Latest Post

7 điều mà những người muốn có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện.

Cuộc đời là một quá trình không ngừng học hỏi. Dẫu vậy, không phải cái gì cũng dễ dàng được tiếp nhận và lĩnh hội trong một thời gian ngắn. Có những việc ta cần dành cả một đời mới có thể thực sự lĩnh hội.
1. Học nhận lỗi
Biết nhận lỗi là 1 trong 7 điều con người nên học.
Biết nhận lỗi là 1 trong 7 điều con người nên học.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
2. Học nhu hoà
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn.
3. Học hạnh nhẫn nhục của đất
Dù ban cho con người thức ăn, chốn ở nhưng cũng chịu đựng biết bao nhiêu thứ nhơ nhớp người ta đổ vào lòng đất. Vậy mà đất vẫn nhẫn nhục chịu đựng trong im lặng.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
4. Học thấu hiểu
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được.
5. Học buông bỏ
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống… lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả.
Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
6. Học cảm động
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
7. Học sinh tồn
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
Theo Yan

Bạn có biết trong tiếng Anh, tính từ được dùng nhiều nhất với "heart" (trái tim) là "broken" (tan vỡ).

1. Chỉ có hai từ kết thúc bằng "gry" trong tiếng Anh là "hungry" và "angry".
2. Tính trung bình, mỗi năm từ điển Oxford cập nhật 1.000 từ mới.
3. Từ tiếng Anh ngắn nhất có 5 nguyên âm là "eunoia", nghĩa là "suy nghĩ đẹp đẽ", chỉ trạng thái tinh thần bình thường của một người.
4. Trong số tất cả các từ tiếng Anh, "set" là từ có nhiều nghĩa nhất.
5. Từ "alphabet" (bảng chữ cái) bắt nguồn từ hai chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp là "alpha" và "beta".
swims-3355-1436794167.jpg
6. "SWIMS" và "NOON" là hai từ mà khi lật ngược từ trên xuống dưới vẫn giống hoặc gần giống như cũ.
7. Điều thú vị với từ "listen" (lắng nghe) là khi đảo thứ tự các chữ cái ta có từ "silent" (yên lặng).
8. "Bookkeeper" là từ tiếng Anh duy nhất có 3 cặp chữ cái lặp lại ở cạnh nhau.
cao.jpg
9. "The quick brown fox jumps over the lazy dog", đây là câu chứa tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. .
10. Số lượng từ tiếng Anh bắt đầu bằng "s" nhiều hơn các nhóm từ bắt đầu bằng các chữ cái còn lại.
11. "Typewriter" là từ dài nhất mà bạn có thể gõ hoàn toàn bằng dòng trên cùng của bàn phím máy tính.
12. Hậu tố "ology" chỉ một ngành khoa học nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ "sociology" (ngành xã hội học), "geology" (địa chất học), "climatology" (khí hậu học). Từ ngắn nhất có hậu tố này là "oology", ngành khoa học nghiên cứu về cách thu thập trứng chim.
13. Nếu bạn viết các số ra thành chữ như "one, two, three, four...", bạn sẽ không phải dùng chữ cái "b" nào cho đến khi chạm mốc "one billion".
heart-2807-1436794167.jpg
14. Trong tiếng Anh, tính từ được dùng nhiều nhất với "heart" (trái tim) là "broken" (tan vỡ).
15. Trong tiếng Anh viết, từ "happy" được dùng nhiều gấp ba lần so với từ "sad".
Theo VNE

Khi yêu và sau khi kết hôn bạn sẽ trải qua một cuộc sống có những thực tế khác biệt mà dường như đã được quy ước.

Không phải vô cớ mà người ta bảo hôn nhân giết chết tình yêu là thế. Tuy nhiên, có lẽ bởi đó là 2 cuộc sống khác nhau đã tạo nên những "tình cảnh" trái ngược dưới đây. Bạn có thể chọn cách "sống chung với lũ" hoặc cố gắng cải thiện nó, dù chẳng dễ dàng gì.






Khi yêu anh tặng em hoa, khi cưới anh tặng em... gà. "Bài toán" quà tặng chí lý vừa ngon vừa tiết kiệm này được nhiều bà vợ ủng hộ, nhưng cũng không ít tỏ ra bất mãn.






Khi yêu và sau khi kết hôn chúng ta có thể "thưởng thức" một buổi sáng thật khác biệt. Chúng nhiều khi chẳng ngọt ngào và thơm tho như lúc yêu chút nào.






