu để chống nóng và tránh chấy rận.
    6. Quan niệm của người Ai Cập cổ đại về trái đất
    Người Ai Cập cổ đại tin rằng trái đất tròn và phẳng như một chiếc đĩa và sông Nile chảy qua tâm của trái đất.
    7. Phụ nữ Ai Cập được hưởng nhiều quyền lợi, tự do
    Xét về địa vị xã hội, phụ nữ Ai Cập được cho là có vị thế thấp hơn người đàn ông. Tuy nhiên, họ vẫn được thừa nhận quyền bình đẳng và được tôn trọng về mặt tài chính và pháp luật.
    Họ được quyền mua bán tài sản, thậm chí là đứng tên trên những bản hợp đồng pháp lý, ly hôn và tái hôn. Mặc dù phụ nữ Ai Cập ít khi đi làm nhưng nếu đi làm, họ được trả lương ngang bằng với đàn ông.
    8. Cách ướp xác
    Trong quá trình ướp xác, não sẽ được lấy ra qua đường mũi. Các bộ phận khác sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và bỏ vào lọ. Chỉ có duy nhất một bộ phận được để lại trong cơ thể là trái tim vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứa linh hồn.
    9. Thân thế của nữ hoàng Cleopatra
    Trên thực tế, nữ hoàng Cleopatra, vị pha-ra-ông cuối cùng với sắc đẹp khuynh đảo cả thành Cairo không phải là người Ai Cập mà là người gốc Hy Lạp. Mặc dù sinh ra ở Alexandria nhưng nữ hoàng Cleopatra lại là thành viên trong gia tộc người Macedonia (Hy Lạp).
    Bà là hậu duệ cuối cùng của triều đại Ptolemy I là một trong những “phụ tá” đáng tin cậy nhất của Alexander Đại đế.
    10. Nô lệ không phải lực lượng xây dựng kim tự tháp
    Trái với những suy đoán trước đây cho rằng nô lệ chính là lực lượng chủ chốt xây dựng kim tự tháp, các nhà khoa học, khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng chứng minh kim tự tháp là do chính quyền thuê lao động và trả công tương xứng.
    Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đưa ra quan điểm chính nô lệ là lực lượng xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học hiện đại đều bác quan điểm đó.
    15. Tưởng niệm mèo chết
    Trong số các thú cưng, mèo là loài mà người Ai Cập sùng bái nhất. Khi một chú mèo chết, cả gia đình chủ nhân sẽ đưa tang như đưa tang người thân, đồng thời cạo lông mày để tưởng niệm tới linh hồn con vật.
    16. Gối đá
    Vật dụng không thể thiếu đối với giấc ngủ của người Ai Cập cổ đại chính là chiếc gối làm từ đá. Chiếc gối này khá cao và chắc chắn chả êm đềm gì.
    Theo Soha

    Trên bàn tay, đường công danh giúp củng cố đường định mệnh. Đây là đường chỉ tay cho thấy công danh sự nghiệp sau này của một người, biểu thị người đó đạt được những phần thưởng gì cho đóng góp của mình.

