Latest Post

Đôi khi chúng ta làm cho những người xung quanh mất đi thiện cảm và không muốn tiếp xúc nhiều với mình mà không hay biết. Dù rằng ai cũng có những điểm khó ưa riêng của mình, nhưng đặc biệt những đặc điểm sau đây chắc chắn sẽ làm cho khoảng cách giữa bạn và mọi người trở nên xa hơn.
Lòng tự trọng thấp
Lúc nào bạn cũng không đánh giá cao chính bản thân mình hoặc luôn có thái độ tiêu cực về cuộc sống và con người mình thì sẽ khiến cho mọi người xung quanh dần dà chán ngán và cũng sẽ nghĩ về bạn y chang như vậy. Nếu bạn thấy rằng nhìn vào một người nào đó có thể tạo động lực cho mình cố gắng, hãy làm như vậy. Còn nếu không, hãy tự mình suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết cho bản thân mình. Mọi người yêu quý bạn vì rất nhiều lý do, vì thế bạn đừng để cho họ quên đi những thứ tốt đẹp của bạn mà chỉ để ý thấy những điểm chưa tốt chỉ vì lúc nào bạn cũng sống lờ mờ, không mục đích, không lý tưởng và hoàn toàn không tin tưởng vào những điểm mạnh của bản thân.

Không nói chuyện
Nếu khi đi chơi với cả nhóm bạn mà bạn chỉ ngồi im lìm một góc chẳng nói chuyện với ai cả, bạn sẽ khiến mọi người cảm giác rằng bạn không muốn nói chuyện và chỉ muốn được ở yên một mình. Đây chính là một trong những cách mà bạn vô tình xây lên những rào cản làm không ai muốn lại gần bạn đấy! Đừng chờ đợi người khác để ý và đến bắt chuyện với mình như vậy. Hãy chủ động thân thiện và mạnh dạn nói chuyện với mọi người đi nào!

Không lắng nghe
Nếu một người bạn nào đó tìm đến bạn vì cần sự giúp đỡ, hãy lắng nghe và giúp đỡ họ trong khả năng của bạn. Bạn bè cũng sẽ ngại tiếp xúc hoặc giữ quan hệ với bạn nếu như họ cảm thấy rằng bạn không phải là một người đáng tin tưởng để cho họ lời khuyên hoặc sẵn sàng dang tay giúp đỡ họ trong lúc cần kíp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen lắng nghe và thật sự gắn kết khi nói chuyện với mọi người. Đây là một cách hiệu quả để giúp cho mối quan hệ của bạn thêm bền chặt và quý giá hơn. Hơn thế nữa, nếu bạn lắng nghe thật tâm thì người kia cũng sẽ đối xử thật lòng lại với bạn. Bạn luôn là một người bạn tốt và hào hiệp, đến khi bạn cần, những người bạn khác cũng sẽ sẵn sàng dang tay giúp đỡ cho bạn.


Ảnh: Internet

Chỉ quan tâm đến bản thân mình
Cuộc sống là không công bằng và mọi thứ sẽ không bao giờ xoay chuyển chỉ theo ý của bạn mà thôi. Chính vì vậy, khi mà bạn cứ tỏ ra mình là “cái rốn của vũ trụ”, mọi người xung quanh cũng chẳng tha thiết gì để chơi với bạn nữa. Hãy cố gắng nhìn mọi việc từ góc độ của người khác cũng như đừng xen lẫn ý kiến chủ quan và cái tôi cá nhân của mình vào xem sao, bạn sẽ hoàn toàn thấy sự việc theo một hướng rất khác đấy! Và thực tế có khi là chẳng ai rảnh rỗi để mà soi mói bạn nhiều như bạn nghĩ đâu bạn ạ.

Than thở quá nhiều
Đôi lúc việc than vãn giúp cho bạn dễ thở hơn giữa những áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên việc “bán than” quá mức cho phép sẽ làm cho mọi người phát điên và tránh xa bạn luôn đấy! Chả ai là hoàn hảo, mỗi người đều có những vấn đề riêng cần giải quyết. Nếu bạn nghĩ rằng mình thật sự cần giúp đỡ, tốt nhất bạn nên tìm đến một người có kinh nghiệm – một người mà bạn biết chắc có thể nhờ họ giúp đỡ hoặc cho bạn lời khuyên hữu dụng nhất. Còn không, bạn đừng khiến cho bạn bè phải mang thêm gánh nặng với những tiếng thở dài và hàng loạt vấn đề cá nhân từ nhỏ đến lớn của bạn nữa nhé!

