Latest Post

Các nhà khoa học cho rằng những người xăm mình có xu hướng bạo lực hơn người bình thường.

Ngày nay việc xăm mình đã trở nên phổ biến hơn, thậm chí được xem là một nghệ thuật. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, hình xăm dường như đang đúng với những gì người ta nghĩ về nó - thể hiện sự bạo lực.
151017tattoo01-8ded3
Người xăm mình có xu hướng hung hăng hơn

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Anglia Ruskin (Anh) cho rằng người có hình xăm có xu hướng hung hăng, bạo lực hơn người không xăm mình. Ngoài ra, người có càng nhiều hình xăm càng hung hăng hơn.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 378 người trong độ tuổi từ 20 đến 59. Kết quả nghiên cứu cho thấy 25,7% ứng viên có ít nhất 1 hình xăm. Những người xăm nhiều có số lượng hình xăm trung bình là 2,5. Các nghiên cứu viên cho biết: "Những người có hình xăm có xu hướng dễ tức giận, ngôn ngữ dễ mất kiểm soát, và có những phản ứng hung hăng hơn so với những người không xăm mình".

151017tattoo02-8ded3
Cuộc khảo sát cũng hướng đến việc tìm ra mối liên hệ giữa việc xăm mình và học vấn, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào thuyết phục.

Giáo sư Viren Swami, người đứng đầu nghiên cứu cho rằng: "Một giả thuyết được đặt ra là những người có tính cách nổi loạn cao có thể phản ứng với sự thất vọng và ức chế trong cuộc sống bằng cách xăm mình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người xăm mình đạt điểm cao về 2 trong 4 tiêu chí đánh giá sự hung hăng, đó là sự hung hăng ngôn ngữ và sự tức giận".
151017tattoo04-8ded3

Ông chia sẻ thêm: "Hiện nay hình xăm đã trở nên phổ biến tại nhiều nơi, ví dụ như trong xã hội Anh hiện đại, nghiên cứu này có thể giúp chúng ta hiểu hơn được những báo cáo về mối liên hệ giữa xăm mình và các hành vi mạo hiểm của người trưởng thành".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Body Image - tạp chí nghiên cứu khoa học về ngoại hình con người.

Theo Trí Thức Trẻ

Vì đâu có người luôn mất tiền, hao của, có người lại dư dả sang giàu. Trong tôn giáo người ta hay đề cập tới nghiệp lực, chính là do nhân tố này quyết định. Tuy nhiên, theo nhân tướng học, nó cũng còn liên quan tới tướng mệnh của bạn.