    Giống như đường định mệnh, không phải ai cũng sở hữu đường công danh trên bàn tay. Trong trường hợp này, công danh sau này của một người cần được xem xét ở những khu vực khác trên lòng bàn tay. Những người không có đường công danh vẫn có thể thành công, nhưng nhiều khả năng sẽ không được công chúng biết đến và tán tụng.  
    Đường công danh là đường chỉ tay chạy song song với đường định mệnhnhưng bắt đầu từ ngón áp út và có thể chạy xuống đáy lòng bàn tay. Cũng có những chuyên gia xem tướng tay cho rằng đường công danh bắt đầu từ gốc bàn tay và kéo dài đến phía dưới ngón áp út. Đường chỉ tay này còn được gọi là đường Thái Dương vì nó nằm ở dưới ngón áp út – chính là ngón tay Thái Dương.
    Các dấu hiệu đặc biệt trên đường công danh biểu thị những sự kiện cụ thể xảy ra trong cuộc đời. Đường chỉ tay này có thể chia làm 3 phần, giúp bạn đánh giá và xem xét lại những sự kiện nhất định đã hoặc có thể xảy ra: (1) cho thấy lúc nhỏ; (2) là khi đã trưởng thành; (3) là khi về già.
    Đường công danh – đường chỉ tay dự báo sự nghiệp, công danh
    Đường công danh chia làm 3 phần.
    Đường công danh sâu và rõ cho thấy sự nghiệp của chủ nhân vừa đặc biệt, lại vừa rất mĩ mãn.
    Nếu đường công danh bị đứt gãy, đây là dấu hiệu cho thấy những thăng trầm trong quá trình phấn đấu được xã hội thừa nhận của chủ nhân.
    Đường công danh chạy sang ngón út ám chỉ danh tiếng trong các ngành nghệ thuật.
    Đường công danh bắt đầu từ đường học vấn và cắt qua đường tình duyêncho thấy chủ nhân là người chăm chỉ, nhưng nhiều khả năng sẽ thành công muộn.
    Đường công danh chĩa ra như chiếc nĩa ở phía gần ngón áp út ám chỉ người này có thể thành công, nhưng thành công ấy không mang lại giá trị rõ ràng.
    Nếu đường công danh tạo thành hình sao hay tam giác ở dưới ngón áp út, nhiều khả năng chủ nhân sẽ đạt được những thành tựu ngoạn mục trong nghệ thuật. Nếu tạo hình vuông, nhiều khả năng chủ nhân là một ông/bà chủ tốt bụng.
    Theo Soha

     Có câu, “nhân vô thập toàn”. Đã là con người, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Nhưng biết vậy không phải là để tặc lưỡi cho qua, mà là để cải thiện, sửa chữa khiếm khuyết, lầm lỗi.

    "Thuốc đắng dã tật." Thường người ta học hỏi được nhiều nhất từ những nhược điểm của mình. Vậy thì, hãy xem cung hoàng đạo của mình hay mắc phải tật xấu gì và sửa đổi dần nhé. 

    Bạch Dương (21/3-19/4)
    Bạch Dương hách dịch, hay đòi hỏi và đôi khi kiêu căng một chút. Bạn có thể xuất hiện với vẻ hiếu chiến. Nếu Bạch Dương làm sếp, người khác có thể phát rồ vì bạn. Lời khuyên cho bạn là hãy thư giãn, hít một hơi thật sâu và đừng kỳ vọng quá cao vào người khác. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ là 1 cá nhân đơn lẻ trong 7 tỷ người, đừng nghĩ rằng cả thế giới đều thuận theo ý bạn.
    Kim Ngưu (20/4-20/5)
    Kim Ngưu vô cùng đáng tin cậy, nhưng cũng cực kỳ bướng bỉnh và đặc biệt coi trọng vật chất. Nhiều khi, sự cứng đầu cứng cổ của bạn khiến người ta cảm thấy rất áp lực và ức chế. Đừng khăng khăng cho mình là đúng, bạn nên học cách thỏa hiệp và hợp tác với mọi người nhiều hơn.

    Song Tử (21/5-21/6)