Suốt ngày trách móc
Việc trách móc người khác cũng là một thói quen xấu cần được loại bỏ ngay nếu bạn không muốn mọi người xa lánh mình. Chẳng ai thích gì cái cảm giác bị hờn dỗi hay trách cứ, buộc tội vì một việc gì đó. Vì thế, khi bạn muốn nói thẳng vấn đề ra với ai, hãy thử chuyển hướng câu nói của mình sao cho nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn như thay vì bạn nói: “Sao cậu không bao giờ chịu dọn nhà bếp hết vậy?”, bạn có thể nói: “Mấy tuần nay toàn là tớ dọn bếp, lần sau tới cậu đấy nhé!”. Cũng là một câu nói thôi nhưng khi bạn xoay chuyển đi một tí, người kia sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng hơn, và vì không cảm thấy mình bị cáo buộc nên họ cũng sẽ ít có phản kháng lại hơn.

Xem nào, đọc xong bài này thì bạn cũng phần nào hiểu được vì sao tự nhiên có vài người bạn đột nhiên biến mất rồi phải không? Cùng suy ngẫm xem bạn đang mắc phải điểm nào không hay để khắc phục nhé!

Niềm tin là nền móng cho mọi mối quan hệ thành công, dù cho đó là quan hệ công việc, đối tác, bạn bè, tình yêu, người thân...v.v. Nếu không có sự tin tưởng bạn sẽ không thể hình thành bất kì mối liên kết gần gũi nào với người khác, bởi lẽ bạn đơn giản không muốn mở lòng với một người mà bạn không thể hoàn toàn dựa vào. Mặt khác, người khác cũng cần phải tin tưởng bạn. Chúng ta vẫn thường bảo người khác làm cho ta tin tưởng họ hơn, vậy tại sao không tìm cách gia tăng “niềm tin” của họ đối với bạn? 



Niềm tin là nền móng cho mọi mối quan hệ thành công, dù cho đó là quan hệ công việc, đối tác, bạn bè, tình yêu, người thân...v.v. Nếu không có sự tin tưởng bạn sẽ không thể hình thành bất kì mối liên kết gần gũi nào với người khác, bởi lẽ bạn đơn giản không muốn mở lòng với một người mà bạn không thể hoàn toàn dựa vào. Mặt khác, người khác cũng cần phải tin tưởng bạn. Chúng ta vẫn thường bảo người khác làm cho ta tin tưởng họ hơn, vậy tại sao không tìm cách gia tăng “niềm tin” của họ đối với bạn? 

Sau đây là 5 điều mà những người đáng tin cậy vẫn hay làm

1.Xin lỗi vì những điều ngoài ý muốn

Điều này nghe có vẻ không cần thiết hoặc thậm chí ngu ngốc với một số người, nhưng một lời xin lỗi chẳng hạn như về thời tiết hiện tại (mưa, gió…) ngay lập tức có thể khiến bạn trở thành một người dễ cảm thông và đáng tin cậy hơn trong mắt người khác.

Ví dụ, những nghiên cứu sinh của đại học Harvard đã thuê một chàng trai trẻ và bảo anh ta hỏi mượn điện thoại của 65 người lạ khác nhau ở một ga tàu điện, đặc biệt hơn họ chỉ thực hiện thí nghiệm này vào những ngày trời mưa. Phân nửa số lần khi anh chàng kia tiếp cận người khác, anh ta sẽ nói “Tôi rất xin lỗi về cơn mưa này” trước khi hỏi mượn điện thoại của họ. Chỉ 9% người lạ không nghe được lời xin lỗi có vẻ không cần thiết kia chấp nhận cho anh ta mượn điện thoại. Ngược lại, 47% người nghe được lời xin lỗi đều cho anh ấy mượn điện thoại. Những nghiên cứu sinh đã khám phá ra rằng bắt đầu một cuộc trò chuyện với một lời xin lỗi, dù cần thiết hay không, sẽ giúp gia tăng sự cảm thông và quan tâm của người nghe, cũng như gia tăng sự tin cậy của đối phương dành cho người nói.

2.Mô phỏng ngôn ngữ cơ thể để làm đối phương thoải mái

Chú ý đến cử chỉ của một người trong cuộc nói chuyện và bắt chước theo ngôn ngữ hình thể của họ có thể làm họ tin tưởng bạn hơn đấy. Một nghiên cứu được đăng trên tờ báo của học viện quản trị học đã được thực hiện như sau: những sinh viên được yêu cầu mô phỏng lại cử chỉ của người nói chuyện cùng mình (chẳng hạn như chống cùi chỏ lên bàn, chống tay lên cằm, khoanh tay...) khi cả hai đang thương lượng một vấn đề nào đó. Và có đến 67% cuộc thương lượng thành công. (Những người bị thuyết phục không hề biết về chuyện họ bị “mô phỏng”). Những sinh viên được bảo không “nhái theo” cử chỉ của đối phương chỉ có 12.5% thương lượng thành công. Lý giải cho tỉ lệ thương lượng thành công đó là việc gia tăng sự tin cậy từ những cử chỉ “bắt chước” kia, giúp giảm sự mâu thuẫn thậm chí là hỗ trợ cho việc “điều hòa” cuộc nói chuyện.

