Núi lửa là một thông điệp cực kỳ nguy hiểm từ thiên nhiên, nó báo hiệu sự phá hủy xuất phát từ sâu trong lòng trái đất.
10, Chim Maleo
Không phải tất cả các loài sinh vật đều mặc định núi lửa gắn liền với sự hủy diệt. Có một loài chim đặc biệt phải phụ thuộc vào núi lửa để tồn tại.
Đó là chim Maleo – loài chim đang trong nguy cơ tuyệt chủng, chúng có đặc trưng sử dụng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa để ấp trứng.
Trong suốt mùa sinh sản, loài chim này sẽ tìm kiếm những vùng có núi lửa phun trào và sử dụng nhiệt của nó cho việc ấp trứng.
Lý do chúng làm vậy đơn giản là vì trứng của chim Maleo cực kỳ lớn, nó to gấp 5 lần trứng gà bình thường. Tuy nhiên, một con chim Maleo chỉ có kích cỡ bằng một con vịt bình thường nên chúng không có khả năng tự thực hiện việc ấp trứng của mình.
9, Dung nham đen
Ol Doinyo Lengai là ngọn núi lửa đặc biệt nhất trên thế giới ngự trị ở Tanzania. Núi lửa này cao 2200m và mọc lên giữa một đồng cỏ rộng lớn. Tuy nhiên sức mạnh thật sự của nó là nằm ở dung nham bên trong lòng núi.
Núi lửa Ol Doinyo Lengai là ngọn núi duy nhất trên thế giới có thể phun ra “dung nham đen” - một chất bùn màu đen và cũng chính là Carbonnatie núi lửa.
Các nhà địa chất học cho rằng loại dung nham này quý hiếm đến mức giống như chỉ có thể tìm được ở một hành tinh khác. Nhiệt độ của nó chỉ vào khoảng 510 °C. Đặc trưng này không giống bất kỳ ngọn núi lửa nào khác trên thế giới.
Vậy nên khi chúng bị phun ra ngoài sẽ bị không khí làm mát và rơi xuống giống như những mảnh vỡ của thủy tinh.
8, Thần núi lửa
Núi lửa phun trào từng được ví như một sự kiện do các vị thần tạo nên. Rất nhiều nền văn hóa từng sống trong khu vực có núi lửa phun trào đã từng thờ thần núi lửa.
Và nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là 1 trong 12 vị thần trên đỉnh Olympia - Thần Vulcan. Vị thần lửa và luyện kim, tên Latin của ông – Vulcan chính là gốc của từ Volcano có nghĩa là núi lửa.
Người dân của tiểu bang Hawaii sống trong vùng có núi lửa vẫn còn hoạt động mạnh và họ thờ Pele – nữ thần núi lửa và cũng là một trong những vị thần nguyên thủy của người Hawaii.
Theo truyền thuyết của người Hawaii, chính cuộc chiến giữa Pele và người chị gái – Namakaokahai đã tạo ra các núi lửa và Pele có thể điều khiển những ngọn núi lửa theo ý chí của mình.
7, Chỉ số phun trào núi lửa VEI
Chỉ số phun trào núi lửa (VEI) được phát mình vào năm 1982 để đo và cung cấp phép đo tương đối về mức độ phun trào núi lửa.
Dựa theo mức độ chỉ số thì tất cả các sự kiện phun trào thì chỉ số tiêu chuẩn đo lường là từ 0 đến 9. Sự phun trào đạt chỉ số từ 0 đến 2 thường diễn ra hàng ngày hoặc hàng tuần.
Phun trào đạt chỉ số VEI 3 được xếp loại mạnh và sự phun trào có thể hóng ra một cột khí và tro bụi cao trên 15 kilomét lên không trung, sự kiện này xảy ra hàng năm.
Phun trào xếp hạng VEI 4 và 5 xảy ra cách nhau hàng thập kỷ hoặc thế kỷ. Sức công phá của chúng có thể gây ảnh hưởng đến độ cao 25km trên không trung hoặc hơn thế.
Mức VEI 6 và 7 được đặt tên lần lượt là “khổng lồ” và “siêu khổng lồ”, những ngọn núi lửa như vậy không tồn tại nhiều.
Nhưng chúng giống như một quả bom khủng khiếp gây ra hiện tượng sóng thần hay đá nhiệt độ cao văng ra xa hàng trăm dặm, tạo ra lượng tro lớn bao trùm cả một vùng trời.