    Đành là Song Tử rất đáng yêu, chỉ có điều bạn… trở mặt nhanh như giở sách. Bạn khó mà thích gì được lâu, kể cả con người và sự vật. Và nhiều khi, Song Tử cũng có thể hơi trẻ con.  
    Cự Giải (22/6-22/7)
    Cự Giải nhạy cảm vô cùng, đến nỗi họ cho rằng cuộc sống là một bãi chiến trường. Tâm trạng họ thay đổi liên xoành xoạch, tự dưng nổi giận đùng đùng là chuyện rất đỗi bình thường. Thậm chí, các chú cua còn cho rằng người ta muốn công kích họ. Mà điều đó chẳng bao giờ là đúng cả. 
    Đâu là tật xấu lớn nhất của 12 cung hoàng đạo?
    Vượt qua được tật xấu của mình, 12 cung hoàng đạo sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
    Sư Tử (23/7-22/8)
    Trong 12 cung hoàng đạo, Sư Tử thuộc diện phù phiếm, lấy mình làm trung tâm nhất. Bạn khao khát được người ta chú ý, phải được tán tụng thì mới có thể vui vẻ. Chỉ một lần thôi, hãy học cách hạnh phúc với chính con người mình.
    Xử Nữ (23/8-22/9)
    Thẳng thắn mà nói, Xử Nữ lắm lúc khiến mọi người phát điên. Là người theo chủ nghĩa cầu toàn, tiêu chuẩn cao, ai đó có không đồng ý với mình thì Xử Nữ sẽ tranh cãi đến cùng. Ngoài ra, bạn có tật luôn bới móc, chỉ trích người khác, đặc biệt là những người thân cận nhất. Hãy bình tĩnh lại và hiểu rằng sai sót là chuyện rất bình thường.
    Thiên Bình (23/9-23/10)
    Thiên Bình thì lại cực kỳ thiếu quyết đoán, thực sự luôn. Bạn mà bắt họ quyết chuyện gì thì thôi xác định đi, sẽ mất thời gian lắm đó. Mà thúc ép họ thì chỉ khiến mọi chuyện trắc trở hơn thôi.  
    Bọ Cạp (24/10-24/11)
    Tính xấu nhất của Bọ Cạp là đòi hỏi và ép người quá đáng. Bạn không thích thay đổi và gần như không thể tha thứ cho bất kỳ ai. Thật sự là, để có thể hòa hợp với mọi người, bạn nên cố gắng sửa đổi tật thứ hai. Cần học cách buông tay Bọ Cạp ạ.
    Nhân Mã (24/11-21/12)
    Nhân Mã tối ngày ra vẻ biết tuốt, ăn nói thì rất phũ mà nhìn chung thì cũng hơi ngoan cố. Mà đồng thời, bạn có vẻ xa cách mọi người nên đôi khi có thể hơi vô tâm. Bạn nên biết thông cảm cho người ta hơn.
    Ma Kết (22/12-19/1)
    Ma Kết không hiểu sao trông hơi… khắc khổ, mà đúng là bạn trông cứng nhắc hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa. Có những chuyện, nếu thấy không có lợi ích gì thì bạn sẽ không làm, nhưng điều này đôi khi có thể khiến người thân thiết tổn thương. Cuối cùng, đừng tối ngày chỉ biết tới công việc.
    Bảo Bình (20/1-18/2)
    Bảo Bình gần như không biết phải mở lòng với mọi người ra sao. Khi tức giận, bạn sẽ tỏ vẻ vô cùng lạnh nhạt. Lời khuyên cho bạn là thẳng thắn, cởi mở với suy nghĩ của mình hơn.
    Song Ngư (19/2-20/3)
    Đầu óc Song Ngư lúc nào cũng như trên mây. Nhiều khi, bạn chán ghét thực tế và ai cũng thấy điều đó. Mơ mộng, giàu trí tưởng tượng là tốt, nhưng bạn cũng cần làm việc nữa.  
    Theo Soha

    Bệnh sỏi thận rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu biết về chúng.

    Sỏi thận là gì 
    bệnh sỏi thận
    Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu.
    Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. 
    Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
    Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận
    - Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn
    - Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu.
    - Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn
    - Đau vùng bụng , vùng háng, sốt nhẹ, hay bị rùng mình
    - Nước tiểu có màu không bình thường. Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già.
    Phòng bệnh sỏi thận 
    - Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn. Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. 
    - Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.
    - Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào.
    - Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.
    Theo Phunutoday

    Cách người yêu nhau trao nhau nụ hôn mang những thông điệp khác nhau. Cùng khám phá ý nghĩa của các kiểu hôn thường gặp nhé.