3.Người khiêm tốn, nhã nhặn

Nhìn chung, người ta thường tin tưởng những người khiêm tốn, nhún nhường hơn, bởi vì những người này trong mắt người khác rất gần gũi và thân thiện. Một cuộc nghiên cứu ở đại học California, Berkeley chỉ ra rằng việc ngại ngùng trước người khác cũng làm họ tin tưởng bạn hơn. Trong cuộc nghiên cứu, người ta cho những người tham gia xem một đoạn video một anh chàng được thông báo là mình đạt điểm tuyệt đối trong một bài kiểm tra. Những người tham gia được xem hai phản ứng khác nhau từ người thanh niên kia, một là tỏ vẻ hơi ngại ngùng, hai là tự hào và hãnh diện tột độ. 

Sau khi xem đoạn video, những người tham gia cuộc nghiên cứu chơi những trò chơi để đo lường xem họ tin tưởng anh ta đến mức độ nào. Kết quả cho thấy những người được xem đoạn clip anh ta phản ứng một cách hơi ngại ngùng sẽ tin tưởng anh ta hơn. Những nghiên cứu sinh giải thích sự ngại ngùng thể hiện sự chấp nhận và sự hòa hợp trong mỗi con người, khiến họ trở nên đáng tin hơn, dễ gần hơn.

4.Thường có mùi nhẹ nhàng

Người ta khám phá ra rằng mùi hương có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn trong mắt người khác. Một thí nghiệm ở Hà Lan được tổ chức với 90 người trưởng thành được chia thành 3 nhóm và cùng tham gia một trò chơi gọi là “trò chơi tin tưởng”, giúp đo lường mức độ tin cậy của một người đối với người khác. Tất cả người chơi được nhận một số tiền nhất định, và những người chơi sẽ quyết định sẽ giữ nó hay đưa nó cho những người chơi khác. Người nhận được tiền từ người khác sẽ được hưởng gấp ba số tiền, nhưng “người được tin tưởng” có quyền chọn chia sẻ hoặc không chỉ sẻ số tiền đó với “người tin” họ, đó là một quyết định cần nhiều sự tin tưởng.

Trong suốt trò chơi, cả ba nhóm được sử dụng những loại mùi nước hoa khác nhau: không mùi, oải hương, và bạc hà. Người ta phát hiện rằng những người có mùi oải hương sẵn lòng tin tưởng người khác hơn những nhóm mùi còn lại. Bộ máy thần kinh trung ương sẽ đưa ra tín hiệu về việc có nên tin một ai đó hay không, và oải hương có một mùi dịu nhẹ giúp tác động tích cực vào khu vực này, trong khi đó thì mùi bạc hà lại kích thích mạnh vào não bộ.

5.Thường có nhiều bạn chung

Chắc chắn là bạn sẽ dễ tin tưởng một người hơn nếu bạn có nhiều người bạn chung với họ. Cụ thể, hai người sẽ dễ có cùng sở thích hơn khi cùng có một người bạn chung. Bạn có thể tận dụng điều này bằng cách nhờ bạn của mình đề cập đến mình vài lần với đối phương, như vậy sẽ tạo cảm giác đối phương dường như đã hiểu bạn được một phần nào đó rồi vậy.

Nếu bạn còn 1, 2, 3, 4… năm để đến tuổi 30 hay thậm chí đang ngấp nghé thì 19 bài học sau đây vẫn chưa bao giờ là muộn.  

Hãy cùng lướt qua về 19 điều này và bắt tay vào .... suy ngẫm nhé!

1. Quá mong muốn một điều gì đó sẽ làm khổ bản thân

Đừng mong đợi bất cứ điều gì mà hãy chấp nhận mọi thứ xung quanh bạn. Nếu không, bạn sẽ tự rước khổ vào chính mình. Quá hy vọng sẽ quá thất vọng bởi vì mọi thứ xảy ra đều có lý do.

2. Càng ít càng nhiều

“Càng ít càng nhiều” là cụm từ có thể áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống. Bạn càng tập trung vào một thứ, bạn sẽ càng có nhiều năng lượng và nhiệt huyết để theo nó đến cùng. Bạn càng có ít tham vọng, bạn càng dễ hài lòng với những gì mình có. Bạn càng ít than phiền, bạn càng thấy cuộc đời tươi đẹp hơn… Hãy thử áp dung nguyên tắc này cho chính bạn ngay bây giờ và bạn sẽ thấy, tối giản hóa mọi thứ sẽ khiến bạn tự do hơn nhiều.