1. Người hay đi đầu chúi về phía trước

Người khi đi mà đầu chúi về phía trước, mặt ở trước chân, chứng tỏ một tính cách vội vàng, bất cẩn. Trên thực tế các vấn đề tài chính không thể quá vội vàng bất ổn. Nếu vội vàng tức kiếm nhiều mất nhiều, kiếm ít mất ít.
2. Ngồi rung chân rung đùi
Người khi nằm ngồi thường hay rung chân đùi chứng tỏ một tâm lý bất định, cho nên người này đối với vấn đề xử lý tài chính khá kém, bởi vậy tiền bạc kiếm chậm mà khó khăn.
tướng người, nhân tướng, hao tài,
Ngồi thường hay rung chân đùi chứng tỏ một tâm lý bất định
Người có thói quen ngồi rung đùi thường mất những dịp may (cơ hội) hoặc vận may (tài lộc) đến với họ ?
3. Thường xuyên thở dài và nhổ nước bọt
Người thường khi không có việc gì cũng thở dài, vô duyên vô cớ cũng nhổ bọt, đây là những động tác đưa đến tán tài. Người phương Đông coi trọng tu dưỡng khí lực, tinh lực nên việc thở dài và nhổ bọt làm hao Khí và Tinh. Suy mòn Tinh Khí thì Thần Lực cũng ám muội, tiền tài tự nhiên đi mất.
  • Tay không nâng bát, rung chân nhún vai là tướng của người cùng cực cả đời
4. Nhíu mày khi suy nghĩ
tướng người, nhân tướng, hao tài,
Nhíu mày khi suy nghĩ gây mất thiện cảm với đối tác
Mỗi khi khó khăn trong công việc làm ăn thì chúng ta hay nhíu mày để suy nghĩ tính toán, nó cũng tạo cho ta nét mặt khó đăm đăm, buồn rầu. Nếu thường thường có nét mặt này. Đối tác cũng khó cùng ta hợp tác làm ăn. Tiền tài tự nhiên khó khăn.
5. Xỉa răng không lấy tay che miệng
Người xỉa răng mà không che miệng ngoài biểu hiện kém lịch sự, vệ sinh kém, còn là người ý thức phòng thủ kém cỏi, như vậy thần nghèo khó sao chẳng đến tìm.
6. Ngồi xổm ăn uống
Động tác này ít thấy ở người bình thường, nhưng hay gặp ở những người lao động chân tay làm công việc gấp rút. Nó biểu hiện một tâm trạng vội vàng, không đẹp mắt, ngoài ra ở tư thế này sự hấp thu thức ăn đồ uống cũng khó khăn dẫn đến sự suy kém của sức khỏe…tự nhiên tiền bạc kiếm được cũng đi mất.
Thói quen là do ta thiếu kiểm soát mà hình dần dần hình thành trong cuộc sống. Nó biểu hiện các vấn đề tâm lý, tính cách, tư duy…Sâu xa hơn là nghiệp báo. Tướng do tâm sinh, đã biết được thì sửa được, sửa được ắt tốt đẹp.
7. Bắt tay một cách hời hợt
tướng người, nhân tướng, hao tài,
Ðàn ông bắt tay phải siết chặt cho thấy sự thân thiện
Trong xem tướng có phần nói về Ẩn tướng, Âm tướng và Ấn tướng. Ẩn tướng là những dấu tướng như như bớt son, nốt ruồi… nằm ở vị trí kín đáo, mà người khác không thể nhìn thấỵ Tùy theo vị trí mà biết được tốt hay xấu (không thay đổi). Âm tướng là tướng của ngũ sắc (năm màu) xuất hiện trên khuôn mặt (thường thay đổi), nhìn màu sắc này để đoán biết vui buồn, sợ sệt hoặc hên xui may rủi sắp đến. Ấn tướng là chân tướng, là những nét tướng thấy được sẵn có từ khi mới sinh cho đến lúc trưởng thành, như nốt ruồi hoặc cái bớt trên mặt hay lỗ tai có lông, dáng đi, điệu bộ, giọng nói tiếng cười…
Bắt tay chào hỏi khi gặp nhau cũng là một trong những Ấn tướng (có thể thay đổi). Ðàn bà (âm) tiếng nói chậm rãi nhỏ nhẹ thường giàu sang, ngược lại giọng nói sang sảng, ồn ào và hay nói liên tục là bần tướng, nếu không nghèo nàn thì số cơ cực. Không tạo được uy tín cho mình ngoài xã hội, thường bị bè bạn coi thường, gia đình xào xáo…
Ðàn ông (dương) bắt tay phải siết chặt cho thấy sự thân thiện, người đưa tay cho người khác bắt mà không siết lại thì cũng giống như đàn bà có giọng nói sang sảng mà thôi, vì theo khoa Tướng mệnh thì Âm không được động, dương không được tĩnh..!
  • Những đặc điểm nhân tướng học của ‘người ngốc có phúc báo’
8. Quay đầu đũa về ngực mình
Nói về cách sử dụng đôi đũa để gắp thức ăn thì không ai hơn người Á châu, nhưng có ai biết được chính đôi đũa này cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính người dùng nó nếu không để ý. Có người dùng đôi đũa gắp thức ăn xong, không chịu bỏ đũa xuống bàn mà xoay ngược lại nắm trong lòng bàn tay (hai đầu đũa hướng về ngực) để dùng ba ngón tay (cái, trỏ và giữa) cầm muỗng để chan canh. Vì thói quen và ngày qua ngàỵ, hành động vô tình này đã làm hại tâm phế, mà nguyên nhân là do chính khí lực mình truyền vào hai đầu đũa phát ra đi thẳng vào tim, phổi (xuyên tâm sát) và như vậy sẽ có hại cho sức khỏe của chúng ta về sau.

Theo xem tướng mệnh: Người bị trúng lực xuyên tâm sát này, tiền tài của người cầm đũa bị hao tán, về già nghèo khổ.
Theo Lichvansu

1 – Bạn có 1 cơ thể, 1 và chỉ 1. Dù bạn thích nó hay ghét nó, thì nó cũng vẫn là của bạn. Giữ gìn nó cho tốt vào.