    Mỗi người trong chúng ta thể hiện tình cảm theo các cách khác nhau. Dù đó là qua cái ôm, qua nụ hôn, hay qua những cử chỉ nhỏ nhặt mà ta làm cho nhau. Tác giả Sheril Kirshenbaum viết trong cuốn sách Khoa học của nụ hôn: Lời đôi môi muốn nói: Nụ hôn giúp duy trì mối quan hệ được lâu dài. 

    Bạn thường dùng nụ hôn nào nhất trong các kiểu dưới đây? Chúng cho biết những gì về tình yêu của bạn? 

    1. Chỉ hôn môi trên hoặc môi dưới
    Đây là nụ hôn thuần túy tình thương yêu. Thay vì chìm đắm vào kiểu hôn nồng nhiệt, tại mỗi thời điểm, mỗi người chỉ tập trung hôn lên môi trên hay môi dưới của đối phương. Kiểu hôn này thực sự là trải nghiệm mà hai người cùng chia sẻ. Có sự cho đi và nhận lại, ám chỉ tình yêu sâu nặng cho người kia. Dù hai người vừa kết đôi hay yêu nhau đã lâu, cả hai đều muốn tìm hiểu nhau thêm nữa.  

    2. Hôn lên má

    Hôn vào má có ý muốn nói: Bạn thích người này. Đây là kiểu hôn của tình bạn và lòng mến mộ, chứa chan trìu mến. Người đặt nụ hôn lên má đối phương có thể có cảm xúc lãng mạn cho người kia, nhưng lúc này, chưa đến lúc.
    Nếu đã yêu nhau nhiều năm mà vẫn còn hôn má nhau, có thể thấy quan hệ giữa hai người vẫn lấy tình bạn làm nền tảng.
    3. Hôn không mở miệng
    Kiểu hôn này cho thấy hai người vẫn chưa thoải mái hoàn toàn với người kia. Cả hai đều giữ cho môi nín chặt, không dùng đến lưỡi.
    Cách hôn nói gì về tình yêu của bạn 1
    Hôn không mở miệng cho thấy hai người chưa hoàn toàn thoải mái với nhau.
    Nụ hôn này thường xảy ra vào gian đoạn đầu của mối quan hệ, giữa hai người vẫn còn rào cản. Còn nếu yêu nhau đã lâu mà vẫn hôn không mở miệng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mỗi người đều lập nên những rào chắn về xúc cảm, giao tiếp giữa hai bên cần cải thiện nhiều.
    4. Nụ hôn kiểu Pháp
    Với kiểu hôn này, cả hai đều muốn khám phá đối phương nhiều hơn – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Họ dùng lưỡi để khám phá khoang miệng của người yêu.
    Cách hôn nói gì về tình yêu của bạn 2
    Nụ hôn kiểu Pháp cho thấy người ta muốn hiểu nhau nhiều hơn.
    Khi bạn không biết phải nói gì, hay có nói gì cũng không đủ, thì nụ hôn kiểu Pháp chính là cách để cho đối phương biết bạn muốn gần gũi hơn, muốn hiểu người ta ở mức độ sâu hơn.
    5. Hôn kiểu “Người nhện”
    Đây là nụ hôn ăn theo bom tấn “Người nhện” từng rất hút khách. Với người bình thường chúng ta, tốt nhất nên hôn kiểu này khi một người đang nằm hoặc ngồi xuống. Nụ hôn này có nghĩa rằng hai người vẫn khiến nhau ngạc nhiên trong mối quan hệ, cùng chia sẻ cảm giác phấn khích, mới mẻ.
    6. Cắn môi đối phương khi hôn
    Nụ hôn này tràn đầy nhiệt huyết. Người này cắn lên môi người kia, nhưng không quá mạnh để gây đau đớn hay chảy máu. Nụ hôn cho thấy hai người mê đắm nhau, mà cách tốt nhất để diễn tả là qua cơ thể.
    7. Hôn phớt nhẹ nhàng
    Nụ hôn này ẩn chứa sự trêu chọc, mong đợi. Hai người hôn lên môi nhau rất nhẹ, hầu như không dùng lực chút nào. Tác giả Sheril viết: “Chỉ cần môi chạm nhẹ vào nhau cũng khiến một phần não bộ được kích thích.” Thực hiện kiểu hôn này cho thấy hai người rất thoải mái khi bên nhau.
    8. Nụ hôn thiên thần
    Ở kiểu hôn này, một người nhẹ nhàng hôn lên mí mắt của người kia khi đối phương đang ngủ. Nụ hôn thiên thần cho thấy hai người tận tâm chăm sóc cho nhau, tin tưởng nhau mạnh mẽ.
    9. Hôn vội
    Kiểu hôn này giống như phép thử. Mỗi người nhắm mắt, mím môi và hôn nhau rất nhanh. Ý nghĩa của nó là thử xem giữa hai người liệu có “lửa” đam mê, mối quan hệ này liệu có thể tiến xa hơn được hay không. Còn giữa các cặp yêu nhau đã lâu, đây có thể là cách hai người nói nhanh “xin chào” hoặc “tạm biệt”, thể hiện sự thoải mái khi bên nhau.
    10. Nụ hôn bươm bướm
    Cách hôn nói gì về tình yêu của bạn 3
    Nụ hôn bươm bướm thường thấy ở những cặp đôi trẻ tuổi. Ảnh: WikiHow
    Đây là kiểu hôn không dính dáng gì đến môi hết. Hai người kề sát bên nhau, chớp chớp mắt để lông mi người nọ chạm lông mi người kia. Nụ hôn này thường thấy ở những cặp đôi trẻ, chứ các đôi trưởng thành hay đã có nhiều kinh nghiệm không mấy khi bày tỏ tình cảm theo cách này.
    Theo Phunutoday