Một ví dụ điển hình chính vụ phun trào của núi lửa Krakatoa ở Sunda Strait gây ra hàng loạt tiếng nổ và những đợt sóng thần dữ dội làm khoảng 36.000 người thiệt mạng, trận phun trào này được xếp hạng 6.
Cấp độ 8 – phun trào siêu cường, được tính toán là mạnh gấp 100 lần so với vụ phun trào Krakatoa và có thể tạo ra miệng núi rộng bằng một quốc gia nhỏ.
May mắn là những đợt phun trào cấp VEI 8 không xảy ra trong lịch sử loài người mà thay vào đó, chúng đã diễn ra ở nhiều nơi khác trên địa cầu như ở Yellowstone (6.400.000 năm trước CN), Toba (74.000 năm trước CN) và ở hồ Taupo 25.000 năm trước CN.
6, Phân loại núi lửa
Hầu hết mọi người đều cho rằng chúng chỉ là những ngọn núi phun mắc-ma. Tuy nhiên, thực tế có đến 3 loại núi lửa riêng biệt (Núi lửa đang hoạt động, núi lửa đang hồi dung nham và núi lửa đã không hoạt động nữa).
Và còn một kiểu đặc biệt khác thường được xem như là loại thứ 4. Loại thứ nhất: Gò hình nón, chúng là những ngọn núi rỗng có đỉnh mở ra và có một hồ dung nham phía trong.
Loại thứ hai: Núi lửa hỗn hợp là những một núi lửa cao hình nón, gồm có nhiều lớp dung nham, tro và bụi, trong suốt quá trình phun trào, chúng có thể tạo ra vụ nổ khổng lồ xuyên qua không trung.
Loại thứ 3: Núi lửa hình khiên, được tìm thấy nhiều nhất ở Hawaii, chúng có sườn phẳng và độ dốc thấp, bên trong núi lửa hình khiên là hỗn hợp của nhiều dòng chảy dung nham khác nhau có độ nhớt thấp.
Loại thứ 4: không phải lúc nào cũng được xem như là một núi lửa, đó là một hiện tượng đặc biệt được gọi là Vòm đá dung nham.
Những vòm đá này là nơi tập trung của rất nhiều dòng nham thạch đặc, trong quá trình phun trào, chúng bị kẹt lại tại các thung lũng hoặc miệng núi lửa và không thể chảy đi xa hơn.
Chúng tập trung lại và nguội dần. Cho dù có vẻ như là vô hại nhưng sự hình thành vòm đá dung nham đôi khi đi kèm với những đợt phun trào rất khủng khiếp.
5, Núi Kawah Ijen
Ijen là một núi lửa hỗn hợp vẫn còn hoạt động ở phía đông đảo Java. Nhờ các hoạt động của núi lửa xảy ra ở vị trí rất cao, đây là nơi tập trung một lượng cực kỳ lớn chất lưu huỳnh.
Nhờ đó người dân vùng này có một nguồn thu nhập ổn định nhờ vào việc khai thác lưu huỳnh. Tuy nhiên, nó cũng hình thành nên một trong những hồ nước khủng khiếp nhất thế giới.
Miệng núi lửa bị lấp bởi một loại nước được gọi là Kawah Ljen, và nó chính là hồ Axit lớn nhất thế giới. Làm hồ bị nhiễm lưu huỳnh nặng, biến nó thành một cái hồ tử thần đầy axit sunfuaric.
Lượng pH trong hồ chỉ là 0,5. Cái hồ này có thể “ăn” bất cứ thứ gì kể cả kim loại. Khói bốc lên từ hồ cực kỳ độc có thể gây chết người, ngay cả khi bạn đeo mặt nạ thì thở cũng vẫn là một việc khó khăn.
Chính vì đặc trưng của hồ nên nếu có sự phun trào từ núi lửa Ljen thì sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Không chỉ bởi vì chúng sẽ tạo nên cơn mưa axit đậm đặc khổng lồ, mà hồ axit này còn có thể tạo ra Lahars, 1 loài dòng bùn/ lở đất núi lửa cực kỳ nguy hiểm với cuộc sống người dân tại Java.
4, Núi lửa Paricutin
Năm 1943, một người nông dân đã bất ngờ nghe thấy những tiếng ồn rất lạ và phát hiện thấy một vết nứt dài ngay trên nông trại nhà mình.