3. Rắc rối là một phần của cuộc sống

Đừng bao giờ mong cuộc sống luôn màu hồng bởi vì cho dù mỗi ngày bạn có vui vẻ đến bao nhiêu thì cũng không tránh khỏi rắc rối vào những ngày khác. Chấp nhận và tìm ra giải pháp thay vì mong bạn sẽ luôn an toàn.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

4. “Theo tình, tình chạy”

Tình yêu như cánh bướm. Nó càng bay xa khi bạn cố đuổi bắt nó nhưng khi bạn lờ đi, nó có thể ở ngay trên vai bạn. Thế nên, hãy yêu bản thân mình trước khi bạn muốn dành tình yêu đó cho người khác và đừng cố bám lấy điều gì khi nó không thuộc về bạn.

5. Chia sẻ những chuyện không vui sẽ tăng tình thân!

Càng lớn chúng ta càng nhận ra rằng chia sẻ chuyện buồn với ai đó sẽ dễ nhận được sự cảm thông và quan tâm từ phía họ hơn.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30



6. Hãy giỏi những thứ có thể dùng được

Ước mơ hay đam mê của bạn cần phải thực tế và đồng bộ với nhu cầu của những người khác. Đừng quá mơ mộng viễn vông và làm những thứ mà cả thế giới này không ai có thể sử dụng được.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

7. Làm những gì bạn tin ngay cả khi không ai có thể làm

Hãy theo đuổi đến cùng và đừng để ai đó nói rằng bạn không thể làm được. Hầu hết những người thành công đều “điên” trong quyết định của mình.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

8. Điều bạn tập trung là điều bạn muốn

Tập trung vào những thứ tích cực và bạn sẽ bắt đầu nhìn mọi thứ tiêu cực theo hướng tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu bạn chỉ nghĩ về những thứ tiêu cực, thì mọi thứ xung quanh bạn đều rất tồi tệ.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

9. Mạng xã hội là một “xã hội không hoạt động”

Mạng xã hội đã ngày càng phổ biến. Thế nhưng, đừng tự biến mình trở thành công dân của một xã hội đầy rẫy những dòng status và ảnh tự sướng. Thay vì đó, hãy ra ngoài và đón nhận những gì thế giới đang chờ đón bạn.

19 bài học bạn cần nhớ trước tuổi 30

 10. Tiền bạc chính là thứ để đổi lấy giá trị

Tiền không phải là kết quả. Bạn chỉ làm ra tiền khi tài năng của bạn tạo ra những giá trị cho người khác. Nghĩa là muốn có tiền thì phải có giá trị!

19 bài học bạn cần nhớ trước tuổi 30

11. Một cuộc sống có mục đích là một cuộc sống hoàn mỹ

Sống không có mục đích giống như một con thuyền không có bến đỗ. Bạn sẽ vô định cho tới khi bạn tìm thấy thứ để theo đuổi.

12. Lãnh đạo nghĩa là bạn phải sống như một hình mẫu

Trở thành một nhà lãnh đạo, một người quản lý hay đơn giản là một người có khả năng điều khiển người khác, điều đó có nghĩa bạn được tôn trọng và có hàng trăm người muốn được như bạn. Nhưng kỳ thực, bạn sẽ phải sống như một tấm gương vì bất kỳ vết đục nào cũng sẽ biến bạn trở thành thứ không hoàn hảo.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

13. Kỹ năng và tài năng là hai thứ khác biệt

Càng lớn bạn sẽ càng nhận ra rằng tài năng sẽ bị giới hạn nếu dừng rèn luyện. Nếu bạn không có kỹ năng thì tài năng cũng sẽ mất dần.

14. Thiết lập mục tiêu không có nghĩa là Đạt được mục tiêu

Muốn đạt được mục tiêu bạn cần phải có kỷ luật còn thiết lập mục tiêu chỉ đơn thuần là một quyết định. Nếu bạn chỉ mơ mà không làm thì chẳng bao giờ bạn có hai từ “đạt được” cả.

15. Hãy lập danh sách “Should-Do-List” thay vì “To-Do-List”

Hãy lựa chọn các công việc quan trọng với chính bạn và bắt tay vào làm (Should-do-list) thay vì liệt kê tất cả các công việc để làm (To-do-list). Đây luôn là điều mà càng lớn bạn càng nhận ra và muốn hạnh phúc trước tuổi 30 thì đây cũng chính là việc đầu tiên bạn cần thực hiện.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

16. Cho để nhận

Cho là một thói quen, không phải một chiến lược. Bởi lẽ, bạn phải “cho” bằng sự chân thành và cả trái tim bạn, khi đó bạn sẽ nhận được điều xứng đáng.