    Vị danh tướng thành lập nhà Thục Hán nổi tiếng bởi tính hào hiệp, trượng nghĩa nhưng rất ít tài liệu nhắc đến người nâng khăn sửa túi và sinh ba người con của ông.


    Quan Vũ, còn được gọi là Quan Công, tên tự là Vân Trường, là một vị dũng tướng thời cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc.
    Ông là người góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
    Người Trung Hoa tôn ông là Võ Thánh, sánh cùng Văn Thánh Khổng Tử và được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt hoặc cưỡi ngựa xích thố.
    Trong tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, tác giả miêu tả như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
    La Quán Trung xếp ông là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
    Tuy nhiên, do tính chất dã sử, Tam Quốc diễn nghĩa đề cập rất ít về xuất thân, gia quyến của Quan Vũ. Đến nay, vợ của Quan Vũ là ai vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.
    Các câu chuyện dân gian và kinh kịch, tuồng, phim ảnh của Trung Hoa, thường gắn liền mối quan hệ giữa Quan Vũ và nàng Điêu Thuyền xinh đẹp.
    Trong vở tuồng nổi tiếng có từ thời Nguyên "Quan đại vương nguyệt hạ trảm Điêu Thuyền" miêu tả, sau khi Lã Bố bị giết chết, Trương Phi đã cướp được Điêu Thuyền, mang về tặng cho nhị ca.
    Quan Vũ mặc dù say đắm vẻ đẹp của nàng nhưng nghĩ lại tự cổ chí kim, bao nhiêu anh hùng đã phải bỏ mạng, sự nghiệp tiêu tán vì "hồng nhan họa thủy" này, bèn nén sự tiếc nuối tuốt gươm chém Điêu Thuyền.
    Một truyện dân gian khác thuật rằng sau khi Lã Bố chết dưới tay Tào Tháo, Tháo cướp được người đẹp Điêu Thuyền. Tháo tính mỹ nhân kế để ly gián quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ bèn mở tiệc hậu đãi và tặng nàng Điêu Thuyền cho Quan Vũ.
    Khi Điêu Thuyền bước ra, Quan Vũ cũng cảm thấy choáng ngợp xiêu lòng trước sắc đẹp mỹ nhân, nhưng sợ rằng đây chính là hậu họa khôn lường cho nghiệp phục hưng nhà Hán, Quan Vũ chỉ cúi đầu mà thốt lên: "Được".
    Điêu Thuyền hiểu ý Quan Vũ, vén rèm lui về phòng, rồi dùng một dải lụa trắng tự kết liễu.