Cũng chẳng còn những buổi dạo phố, xem phim sau giờ tan làm. Giờ cả hai đang tất tả với bỉm sữa và những bữa ăn của lũ trẻ dài mãi chưa thấy hồi kết.






Một giấc ngủ buổi đêm ấm êm và một giấc ngủ chập chờn mà cả bố mẹ đều nằm ở mép giường với tình trạng như muốn rơi xuống đất bởi lũ nhóc quá chiếm diện tích.






Khi yêu những sở thích cá nhân vẫn còn được quan tâm và đáp ứng dễ dàng. Chàng vẫn còn có thể làm được điều mình thích, mua sắm một món đồ công nghệ mới cũng dễ dàng, nhưng sau khi kết hôn tay hòm chìa khóa đã rơi vào tay vợ rồi thì những ý thích cá nhân cũng phải dẹp bỏ.






Đến những cuộc điện thoại thông điệp cũng khác hẳn nhau bởi làm người đàn ông, đàn bà của gia đình đâu có giản đơn.

Nguồn: ttvn

Liệu bạn có hài lòng với cuộc sống hiện đại, với tốc độ tăng trưởng như vũ bão ngày nay? Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích từ sự phát triển ấy mang lạii. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của nó, sự phát triển cũng kéo theo những hậu quả đáng báo động cho nhân loại ngày nay. Steve Cutts, một nghệ sỹ vẽ tranh minh họa đã phác họa những sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại ngày nay. Hãy xem và cùng suy ngẫm.



Smartphone đang khiến con người trở thành loài vô tri vô giác


Liệu tiền có thực sự mang lại hạnh phúc?

Tác hại của đồ ăn nhanh và sự lười nhác của con người


Những ai đang ưa chuộng những thứ xa xỉ phù phiếm thì chỉ vỗ béo cho các công ty sản xuất



Ai đang kiểm soát ai???



Trái Đất đang bị hủy hoại bởi những con người bất chấp mọi thứ để kiếm được ra tiền



Có một nỗi sợ hãi của đa số mọi người mang tên Ngày thứ Hai



#ngungnguocdai



Những tin tức lá cải ngày càng tràn ngập trên các phương tiện truyền thông 

Theo WTT

Chiến tranh thế giới đã suýt không thể kết thúc nếu các kế hoạch 'động trời' mà Phát xít Nhật, Đức hay là cả âm mưu Thế chiến thứ 3 của Anh thành công trọn vẹn.