17. Đáp án của mọi câu hỏi đều nằm trong tự nhiên

Tất cả những rắc rối trong cuộc sống của chúng ta đều có lời giải thích và chúng đều ẩn sâu trong tự nhiên. Nếu biết quan sát và cảm nhận, bạn sẽ hiểu tất cả.

18. Vinh hoa phú quý chỉ là phù du

John Wooden đã từng nói danh tiếng của bạn chỉ là điều người khác nghĩ về bạn. Tính cách của bạn mới là chính bạn.

Thế nên, hãy nhớ rằng công danh chỉ là thoáng qua. Đừng bao giờ đánh mất chính mình để có được những thứ không bền chặt.

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

19. Hãy sống như thể ngày mai là ngày cuối cùng của cuộc đời bạn!

19 bài học cần nhớ trước tuổi 30

Hay thì chia sẻ nhé! ^_^

Theo Ohay

Đánh răng là một công việc tưởng chừng đơn giản và được chúng ta thực hiện đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng? Là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể có câu trả lời đúng.

Theo thói quen từ lâu, hầu hết mọi người đều đánh răng ngay sau khi vừa mới thức dậy. Nhưng có một sự thật theo các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng: Hãy nên đánh răng sau khi ăn sáng. Vậy đâu là những lí do khiến bạn nên làm theo lời khuyên ấy. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Với một số người, quan điểm sau khi ngủ dậy, nên đánh răng để có thể đầy lùi vi khuẩn trong khoang miệng sau một đêm dài “say giấc nồng”, từ đó khi ăn sáng sẽ ngon miệng hơn. Thế nhưng, khi bạn đánh răng xong và dùng bữa ăn sáng, vô tình sẽ làm cho thành phần bảo vệ trong kem đánh răng không có cơ hội được lưu lại trên răng mà sẽ theo thức ăn và trôi vào bụng chúng ta, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến đường ruột.

Chưa kể, thói quen đánh răng xong rồi ăn sáng và cũng không đánh răng lại, sẽ khiến những đồ ăn buổi sáng bám vào răng và làm hỏng răng chúng ta. Vậy ngay sau khi ăn sáng chúng ta sẽ đánh răng liền?

Điều này cũng không đúng. Theo ý kiến của các chuyên gia về răng miệng, chúng ta không nên đánh răng ngay sau khi vừa ăn hoặc uống xong. Bởi thời điểm ấy, là lúc răng chúng ta dễ bị hỏng nhất. Acid có trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm men răng. Vì thế, nếu đánh răng vào lúc này, răng chúng ta sẽ rất dễ bị tổn thương. Các nha sĩ đã đưa ra lời khuyên là: để có thể bảo vệ men răng, chúng ta nên đánh răng sau khi ăn khoảng 60 phút.
súc nước muối
Với những phân tích như trên, chúng ta có thể thay đổi dần thói quen ngủ dậy đánh răng “liền và ngay lập tức” bằng cách: buổi sáng sau khi thức dậy, chúng ta có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Nước muối vừa có tác dụng làm sạch vi khuẩn vừa giúp chúng ta hạn chế các bệnh về đường hô hấp như đau họng, rát cổ,… vào những ngày lạnh. Sau khi súc miệng bằng nước muối, chúng ta có thể dùng bữa ăn sáng và khoảng 30 phút sau sẽ đánh răng. Khi ấy, chúng ta sẽ tự tin ra đường, bắt đầu một ngày mới với hơi thở thơm tho nhất.

