Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn thường xem nhẹ mà không tìm nguyên nhân cốt lõi của nó. Để rồi mỗi người lại ở trong vòng luẩn quẩn đó mà than trách mình. 8 vấn đề nêu ra dưới đây sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về chính bản thân mình.
Vấn đề 1
Hỏi: Nếu gần nhà bạn có một nhà hàng, ở đó đồ dùng sơ sài, thậm chí còn bẩn thỉu nữa. Bạn có vì nó rất gần mà đến đó dùng bữa không? Hãy nghĩ một chút rồi so sánh với đáp án, bạn sẽ nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng mà chưa hề nghĩ đến.
Trả lời: Có lẽ bạn sẽ nói đây đúng là một quán ăn tồi tàn, ai lại ngốc nghếch đến mức chi tiền để mua thêm khổ vào thân cơ chứ! Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn đang làm như thế. Có nhiều minh chứng cụ thể là không ít đôi nam nữ từng phàn nàn về người yêu của mình. Họ cho rằng do không hợp nhau nên cứ lưỡng lự mãi về việc có kết hôn hay không. Đã biết rõ là khó có thể kết hôn, họ lại vì yêu mà oán hận. Họ càng không hiểu là vì sao họ lại muốn níu giữ chút tình yêu ấy mà không dám buông tay. Nói thẳng ra là vì họ không cam tâm, vì đã quen như thế, như vậy so với việc đến nhà hàng bẩn thỉu kia chỉ vì “gần” và “quen” thì có gì khác nhau?
Kết luận: Làm người sao cứ phải cố chấp?
Vấn đề 2
Hỏi: Nếu như có người không cẩn thận mà đánh rơi 100.000 đồng và họ biết rõ là mình đã đánh rơi ở đâu. Tuy nhiên, để tìm lại số tiền đó họ sẽ phải đi xe hết 200.000 đồng. Theo bạn, họ có nên lấy lại số tiền đã đánh mất hay không?
Ảnh: cand
Trả lời: Vấn đề này chỉ là một trong những tình huống ví dụ. Tuy nhiên, cuộc sống luôn biến đổi không ngừng và luôn có những sự việc mà chúng ta không thể tưởng tượng được.
Có những lúc con người làm một việc sai trái, biết rõ là mình đã làm sai nhưng thà mất đi sinh mệnh vẫn cứ cố chấp không chịu thừa nhận sai lầm. Họ thường kéo dài thời gian để đợi người xung quanh không còn nhớ gì về lỗi lầm đó.
Có lúc bị người khác mắng một câu, họ vì thế mà vô cùng khổ sở, đạo lý có gì khác?
Vì một việc không vừa ý mà nổi giận, họ không ngớt lời làm tổn thương người khác, mặc cho đó có phải là người thân hay không, và cho dù sự việc đã xảy ra bao lâu rồi. Như vậy, so với việc đi lấy lại 100.000 đồng kia thì có gì khác nhau?
Trong tình huống mất đi người mình yêu mến, biết rõ vô phương cứu vãn, nhưng họ vẫn tự dày vò bản thân. Thậm chí còn đau lòng trong một thời gian dài, rồi mượn rượu giải sầu khiến cho thân thể tàn tạ. Thực tế, họ không mất đi gì cả, vậy nên đừng tự làm mình tổn thương.
Kết luận: Làm người là khổ, tại sao phải tăng thêm phiền não cho bản thân?
Vấn đề 3
Hỏi: Báo chí thường xuyên đưa tin về các vụ tai nạn, chẳng lẽ vì thế mà chúng ta không nên ra đường nữa sao?
Trả lời: Vấn đề này đặt ra đã cũ rích rồi phải không? Đương nhiên không phải, ở một góc độ nào đó nó vẫn còn khá mới mẻ. Bởi vì nó nhắc nhở chúng ta không thể vì chi tiết nhỏ mà bỏ việc lớn. Có không ít người đã từng nói, hiện nay tỷ lệ ly hôn rất cao, chẳng lẽ chỉ vì thế mà bạn không dám yêu thương nữa?
Tất nhiên vẫn nói, cũng có không ít bạn gái thường xuyên đọc những cuốn sách hướng dẫn cách đối nhân xử thế. Đối với nửa còn lại của mình mà lo lắng, đây chẳng phải cũng là cùng dạng quan hệ như thế hay sao?
Lạc quan vui mừng là dựa trên sự tin tưởng. Trên mỗi chặng đường đều đầy ắp những chông gai, tuy nhiên chỉ cần bước đi một cách chân chính, bạn sẽ luôn được bình an và không phải sợ hãi.
Kết luận : Làm người, trước tiên phải có lòng tin vào bản thân mình.
Vấn đề 4
Hỏi: Nếu chỉ dựa dẫm hoặc làm theo cách của người khác thì liệu bạn có thể thành công trên con đường lập nghiệp không?
Trả lời: Điều này sẽ không hiện thực. Thực tế cho thấy có nhiều người luôn luôn lắng nghe kinh nghiệm hay bí quyết thành công của những người đi trước. Họ đọc nhiều sách, tập luyện nhiều để rút ra kinh nghiệm thực tế hay sáng tạo ra một cách làm khác. Những việc này có quá khó làm không?
Chúng ta thử nghĩ, nội trong 3 ngày bạn học giỏi tiếng Anh, chỉ 5 phút nói chuyện là có thể giải quyết hết những vấn đề nan giải. Thành công lại nhanh và dễ dàng như vậy sao? Cải biến tư tưởng thật không hề dễ dàng. Để đến được thành công thì mỗi người cần biết làm bạn với chông gai.