Những 'âm mưu' ghê gớm dưới đây đã suýt thành công nếu như các Quốc gia này không phân tán quá nhiều lực lượng ra nhiều mặt trận cũng như mong muốn thống trị Thế giới không quá mù quáng. 
Các kế hoạch 'động trời' mà các cường quốc đưa ra có thể kể đến: Phát xít Nhật định sử dụng bom hóa học tấn công Mỹ, Thủ tướng Churchill dự tính phát động Thế chiến III… là những kế hoạch “động trời” trong lịch sử nhân loại. 
1. Hai kế hoạch của Nhật Bản nhằm xâm lược Australia
Trong năm 1942, các quan chức Quân đội và Hải quân Nhật Bản đã tiến hành một loạt các cuộc họp về việc chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Khi đó, quốc gia này đã chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn ở Thái Bình Dương và Australia là mục tiêu tiếp theo của họ.
Hải quân Nhật Bản đã đưa ra đề xuất tiến hành một cuộc xâm lược quy mô nhỏ vào phía bắc Australia để ngăn chặn Anh và Mỹ sử dụng quốc gia này thành căn cứ quân sự..
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản đã bác bỏ kế hoạch trên vì họ cho rằng, nó sẽ biến thành một cuộc chiến hao tốn tiền bạc. Thay vào đó, chỉ huy Quân đội Nhật Bản muốn phát động một cuộc chến xâm lược Australia trên quy mô lớn, với 10 sư đoàn.
Nhưng số lượng quân sĩ đó dường như không thể triển khai được vì hầu hết đang đóng ở Trung Quốc. Việc chuyển quân và cung cấp lương thực, đạn dược cho số lượng binh sĩ lớn như vậy sẽ khá khó khăn.
Nhật Bản gọi kế hoạch trên là “Operation FS”. Theo kế hoạch, bằng cách đánh chiếm miền đông New Guinea, quần đảo Solomon, quần đảo New Caledonia-Fiji sẽ bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu kế hoạch đó xảy ra, Hải quân Mỹ sẽ khiến phát xít Nhật Bản gánh chịu một loạt thất bại ở Thái Bình Dương.
2. Quân đồng minh tấn công nước Đức trước một năm
Năm 1942, Tướng Dwight Eisenhower đã đưa ra một kế hoạch cho cuộc tấn công sớm nước Đức. Kế hoạch này được đặt mật danh là “Operation Round-up” và quân Đồng minh sẽ đổ bộ lên nước Pháp vào năm 1943. Mục đích của kế hoạch trên là giảm bớt áp lực đối với quân đội Liên Xô. Theo đó, phát xít Đức sẽ phải gồng mình chiến đấu tại hai mặt trận.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Anh tin rằng, kế hoạch tấn công quân sự trên là quá sớm khi mà lực lượng phòng thủ của Đức quốc xã vẫn còn khá mạnh.
Thay vào đó, quan Đồng minh ủng hộ chiến dịch Torch và mục tiêu được xem có phần nhẹ nhàng hơn đó là khu vực Bắc Phi. Các nước Đồng minh sẽ đi theo những con đường khác nhau để tiến vào lãnh thổ Italy. Chiến dịch Roundup sẽ được triển khai sau đó một năm.
3. Kế hoạch của Hitler nhằm xâm lược Thụy Sĩ
Sau chiến thắng vang dội ở Pháp năm 1940, Hitler ra lệnh cho các tướng lĩnh của mình chuẩn bị một kế hoạch chu toàn cho cuộc xâm lược Thụy Sĩ. Kế hoạch đó được gọi là “Chiến dịch Tannenbaum”. Ban đầu, Đức quốc xã định điều 21 sư đoàn nhưng sau đó tăng lên 11 sư đoàn ở phía bắc và 15 sư đoàn khác đang đóng quân ở phía nam Italy cùng hợp đồng tác chiến xâm lược Thụy Sĩ. 
Đối với Thụy Sĩ, người dân nước này chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ địch với tinh thần quyết tử. Toàn bộ dân số được vũ trang và hơn 400.000 nam giới được triệu tập để chiến đấu với kẻ thù ngay khi cuộc chiến nổ ra.
Tướng Henri Guisan của Thụy Sĩ đã đưa ra chiến lược đối phó với kẻ thù là: lúc đầu sẽ bảo vệ biên giới rồi sau đó rút lui vào một số pháo đài trong dãy núi Alps, nơi mà họ sẽ chiến đấu với quân Đức quốc xã cho đến khi còn người cuối cùng. Một cuộc chiến tranh du kích kéo dài trên các sườn núi lạnh của Thụy Sĩ sẽ khiến quân Hitler phải trả giá đắt.
4. Kế hoạch xâm lược Anh của phát xít Đức
Hitler cũng có kế hoạch xâm lược Vương quốc Anh sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp. Kế hoạch mang tên “Chiến dịch Seelowe” và Đức sẽ huy động 160.000 binh sĩ tham gia. Phát xít Đức sẽ chuyển số quân đó bằng 2.000 xà lan chạy dọc eo biển Anh.
Tuy nhiên, các tướng sĩ của Hitler lo sợ sức mạnh của Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh. Họ cho rằng, ưu thế của Anh là ở trận chiến trên không nên quân đội Đức phải tập trung cao độ trong mặt trận này.
Do đó, trong khoảng 3 tháng, quân đội phát xít Đức đã cố gắng để tiêu diệt quân đội Hoàng gia Anh trong một loạt các trận chiến trên bầu trời nhưng đều thất bại. Cuối cùng, kế hoạch xâm lược Anh của Hitler bị hủy bỏ vô thời hạn.