Khi chúng ta nói chuyện với người khác, chúng ta thường không thể nhận ra được những nguyên nhân rất cơ bản tạo ra các hành vi của mình. Nhưng nếu quan sát một ai đó, chúng ta thường có thể tìm ra được nhiều cách giải thích thú vị cho hành vi cá nhân của mình. Và từ đây có thể tìm cách để cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.
Dưới đây là 15 lời khuyên rất hiệu quả để giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp:
  1. Nếu bạn phải làm việc rất nhiều với công chúng nói chung, bạn hãy đặt một tấm gương phía sau bạn. Nhiều người sẽ lịch sự với bạn hơn, vì họ sẽ không cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy chính họ đang giận dữ và thô lỗ.
  2. Nếu bạn đang ở trong một cuộc họp nhóm và mong đợi một người nào đó giao nhiệm vụ cho bạn, hãy ngồi ngay bên cạnh họ. Họ sẽ mất tinh thần để công kích bạn. Ít ra, họ cũng sẽ giảm bớt đi sự ích kỷ của họ.
  3. Một khi bạn đã đưa ra quan điểm của bạn trong bất kỳ các cuộc tranh luận nào, thì đừng nói thêm bất cứ điều gì khác nữa. Hãy dành thời gian cho đối thủ của bạn để suy nghĩ về những gì bạn đã nói và đưa ra một câu trả lời thích hợp.
  4. Trình tự việc bạn đưa ra những ý kiến của bạn là rất quan trọng cho việc chiếm ưu thế trong bất cứ cuộc tranh luận hay thảo luận nào. Bắt đầu bằng cách đưa ra một  lý lẽ mạnh mẽ mà bạn cảm thấy rất tự tin vào đó, sau đó là lý lẽ yếu hơn. Ý kiến cuối cùng của bạn phải như một quy luật thuyết phục nhất mà bạn phải đưa ra.
  5. Nếu ai đó cố gắng để làm cho bạn phát điên, đừng bị khiêu khích và cố gắng giữ bình tĩnh hơn tất cả. Điều này sẽ gây lúng túng cho đối thủ của bạn và buộc họ phải theo luật chơi của bạn chứ không phải là của họ.
  6. Hãy cố gắng tránh sử dụng từ "các bạn" trong một cuộc tranh cãi. Việc này thường nghe như là trách móc và khó có thể giúp bạn kiểm soát được tình hình. Hãy thêm vào những cụm từ như "Tôi nghĩ rằng" hoặc "Dường như với tôi". Đây là cách tốt nhất cố gắng bắt đầu để đạt được sự đồng thuận.
  7. Hãy lưu ý màu mắt của một ai đó khi bạn gặp họ. Người ta thích bạn nhiều hơn khi bạn tăng nhẹ dần việc giao tiếp bằng mắt.
  8. Cố gắng để người khác có những quyết định đơn giản nào đó của riêng họ. Ví dụ, giống như những đứa trẻ, nếu chúng được mặc những quần áo mà chúng muốn mặc trong ngày. Nó sẽ làm cho chúng cảm thấy rằng chúng đang kiểm soát tình hình và ít gây ra xung đột và giận dữ hơn.
  9. Luôn luôn cố gắng để tiến hành một cuộc gặp mặt lần đầu tiên với một người nào đó ở một nơi mà bạn có thể cảm thấy được nhiều cảm xúc tích cực. Ấn tượng của bạn sẽ được tích cực hơn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và hòa nhập vào nó một cách phù hợp.
  10. Nếu bạn thể hiện sự nhiệt tình và quan tâm khi bạn gặp người khác, họ cuối cùng sẽ bắt đầu cảm nhận và phản ứng theo cùng một cách. Điều này sẽ luôn luôn cần thêm một ít thời gian và nỗ lực.
  11. Nếu bạn rơi vào một cuộc tranh cãi, cố gắng chỉ sử dụng lý lẽ mà bạn biết chắc chắn, còn hơn việc mất bình tĩnh và dùng nhiều lời công kích hoặc những lý lẽ mong manh mà bạn không chắc đúng. Bạn sẽ không cần kết thúc với cảm giác thấy mình ngu ngốc, điều đó sẽ chỉ làm cho bạn tức giận thêm.
  12. Nếu bạn hỏi ai đó một câu hỏi và họ chỉ cho bạn một câu trả lời riêng lẻ từng phần, hãy duy trì việc giao tiếp bằng mắt và giữ im lặng. Những người trả lời thường sẽ cho rằng câu trả lời ban đầu là chưa hay lắm, và họ sẽ tiếp tục đưa ra ý kiến.
  13. Học cách để đặt ra câu hỏi “'mở” cũng như những câu hỏi "đóng" (là những câu hỏi bạn chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”). Câu hỏi mở đòi hỏi một câu trả lời phức tạp hơn và rõ ràng hơn. Bạn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện theo hướng tốt hơn để đạt mục tiêu của bạn nếu bạn biết cách sử dụng kết hợp của cả hai loại câu hỏi mở và đóng.
  14. Sau khi làm quen với một người mới, hãy bắt đầu nói chuyện với họ bằng cách gọi tên của họ, ngay cả khi bạn không chắc chắn sẽ gặp lại họ thêm lần nào nữa hay không sau cuộc gặp gỡ này. Điều này giúp hình thành một mối quan hệ thân thiện hơn và đáng tin cậy ngay từ đầu.
  15. Khi có một nhóm người cười lên, người theo bản năng sẽ nhìn về phía những thành viên nhóm mà họ sẽ cảm thấy gần gũi nhất (hoặc muốn cảm thấy gần gũi nhất).