2 – Trong thời gian dài tới, bạn sẽ học được nhiều bài học bổ ích, từ 1 ngôi trường. Nó có tên là Trường Đời.

3 – Lỗi lầm thực chất là những bài học. Trưởng thành là 1 quá trình của những trải nghiệm, sai lầm, và thử thách. Chừng nào bạn còn thất bại mà vẫn dám tiếp tục trải nghiệm, thì bạn vẫn còn tiếp tục trưởng thành.

4 – Các bài học sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi bạn học được chúng. Một bài học sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều cái giá phải trả khác nhau và chỉ chấm dứt cho tới khi bạn học được

5 – Việc học không bao giờ kết thúc. Không có quãng thời gian nào trong cuộc đời của bạn không đi kèm với việc học. Nếu bạn còn sống, có nghĩa là vẫn còn những bài học dành cho bạn.

10 triết lý về cuộc đời ai cũng nên tự dặn mình

6 – Ngày mai không phải là thời điểm tốt hơn hiện tại. Khi cái “ngày mai” của bạn đến và trở thành hiện tại, bạn sẽ lại so sánh nó với cái “ngày mai” khác. Cái “bây giờ” mới chính là khoảng thời gian hoàn hảo nhất dành cho bạn.

7 – Những người xung quanh là cái gương của chính bạn. Bạn sẽ không Yêu hay Ghét 1 điều gì đó từ họ, cho tới khi nó phản chiếu những điều bạn thích hay ghét về chính bản thân mình.

8 – Cuộc đời nằm trong tay bạn. Với tất cả những dụng cụ, tài nguyên bạn đang có, bạn làm gì với nó là quyền của bạn. Sự lựa chọn là của bạn.

9 – Câu trả lời cho tất cả những thắc mắc, vấn đề về cuộc sống nằm trong chính bạn. Để tìm được câu trả lời, tất cả những gì bạn cần làm là quan sát, lắng nghe, hiểu rõ và tin tưởng chính bản thân mình.

10 – Dù muốn hay không, thì cũng sẽ có lúc bạn quên hết những điều này.

Theo Langnhincuocsong

Không có 2 con ngựa vằn nào có sọc giống hệt nhau. Chuyến bay dài nhất được ghi nhận của một con gà là 13 giây. Một con ong cần phải viếng thăm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật ong.