Có một lần ngồi trên taxi, tôi nghe thấy lái xe kêu ca về giá vé. Sau đó anh nói: “Tại sao người khác có nhiều tiền như vậy, mình phải làm gì để có nhiều tiền đây?”
Tôi nghe rồi liền hỏi anh: “Anh có cho rằng kiếm được đồng tiền chân chính là việc dễ dàng không?”
Anh ta nghe rồi trầm ngâm suy nghĩ một hồi lâu mới lên tiếng: “So với người khác thì thấy họ kiếm tiền quá dễ dàng”. Kỳ thật, đạt được sự thành công nào mà không trải qua gian khổ. Chúng ta không nên phàn nàn về vận mệnh của mình.
Kết luận: Làm người cần dựa vào lực của chính mình.
Vấn đề 5
Hỏi: Bạn có tin một người không biết chơi bóng rổ lại có thể làm huấn luyện viên của môn thể thao này?
Trả lời: Đương nhiên điều này là không thể. Một người không biết đến quản lý, thấy người khác mở công ty và làm ăn tốt, thế là anh cũng về nhà và mở công ty để mong kiếm được nhiều tiền. Một người không có mấy hứng thú với thời trang lại mơ tưởng mở tiệm bán quần áo. Một người không biết khởi động máy tính lại nghĩ mình có thể kiếm tiền qua mạng online. Kết quả không tốt, họ vẫn nghĩ rằng năng lực mình không đủ và than vãn bản thân.
Kết luận: Làm người, cần biết lượng sức mình.
Vấn đề 6
Hỏi: Câu hỏi tương tự như vấn đề 5 nhưng nhìn ở một góc độ khác. Bạn có bao giờ cho rằng, huấn luyện viên bóng rổ không cần lên sân, nhắm mắt cũng có thể điều khiển đội bóng đi đến thành công?
Trả lời: Đương nhiên là không thể. Thực tế có không ít người, chính mình không có thời gian quản lý nhưng lại liều mình mở quán cafe hay nhà hàng. Ngay cả khi không hiểu công ty là gì, họ lại vội vã đem số tiền vất vả kiếm được đi đầu tư để rồi ngồi trên đống lửa. Đầu tư không có lợi nhuận lại nghĩ rằng mình kinh doanh không gặp may, mà không tìm hiểu xem nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề đó là gì.
Kết luận: Làm người cần hiểu rõ chính mình.
Vấn đề 7
Hỏi: Thà chấp nhận vĩnh viễn hối hận, cũng không muốn thử một lần chuyển bại thành thắng?
Trả lời: Chỉ sợ rằng bạn sẽ nói: “Đúng! Ta chính là người nhát gan.” Chúng ta không nên làm gì nửa đường rồi bỏ cuộc, vì sợ thất bại mà không dám nếm thử hương vị của sự thành công.
Lấy vận động viên trượt băng nghệ thuật Michelle Kwan làm ví dụ. Cô đã giành được ngôi vị quán quân thế giới trong môn thể thao này vào năm 2000. Trong lúc phấn khích khi nhận giải, cô đã chia sẻ: “Cô luôn nghĩ mình sẽ giành được ngôi vị số 1”, nhưng trước buổi trình diễn cuối cùng, tổng điểm của cô vẫn ở vị trí thứ 3. Vào những phút cuối trước khi ra sân, cô đã lựa chọn bài biểu diễn tự do với độ khó cao mà không phạm phải một sai lầm nào. Trong chỉ vỏn vẹn 4 phút biểu diễn, cô đã thực hiện được động tác nhảy ba bước, hơn nữa còn thực hiện đến 2 lần. Cô cũng có thể thất bại nhưng đến cuối cùng cô đã thành công.
Michelle Kwan nói: “Tôi không muốn đợi đến lúc thất bại rồi mới hối hận rằng mình còn nhiều thế mạnh mà không phát huy hết.”
Một danh nhân người Trung Quốc từng nói: “Thắng lợi thường nằm ở những phút cuối cùng khi bạn không ngừng kiên trì và cố gắng hết mình.”
Kết luận: Làm người, sao không thử phát huy hết sở trường của mình?
Vấn đề 8
Hỏi: Nếu thời gian đời người là vô hạn, hoặc giả người ta có thể sống trường sinh bất lão, bạn có vì sự vô hạn ấy mà trì hoãn và kéo dài mọi việc không?
Trả lời: Không, chỉ có ai ngốc nghếch mới nghĩ như thế. Tuy nhiên chúng ta thường nghe thấy ai đó nói rằng, đợi tới lúc về già mới đi du lịch thế giới; chờ mình về hưu mới thực hiện việc mình muốn làm; hay đợi con cái trưởng thành mới có thể làm vì chính mình. Mọi người vẫn thường nghĩ là mình có rất nhiều thời gian và sức khỏe. Nhưng thực tế không phải vậy, vì thế không nên lãng phí thời gian, chờ đợi trong sự già nua của sinh mệnh đời người. Nếu như chúng ta cố gắng từng chút một để làm những gì mình muốn, như thế mới không sống một cách uổng phí trong những năm tháng hữu hạn của đời người.
Kết luận: Hãy mạnh dạn theo đuổi ước muốn trong cuộc sống.
Theo Đại Kỷ Nguyên