Mỗi câu chuyện là một bài học quý giá, thiết thực để áp dụng vào công việc và cuộc sống. Hãy đọc và suy ngẫm nhé các bạn!

1. Bài học số 1

Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.
Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: “Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”.
Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: “Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?”.
Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: “Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé”. Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.
Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại. 

2. Bài học số 2

Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.
Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.
Đừng chạy theo đám đông một cách mù quáng

3. Bài học số 3

Có người hỏi một người nông dân: “Có trồng lúa mạch không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ trời sẽ không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh có trồng cây bông không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh trồng gì?”.
Người nông dân đáp: “Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn”.
Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì “không làm nên trò trống gì” đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên.

4. Bài học số 4

Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, một người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba bình an vô sự. Thì ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt. Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh, kết quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú, khi thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại lại bình yên vô sự.
Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.


5. Bài học số 5

Một tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rơi trong chùa, mỗi ngày phải tốn rất thời gian mới quét xong. Có người nói với cậu rằng: “Trước khi quét dọn cậu hãy dùng sức rung cây cho lá rụng hết, sau đó hẵng quét, như vậy ngày mai sẽ không cần phải quét nữa”.
Tiểu hòa thượng cảm thấy có lý, vui vẻ làm theo, thế nhưng ngày hôm sau, lá vẫn rơi đầy sân chùa.
Kết luận: Bất luận hôm nay bạn có nỗ lực thế nào, thì ngày mai lá vẫn rơi. Dục tốc bất đạt, làm tốt chuyện của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc đời của mình.
Dục tốc bất đạt

6. Bài học số 6

Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”.
 Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”.
Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”.
Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.

7. Bài học số 7

Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.
Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.
Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!
Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy!
Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau.


8. Bài học số 8

Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.
 Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.
Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại.
ảnh bài học cuộc sống,suy ngẫm,bản thân

9. Bài học số 9

Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.
Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.
Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.
Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km.
Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nếu thấy hay đừng quên chia sẻ với mọi người nhé! 

Theo Ohay.tv

Những người hay ngồi bắt chéo chân có thể bớt... "lo ngay ngáy" về tác hại của tư thế này.

Rất nhiều người có thói quen ngồi bắt chéo chân. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng, tư thế ngồi này không hề tốt cho cơ thể của bạn. Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.

Từ những "tin đồn" về ngồi vắt chân gây hại đến thế nào...

Không phải chỉ là những lời truyền tai nhau mà đã từng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của việc ngồi bắt chéo chân.

Đầu tiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, bạn đã vô tình dồn áp lực lên dây thần kinh mác chung (peroneal nerve) phía dưới đầu gối. Nếu duy trì tư thế này lâu, lượng máu bị tích tụ tại đây có thể gây nên hiện tượng "foot drop" - mất khả năng nhấc mũi chân hay ngón chân - và gây tê cứng cổ chân tạm thời.

151023leg11-ffba8
Ngồi bắt chéo chân có thể gây tê dây thần kinh mác chung?

Một số nghiên cứu khác chỉ ra, ngồi bắt chéo chân có ảnh hưởng đến huyết áp. Cụ thể vào năm 2010, có tới 7 nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, chỉ số đo huyết áp của bạn sẽ cao hơn bình thường. 

Và nếu cứ duy trì thói quen này thì chả bao lâu sau bạn sẽ mắc bệnh cao huyết áp do áp suất đưa máu đi qua mạch máu trong cơ thể.
151023crossingleg01-229aa

Huyết áp cao sẽ làm tim hoạt động nhiều hơn, có thể khiến tim kiệt sức, làm tăng nguy cơ bị trụy tim và thậm chí là tử vong.
151023leg13-ffba8
Minh họa người bị giãn tĩnh mạch chân

Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng ngồi bắt chéo chân còn có thể làm chúng ta mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) - thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới. 

Hiện tượng này sẽ gây nên một số biến chứng như nhức mỏi, phù chân, tê chân, hoặc thậm chí gây nhiều bệnh ngoài da như chàm, loét chân... rất kinh khủng.

Và sự thật là...
Sự thực là thói quen ngồi vắt chân không hề kinh khủng như chúng ta vẫn nhầm tưởng.

Đề cập đến hiện tượng "tê chân" - một nhóm các bác sĩ ở Hàn Quốc đã theo dõi các bệnh nhân xem tư thế ngồi bắt chân của họ có ảnh hưởng hay không. 