    Ngoài nghi vấn với nàng Điêu Thuyền xinh đẹp, trong “”Tam Quốc Chí – Quan Vũ Truyện”, có đoạn viết rằng: Lữ Bố có thuộc hạ tên Tần Nghi Lộc, có vợ là Đỗ Thị, xinh đẹp tuyệt trần.
    Sau Tần Nghi Lộc về hàng Viên Thuật, bỏ vợ ở lại. Quan Vũ thấy nàng xinh đẹp, rất ưng ý muốn cưới về làm vợ, nhưng không thành, vì Tào Tháo cướp được Đỗ Thị và nạp vào hậu cung.
    Tác phẩm “Quan Công từ Tào” thì tả: Quan Vũ có vợ tên Tào Nguyệt Nga, vốn là thị nữ trong phủ Tào và được Tào Tháo nhận làm nghĩa nữ, sau gả cho Quan Vũ.
    Quan Vũ và người vợ này đồng sàng dị mộng, sau Quan Vũ bỏ đi, Nguyệt Nga đuổi theo xin đi cùng. Quan Vũ không đồng ý, Nguyệt Nga quá đau khổ tự rút kiếm kết liễu cuộc đời
    Trong "Hoa Quan tố truyện" lại viết rằng vợ của Quan Vũ tên Hồ Kim Định. Tại quận Trác, Quan Vũ gặp gỡ và kết bái huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi.
    Lưu Bị lo rằng Trương, Quan đều đã có gia thất, sợ hai người vướng chuyện vợ con mà không cùng sống chết với mình. Trương Phi và Quan Vũ quyết định sẽ đổi vai cho nhau giết chết vợ con để dốc lòng phò trợ Lưu Bị hoàn thành nghiệp lớn.
    Khi tới nhà Quan Vũ, nhìn thấy Hồ Kim Định bụng mang dạ chửa, Trương Phi không nỡ xuống tay, bèn tha chết cho nàng. Sau Hồ Kim Định chạy thoát, sinh được một con trai, đặt tên là Quan Hưng.
    Khi Quan Hưng 7 tuổi, vào buổi tối nhá nhem, đi lạc nhà và được Tố Viên ngoại thương tình nhận nuôi.
    Lên 9 tuổi Quan Hưng được Bàn Thạch Động Hoa Nhạc lão tiên sinh nhận làm đệ tử, sau trở thành anh hùng trẻ tuổi, văn võ song toàn.
    18 tuổi, được Tố viên ngoại cho biết thân thế, Quan Hưng đổi tên thành "Hoa Quan Tố", về quê nhận mẹ, rồi cùng Hồ Kim Định đến Tây Xuyên nhận Quan Vũ làm cha.
    Điều này cũng phù hợp với miêu tả thân thế của ba con của Quan Vũ là Quan Hưng, Quan Sách, Quan Phụng đều có mẫu thân là Hồ Thị.
     Nhiều người cho rằng Hồ Thị chính là nàng Hồ Kim Định thuở nào.
    Nhiều người cho rằng Hồ Thị chính là nàng Hồ Kim Định thuở nào.

    Gia Đình

    [Gia-dinh][fbig1]

    Sức khỏe

    [Suc-khoe][fbig2]

    Khoa học - Công nghệ

    [Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

    Làm đẹp

    [Lam-dep][hot]

    Thú vị

    [Thu-vi][gallery2]

    Động vật

    [Dong-vat][column1]

    Du lịch

    [Du-lich][gallery3]

    Author Name

    {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

    Biểu mẫu liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *

    Được tạo bởi Blogger.