Đó là những điều thú vị trong thế giới động vật đã được các nhà nghiên cứu tổng hợp lại và công bố trong tuần qua.
Thỏ thích cam thảo - nhưng nó lại không tốt cho chúng bởi thỏ không thể tiêu hóa đường.
Chó đốm là loài chó duy nhất bị bệnh gút, bởi chúng là loài có vú duy nhất, trừ con người, sản xuất ra axit uric.
Sên có 4 mũi - thực tế là một cặp mang để thở và một đôi lỗ mũi để ngửi.
Ong mật có lông trên mắt để chúng thu nhặt phấn hoa.
Chân trái của gà mềm yếu hơn chân phải bởi chúng dùng chân phải nhiều hơn nên cơ bắp phát triển hơn.
Tinh trùng của chuột dài hơn tinh trùng của voi. Chuột rất lăng nhăng và cần một cặp tinh hoàn cực lớn để thỏa mãn nhu cầu.
Số người chết vì bọ chét nhiều hơn là số người chết vì chiến tranh. Là kẻ chuyên chở bệnh dịch hạch, bọ chét gây ra cái chết của 1/3 dân số châu Âu trong thế kỷ 14.
Con mèo dùng ria để xác định khoảng trống có quá nhỏ để chui qua. Bộ ria hoạt động như ăng-ten giúp con vật định lượng chính xác mà không cần phải chui thử.
Cá vàng sẽ mất màu nếu bị giữ trong ánh sáng mờ. Cũng giống như con người, chúng cần ánh sáng mặt trời để giữ được sắc màu.
Hải âu lớn có sải cánh dài tới 4,2 m và chỉ cần hạ cánh một lần trong vài năm để sinh sản. Chúng có thể di chuyển hàng trăm nghìn km trong mỗi chuyến bay.
Cá sấu Trung Quốc và châu Mỹ có thể sống sót qua mùa đông bằng cách vùi đầu trong băng, thò chiếc mũi ra ngoài để thở, tháng này qua tháng khác. 
Cá heo ngủ với một nửa não không hoạt động và một mắt nhắm. 
Khi 2 con chó tiến lại gần nhau, con chó nào vẫy đuôi chầm chậm là con cầm trịch.
Một số con sư tử có thể giao phối hơn 50 lần mỗi ngày.
Nếu bạn nhấc đuôi của kangaroo khỏi mặt đất, nó sẽ không thể nhảy. Chúng dùng đuôi để giữ thăng bằng.
Bạn có thể thôi miên một con ếch bằng cách đặt ngửa nó ra và gãi nhẹ bụng.
d
Thỏ rất thích cam thảo. Ảnh:Daily Mail.
Cứ tương ứng với một con người thì trái đất có khoảng 200 triệu côn trùng.
Cá sấu không thể thè lưỡi bởi nó đã bị dính chặt vào cuối mồm. Đó là lý do vì sao chúng phải nuốt chửng thức ăn.
Voi là loài có vú duy nhất không thể nhảy.
Lạc đà có 3 mí mắt để bảo vệ cặp mắt khỏi bị cát bụi bay vào.
Nhiều con chuột hamster chỉ nháy mỗi lần một mắt.
Hồng hạc chỉ ăn được khi nó ngửa đầu lên trời. Lưỡi của nó bơm nước qua một luống dọc theo mỏ để lọc vi tảo.
Thính giác của cá heo nhạy đến mức nó có thể nhận biết một âm thanh dưới nước cách đó 24 km.
Bướm nếm bằng đôi chân sau.
Ốc sên có thể ngủ trong 3 năm nếu điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như hạn hán.
Ong có 5 mắt - 3 mắt nhỏ trên đỉnh đầu và 2 mắt to ở phía trước.
Gấu Bắc cực là loài thú duy nhất có lông ở lòng bàn chân. Nó giúp chúng đi lại vững chắc trên bề mặt băng và cũng hoạt động như một tấm cách nhiệt.
Hầu hết các con voi nặng chưa bằng chiếc lưỡi của một con cá voi xanh.
Hai loài vật duy nhất có thể nhìn ra phía sau mà không phải ngoảnh đầu là thỏ và vẹt.
Chim cánh cụt có thể nhảy cao tới 1,5 m trong không trung.
Loài vật nằm cuối cùng trong từ điển là ZYZZYVA - một loài mọt ngũ cốc nhiệt đới.
Voi đã từng bơi xa bờ hàng km ở Ấn Độ Dương.
Xương chân của dơi cực mỏng nên chúng không thể đi lại.
Cá mập trắng có thể trải qua 3 tháng mà không ăn gì.
Mắt dê có con ngươi hình chữ nhật, giúp chúng nhìn bao quát cánh đồng để phòng tránh kẻ thù.
Chim kiwi mù và săn mồi bằng khứu giác.
Hươu cao cổ không có dây thanh quản và giao tiếp bằng cách làm rung động không khí quanh chiếc cổ.
Con hàu cái có thể sinh sản 100 triệu con non trong cả cuộc đời.
Muỗi bị hấp dẫn bởi màu xanh dương nhiều gấp đôi các màu khác.
Không có 2 con ngựa vằn nào có sọc giống hệt nhau.
Chuyến bay dài nhất được ghi nhận của một con gà là 13 giây.
Một con ong cần phải viếng thăm 4.000 bông hoa để tạo nên đủ một thìa mật mong.
Bằng cách nuốt chửng nước, cá puffer có thể trương phồng lên khiến các con cá khác không thể nuốt được.
Một con gấu trưởng thành có thể chạy nhanh như một con ngựa.
Bọ chét cái hút lượng máu gấp 15 lần cân nặng cơ thể mỗi ngày.
Khi con hươu cao cổ non được sinh ra, nó sẽ rơi từ độ cao 1,8 m và thường là không bị đau.
Con chuồn chuồn có thể phát hiện ra một côn trùng di chuyển cách đó 10 m.
Sữa lạc đà không bị đông lại bởi nó đã thích nghi với nhiệt độ sa mạc.
Gấu Bắc cực có thể bơi liên tục 96,5 km mà không nghỉ.
Theo VNE

Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh - Gia Cát Lượng - lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy "sở học bình sinh" của mình.
Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành "đáp án cuối cùng" của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề "không gian thăng tiến".
1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.
Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo - người khi đó nắm danh nghĩa "triều đình Đông Hán" trong tay.
Con người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược thế chân vạc - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc.
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.
Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.
Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh "là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu". Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.
Theo đó, "tam bất hủ" mà cổ nhân Trung Quốc đề ra - gồm lập đức, lập công, lập ngôn - đều được thể hiện ở "hình mẫu" Gia Cát Lượng.
Xét về "lập đức", tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.
Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.
Như vậy, nếu muốn "lập đức", giữ trọn trung - nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị - nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là "Lưu hoàng thúc".
Lý tưởng của Gia Cát Lượng
Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia - đề cao chữ "Nhân".
Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.
Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.
Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.
Sức hút của Lưu Bị
Lưu Bị là một hình mẫu đạo đức phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Lưu Bị là một hình mẫu "đạo đức" phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là "thế mạnh áp đảo" của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã "vô tình" đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng - một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung - hiếu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị "nhân nghĩa".
Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không nằm ngoài sự quan sát của Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh của một "lãnh tụ kiểu mẫu" trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và Khổng Minh nói riêng.
Lưu Bị cho Khổng Minh không gian phát triển
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng, mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa "sân khấu" để phô diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu, những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Khổng Minh theo Lưu Bị chỉ vì "tiền đồ sự nghiệp"?
Tại Trung Quốc, có quan điểm cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn Lưu Bị chủ yếu nhằm vào "không gian thăng tiến".
Sở dĩ có ý kiến này, bởi khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ "nhảy việc" sang phò tá Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Khổng Minh khước từ Trương, nói rằng - "Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta".
Câu nói này được cho là đã lộ ra "tham vọng" của Gia Cát Lượng.
Song luận điểm trên cũng vấp phải nhiều sự phản đối, bởi vào thời điểm đó Gia Cát Lượng ở vào vị thế "thỉnh cầu" sự giúp đỡ của Tôn Quyền, do đó ông buộc phải tìm những lý do "tế nhị" để từ chối lời đề nghị của Đông Ngô.
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng, thực chất Gia Cát Lượng "không màng đến Tôn Quyền" nhưng vẫn phải tỏ ra "lịch sự" như vậy mà thôi.
Các nhà sử học cũng đánh giá, quan điểm Khổng Minh "không có đất dụng võ" dưới trướng Tào Tháo chỉ là cách nhìn của người đời sau.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Đứng từ góc nhìn của Gia Cát Lượng, có thể thấy ông là người luôn tin bản thân có thể sánh ngang các bậc cao nhân trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Chính Gia Cát Lượng cũng có biệt hiệu "Ngọa Long tiên sinh", cho thấy ông xem trọng bản thân và không lép vế so với nhóm quân sư Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia của Tào Tháo.
Do đó, bài phân tích của Phượng Hoàng cũng bác bỏ khả năng Khổng Minh không theo Tào Tháo vì không thể phát triển.
Đồng thời, nếu chỉ xét về con đường sự nghiệp, thì thế lực Lưu Bị chắc chắn kém xa so với Tào Tháo.
Vào thời điểm Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, lực lượng của Lưu yếu kém, tương lai cũng không rõ ràng.
Ngược lại, Tào Tháo khi đó đã có thế lực mạnh và vững vàng. Nếu nói Khổng Minh chỉ nhìn vào tiền đồ sự nghiệp thì theo logic, Tào Tháo mới là phương án tối ưu.
Lưu Bị là lựa chọn ngay từ đầu
Là một thanh niên trí thức ôm nhiều hoài bão và lý tưởng, việc lựa chọn chủ nhân của Gia Cát Lượng sẽ không đơn giản chỉ phụ thuộc vào "miếng cơm".
Gia nhập lực lượng của Lưu Bị, đồng nghĩa với Gia Cát Lượng đem toàn bộ "vốn liếng" của bản thân đặt vào Lưu.
Nếu Lưu Bị hùng mạnh, lý tưởng của Khổng Minh sẽ thành hiện thực. Ngược lại, tất cả tư tưởng của ông cũng sẽ tiêu vong và trở nên vô danh trong lịch sử.
Tam cố thảo lư - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng trọng hiền tài của Lưu Bị.
"Tam cố thảo lư" - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng "trọng hiền tài" của Lưu Bị.
Sự lựa chọn của Gia Cát Lượng cho thấy, ông sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn.
Điều thú vị là, nhiều học giả Trung Quốc cho hay, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng "xuất sơn".
Nguyên nhân do ông vẫn còn những hoài nghi, rằng liệu Lưu Bị có "nhìn trúng" ông hay không?
Lưu Bị sẽ đối đãi với ông như một mưu sĩ bình thường, hay trọng dụng ông như bậc quốc sĩ?
Liệu Lưu Bị có chấp nhận sách lược trị quốc của ông?
Xuất phát từ những "nghi vấn" trên, cho nên mặc dù bản thân đã có đáp án, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải "nằm im chờ thời".
Ở thời điểm đó, Khổng Minh chỉ mới ngoài 20, và ông có đủ thời gian để chờ đợi ngày Lưu Bị "tam cố thảo lư".