Ngay sau đó, tiếng động ngày càng lớn, vết nứt tiếp tục mở rộng, chỉ trong vài giờ, mặt đất bắt đầu dâng lên và Ngọn núi lửa này thật sự đã hình thành qua một đêm.
Ban đầu nó chỉ cao 1,8m nhưng sau đó núi lửa Paricutin đã phát triển nhanh chóng. Trong vòng 24h tiếp theo, nó cao lên 50m và sau 6 ngày ngọn núi đã cao lên gấp đôi.
Suốt quá trình đó đều có dung nham chảy ra. Cho dù ngọn núi lúc đầu tương đối nhỏ nhưng những khu vực xung quanh nó, bao gồm cả thị trấn San Juan dần dần bị cháy rụi bởi dòng dung nham và buộc người dân phải sơ tán.
9 năm sau đó, Paricutin tiếp tục các đợt phun trào. Trước khi nó ngưng hoạt động từ năm 1952 đến nay, Paricutin đã mở rộng 25.9km2 và đạt độ cao 424m.
3, Núi lửa Mauka Kea và Mauna Loa
Ngọn núi Mauna Kea cao 4205m trên mực nước biển. Tuy nhiên, nếu được đo từ đáy biển, Mauna Kea đạt độ cao 9000m, điều này khiến nó dễ dàng trở thành ngọn núi lửa cao nhất thế giới vượt qua cả đỉnh Everest (8848m).
Cho dù không còn hoạt động trong vòng 4000 đến 6000 năm qua nhưng Mauna Kea vẫn rất tráng lệ và được yêu thích bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của nó và cả khu nghỉ dưỡng cực kỳ nổi tiếng nơi đây.
Mauna Loa, ngự trị trên một hòn đảo khác và vẫn còn hoạt động. Mặc dù nó chỉ cao 4170m nhưng độ cao thật sự của nó đo từ đáy biển cũng xấp xỉ bằng ngọn Mauna Kea.
Tuy nhiên thể tích của nó lại lớn hơn rất nhiều và chiếm một nửa diện tích của Hawaii, đạt chiều dài 96,5 km và rộng 48km. Mauna Loa đã phun trào 39 lần, lần cuối cùng xảy ra vào năm 1984 và ngày nay, ngọn núi đang có dấu hiệu thức giấc trở lại.
2, Núi lửa bùn Gwadar
Vào ngày 24/09/2013, một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter đã xảy ra ở đáy biển gần Pakistan. Một vài ngày sau, có một đảo mới được hình thành ngay trên biển.
Một hòn đảo hình Oval rộng 91m2 đột nhiên xuất hiện nhưng đó chưa phải tất cả, hòn đảo này còn thải ra khí gas dễ cháy, tạo nên một vụ nổ cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân của sự kiện này do sự xuất hiện bất ngờ của một núi lửa bùn, 1 loại núi lửa phun trào ra bùn nhiệt độ cao thay vì dung nham như bình thường.
Khi ngọn núi này hoạt động ở đáy đại dương, lượng bùn sẽ nhanh chóng bị làm nguội bởi nước biển và hình thành nên một hòn đảo.
1, Ảnh hưởng của núi lửa đến khí hậu
Những ảnh hưởng ngắn của núi lửa gây ra như: bão lửa, những dòng sông mắc-ma... Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng các quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào hoàn toàn có thể dẫn đến tác động của việc biến đổi khí hậu.
Có 3 kiểu biến đổi khí hậu chủ yếu: Sự biến đổi tầng Ozone, hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mờ đi toàn cầu (sự gia tăng các hạt nhỏ trong không khí như tro và bụi che mờ ánh sang, làm giảm nhiệt độ toàn cầu).
Hoạt động núi lửa có nhiều khả năng góp phần gây ra các biến đổi trên: Phun trào thải ra axit phá hủy tầng Ozone, cùng với đó một lượng lớn Carbon Dioxide – khí gây đóng góp gây nên hiệu ứng nhà kính, và bụi.
Bởi vì một số lượng lớn tro bụi bị thải ra trong các đợt phun trào, điều này góp phần đáng kể gây nên hiện tượng mờ đi toàn cầu. Kỳ lạ thay, điều này có nghĩa là những vụ phun trào núi lửa khổng lồ thực sự sẽ làm giảm nhiệt độ trái đất thay vì tăng lên
Theo Trí Thức Trẻ