Và kết quả cho thấy 2 việc này... không liên quan gì đến nhau, mà hậu quả đến từ thói quen ngồi khoanh chân trên sàn nhà. Sở dĩ tư thế ngồi bắt chân "bị đổ oan" là vì chúng ta thường có xu hướng đổi tư thế ngồi khi không thoải mái, và tư thế được lựa chọn nhiều nhất là ngồi bắt chéo chân.
151023crossingleg03-229aa
Đây mới chính là nguyên nhân khiến các bạn bị tê chân

Vậy còn chuyện tăng huyết áp thì sao? Những nghiên cứu kể trên thực chất đều là nghiên cứu nhỏ và họ chỉ tiến hành đo huyết áp một lần duy nhất. 

Trong một nghiên cứu lớn hơn tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), các nhà nghiên cứu tại Istabul đã tiến hành một loạt các thí nghiệm khi con người ngồi ở 2 tư thế khác nhau: ngồi không bắt chéo chân và bắt chéo chân.
151023crossingleg05-229aa
Ngồi bắt chéo chân có khiến huyết áp tăng, nhưng không gây tác hại về lâu dài

Kết quả là huyết áp thực sự cao hơn khi ngồi bắt chéo chân, nhưng chỉ sau 3 phút khi không ngồi bắt chéo chân nữa thì huyết áp của họ lại quay trở về mức cũ.

Để lý giải tại sao huyết áp lại tăng tạm thời, các nhà nghiên cứu tại Nijmegen (Hà Lan) tiến hành hàng loạt các phép đo vật lý dựa vào cơ chế máu đi khắp cơ thể và truyền ngược trở về tim. Họ phát hiện ra rằng, lực cản trong các mạch máu không tăng lên, nhịp tim hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên lượng máu đẩy ngược lên tim lại tăng lên, dẫn đến chỉ số huyết áp tăng, trong khi thứ gây hại cho chúng ta là huyết áp khi máu được đẩy đi nhờ tim.

Vì vậy việc ngồi bắt chéo chân chỉ tạm thời làm tăng huyết áp chứ chưa có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ gây ra những tác hại lâu dài. Tuy vậy những bệnh nhân cao huyết áp được khuyến cáo không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu vì có khả năng cao xảy ra hiện tượng tụ máu và gây ra những cục máu đông.
151023leg12-ffba8

Và cuối cùng là chứng suy giãn tĩnh mạch? Các nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy rằng nguyên nhân chính của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch là do gene di truyền, chứ không phụ thuộc vào tư thế của chúng ta.
151023crossingleg02-229aa
Ngồi bắt chéo chân có thể gây tổn hại cho cấu trúc xương của chúng ta

Tuy nhiên, việc ngồi bắt chéo chân vẫn có tác hại nhất định lên cấu trúc xương của cơ thể.Nguyên do là vì khi ngồi tư thế này, chúng ta có xu hướng ngả người về phía trước và khum vai lại, làm lệch đi cấu trúc xương vốn có. 

Nhưng theo các bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục vấn đề này bằng cách để ý ngồi thẳng lưng và giữ vai ngay ngắn.

... đến những lợi ích bất ngờ không ai ngờ tới

Rõ ràng, ngồi bắt chéo chân hoàn toàn không có hại. Và thật ngạc nhiên, một nghiên cứu của trường ĐH Y Rotterdam (Hà Lan) đã tìm ra một số lợi ích từ tư thế ngồi này.

Cụ thể, họ tiến hành thí nghiệm với một nhóm người trẻ tuổi, yêu cầu họ ngồi với các tư thế duỗi thẳng chân, bắt chéo chân qua đầu gối và bắt chéo chân qua mắt cá chân. 

Sau đó họ mô phỏng lại chính xác cấu trúc xương chậu ở cả ba tư thế và tìm hiểu sự hoạt động các cơ bắp khi chúng ta ngồi bắt chéo chân.

151023crossingleg04-229aa

Kết quả cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân làm dài nhóm cơ hình quả lê chạy dọc phía sau khớp hông tới 11% so với khi chúng ta ngồi không bắt chéo chân, và 21% so với khi duỗi thẳng chân. 

Cơ hình lê có vai trò rất quan trọng trong vận động phần dưới của cơ thể bởi nó giúp cố định khớp háng, nâng và xoay đùi ra ngoài. Điều này cho phép chúng ta bước đi, nâng trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân khác và duy trì sự cân bằng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tư thế ngồi bắt chéo chân giúp làm tăng sự ổn định của các khớp xương chậu.
151023leg09-ffba8
Ngồi theo kiểu "tốn diện tích" như thế này thì thật chẳng dễ thương chút nào...

Chính vì thế, nếu bạn có thói quen ngồi bắt chéo chân thì... cứ việc thỏa mãn sở thích của mình, miễn sao không ngồi quá lâu để ảnh hưởng đến khung xương là được.

Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.