Khi ấy, con đường của Gia Cát Lượng mới thực sự bắt đầu.
Theo Đại Lộ

Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường có màu đỏ nổi bật, Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi lại có màu đen như chủ nhân... là đặc điểm của những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại.

1. Ngựa Xích Thố
Ngua-Xich-Tho.jpg
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3. Ngựa Đích Lô
Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu  của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5. Ô Vân Đạp Tuyết
O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.
Theo VNE

Khi bị người khác làm lơ, 12 cung hoàng đạo kẻ thì trực tiếp chất vấn, người thì chẳng để tâm, người thì ngoài mặt lạnh như tiền nhưng thật ra nội tâm đang gào thét...

12 cung hoàng đạo làm gì khi bị làm lơ?

Bạch Dương (21/3-19/4)
Ắt hẳn Bạch Dương sẽ không nhận ra là mình đang bị người khác cho ăn bơ đâu. Mà thật ra, với tính cách rạng ngời của mình, người ta khó mà lơ Bạch Dương cho được. Khó khăn lắm bạn mới giữ được vẻ mặt lạnh nhạt khi đối diện với những chú cừu này. Còn nếu chuyện đó bị Bạch Dương phát hiện ra, chắc cú 100% là tụi nó sẽ tìm bạn đối đầu ngay lập tức, làm cho ra lẽ mới thôi.
12 cung hoàng đạo làm gì khi bị bơ 1
Nếu phát hiện ra mình bị bơ, Bạch Dương sẽ tìm đến đối phương hỏi cho ra nhẽ.
Kim Ngưu (20/4-20/5)
Bị làm lơ hẳn sẽ khiến Kim Ngưu hơi buồn, nhưng tinh thần chơi đẹp của họ thì vẫn không mảy may suy chuyển. Khi cảm thấy người khác đang bơ mình, Kim Ngưu sẽ tìm cách kiểm tra xem liệu cảm giác của mình có chính xác hay không, liệu họ có bị lạnh nhạt thật không - thường là bằng cách hỏi thật. Mà bạn biết rồi đó, thường thì khi bị hỏi kiểu này, phần lớn người ta sẽ cười giả lả và bảo rằng “Đâu, tớ bơ cậu hồi nào”.

Song Tử (21/5-21/6)

Nhìn tưng tửng thế thôi chứ Song Tử thật ra rất tinh ý. Bị người khác lờ đi, họ biết nhưng không hề tỏ thái độ gì hết. Nếu chỉ là quan hệ xã giao bình thường, Song Tử sẽ kệ vì thật ra họ thiếu gì bạn bè để tám chuyện. Còn nếu là bạn bè thân thiết, chưa chắc họ đã lờ được Song Tử quá 1, 2 ngày. Tụi này cứ xán lại gần, rồi thủ thỉ mấy chuyện đời thường nhưng lại theo cách rất mắc cười, ai mà giận lâu cho nổi.

Cự Giải (22/6-22/7)

Thông thường với người không quan trọng trong cuộc đời Cự Giải, họ chẳng ngại gì mà không bơ lại. Còn nếu là người mà Cự Giải đã coi trọng và tin tưởng mà lại cố tình làm ngơ, Cự Giải khó tránh khỏi bị tổn thương. Họ sẽ làm cách nào đó khiến người kia cảm thấy có lỗi và lại chú ý đến Cự Giải lần nữa, hoặc khiến người đó nhớ họ.
Sư Tử (23/7-22/8)
Sư Tử là người rất coi trọng thể diện, nên một khi đã bị người khác tỏ vẻ lạnh lùng, họ cũng đáp lại y như vậy cho đỡ mất mặt. Nhưng trong thâm tâm, họ thực sự rất coi trọng chuyện này. Tuy làm mặt không quan tâm, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy Sư Tử to tiếng hơn bình thường, làm mọi thứ để được chú ý.
Xử Nữ (23/8-22/9)
Nếu chỉ là bè chơi cho có, Xử Nữ sẽ thả cho trôi sông luôn. Dù sao người kia đã chẳng mặn mà gì, họ cảm thấy không việc gì phải quy lụy, níu kéo cho mệt. Còn một khi đã thân thiết, không có nhau không được, ban đầu Xử Nữ sẽ cho bạn chút thời gian suy nghĩ, xem chơi trò chiến tranh lạnh như thế có đáng không. Nếu sau đó mà bạn vẫn không có động tĩnh gì, họ mới tìm đến và trực tiếp chất vấn bạn.
Thiên Bình (23/9-23/10)
Thường thì Thiên Bình ít bị ăn bơ, bởi ở họ có nét lôi cuốn bẩm sinh, giao tiếp tốt nên hiếm khi làm mếch lòng người khác. Còn ngộ nhỡ có bị lờ đi thật sự, tự họ sẽ cảm thấy hẫng một chút vì thật ra, Thiên Bình rất coi trọng các mối quan hệ. Bạn cho họ ăn bao nhiêu bơ, họ cũng có thể cho bạn ăn lại bấy nhiêu. Nhưng phần lớn thời gian, họ sẽ tìm cách bỏ qua và tiến về phía trước.
Bọ Cạp (24/10-22/11)
Bọ Cạp cực kỳ ghét khi bị người khác làm lơ, dù rằng thông thường chính họ mới là kẻ đi bơ người khác. Sở trường của họ chính là nhìn người khác qua kẽ mắt mà! Nhưng biết sao được, sông có khúc, người có lúc… Khi bị bơ, dù trong lòng có tức giận đến mấy, Bọ Cạp vẫn làm như thể họ chẳng mảy may quan tâm - ăn miếng phải trả miếng. Chờ cơn giận qua đi, Bọ Cạp sẽ coi như người kia chưa từng tồn tại.
12 cung hoàng đạo làm gì khi bị bơ 2
Đến lúc Bọ Cạp giận xong, bạn muốn quay lại cũng đã muộn.
Nhân Mã (23/11-21/12)
Với Nhân Mã, bị bơ chẳng phải chuyện đáng để lăn tăn. Một là họ không nhận ra, hai là chẳng quan tâm, vẫn tiếp tục chơi đùa, cợt nhả như bình thường. Không có ai đó thì trái đất vẫn quay, mà tụi này lại quảng giao như vậy, thiếu gì người chơi cùng. Nhưng khi người kia quyết định “nối lại tình xưa”, họ có thể sẽ hỏi: “Ô thế hóa ra giờ cậu lại nói chuyện với tớ đấy à?”
Ma Kết (22/12-19/1)
Bị người khác xa lánh, lạnh nhạt, có lẽ Ma Kết sẽ buồn. Chỉ là, họ sẽ không chọn cách đối đầu, chất vấn hay trả đũa mà sẽ tự tránh mình sang một bên, coi như không hề có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên trong thâm tâm, Ma Kết sẽ không ngừng tự hỏi vì sao mình lại bị đối phương… hắt hủi, có khi là hơi… tủi thân một chút.
Bảo Bình (20/1-18/2)
Toàn để ý mấy thứ công nghệ đâu đâu, thậm chí coi trọng máy móc hơn người, khéo có khi Bảo Bình mới là kẻ cho người khác ăn bơ ấy… Nói thì nói vậy, chứ tụi này cũng là tuýp coi trọng bạn bè; trong trường hợp có bị lờ đi thật, chắc họ sẽ cảm thấy chút buồn, chút bất an. Nhưng nhìn chung, Bảo Bình sẽ vượt qua nhanh thôi.
Song Ngư (19/2-20/3)
Một khi bị bạn bè, người thân xa lánh, thường thì Song Ngư sẽ tự động biến mất. Họ muốn bạn tự động quay đầu và tìm đến họ. Nếu bạn thực sự muốn làm lành, hãy nhanh nhé. Vì nếu lâu quá, Song Ngư đã kịp chìm đắm vào thế giới mơ tưởng của mình mất rồi - họ sẽ quên mất bản thân và bạn đã từng có những ngày êm ấm…  
Theo Khỏe và Đẹp

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.