5. Kế hoạch tấn công Liên Xô của Anh, Pháp
Ngay trước khi Chiến tranh thế giới II bắt đầu, Anh và Pháp đều đã quan tâm đến việc Liên Xô cung cấp dầu cho Đức quốc xã. Để ngăn chặn nguồn tiếp dầu cho chính quyền Hitler, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã lên kế hoạch có tên “Chiến dịch Pike” nhằm làm tê liệt nghiêm trọng nền kinh tế Liên Xô bằng cách ném bom vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng của nước này.
Sau một thời gian bàn thảo, Anh và Pháp quyết định chọn mục tiêu tốt nhất là các mỏ dầu ở Azerbaijan. Khu vực này có vị trí khá tốt để máy bay ném bom của Anh và Pháp hoạt động khi chúng đang đồn trú ở Trung Đông.
Đến tháng 4/1940, các máy bay ném bom của hai nước này gần như đạt được mục tiêu đề ra nhưng không hề đánh bom trúng các khu vực dầu của Liên Xô. Cụ thể, Anh và Pháp quyết định sử dụng số máy bay trên chỉ để đe dọa Liên Xô không cung cấp dầu cho Đức quốc xã.
Sau khi Đức xâm lược Pháp và các quốc gia chậm phát triển vào năm 1940, kế hoạch trên của Anh và Pháp bị tạm dừng. Khi đó, Anh lo sợ nếu tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công thì có khả năng Liên Xô sẽ đứng về phía phát xít Đức.
6. Kế hoạch xâm lược Liên Xô của Nhật
Ngay từ năm 1937, Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một loạt các chiến dịch chạm đến lãnh thổ của Liên Xô ở vùng Viễn Đông, đặc biệt là Siberia. Trong một hội nghị giữa các đế quốc diễn ra vào tháng 7/1941, Nhật Bản đã đồng ý rằng sẽ xâm lược Liên Xô chỉ khi Đức thành công trong việc đóng chiếm Liên Xô.
Khi đó, Liên Xô sẽ buộc phải cùng lúc chiến đấu chống lại hai kẻ thù là quân Đức ở phía tây và Nhật Bản ở phía đông. Mặc dù Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập nhưng cả hai bên đều ra sức thành lập các căn cứ quân sự quy mô lớn dọc theo biên giới hai nước để đề phòng trường hợp hai nước giao chiến.
Quân đội Nhật Bản tăng cường tuyên bố sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô. Họ nói rằng sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Viễn Đông của Liên Xô một cách dễ dàng khi quốc gia này chật vật chống đỡ các đợt tấn công của quân Đức ở châu Âu.
Tuy nhiên, năm 1939, quân Nhật thất bại trong một trận chiến với Liên Xô khiến cho kế hoạch của họ tan vỡ. Khi đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận định cuộc chiến trên có thể là hành động gây chiến với Mỹ.
7. Đức lên kế hoạch xâm lược Gibraltar
Năm 1940, Đức quốc xã đã thất bại trong việc tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh nên đành ấp ủ một kế hoạch khác nhằm đánh chiếm Gibraltar.
Bằng cách chiếm đóng Gibraltar ở bán đảo Iberia, Đức quốc xã có thể ngăn chặn Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động ở Địa Trung Hải và hoàn toàn cắt đứt đường tiếp tế của Anh từ kênh đào Suez. Họ sẽ cố gắng khiến quân đội Anh chết dần vì thiếu thốn, cạn kiệt lương thực và cuối cùng sẽ phải đầu hàng.
Kế hoạch của Đức quốc xã có mật danh là “Chiến dịch Felix”. Theo đó, quân Đức sẽ đưa quân vào Tây Ban Nha. Quan chức chính phủ hàng đầu giữa Đức và Tây Ban Nha đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận về đề xuất này.
Tuy nhiên, đến phút cuối cùng, nhà lãnh đạo Franco đã không tiếp tục theo đuổi kế hoạch trên bởi ông lo sợ cuộc xâm lược Anh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến Tây Ban Nha.
8. Nhật Bản dự định dùng bom hóa học tấn công Mỹ
Trong những ngày trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới II, đơn vị vũ khí chiến tranh hóa sinh học 731 của Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công hóa học nhằm vào Mỹ. Theo đó, những chiếc máy bay ném bom cảm tử sẽ mang theo với bom chứa mầm bệnh dịch và thả ở khu vực được bảo vệ thấp nhưng có đông dân số.
Các mục tiêu được Nhật Bản lựa chọn là San Diego, California. Thời điểm mà Nhật định tiến hành là ngày 22/9/1945.
Cuộc tấn công không có giá trị quân sự của phát xít Nhật được coi là nỗ lực cuối cùng để ngăn cản Mỹ tấn công lãnh thổ đất liền của Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không bao giờ được thực hiện khi quân đội Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố khiến nước này phải giơ cờ trắng đầu hàng quân Đồng minh.
9. Mỹ dự định dùng vĩ khí hóa học tấn công Nhật Bản
Tháng 4/1945, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ bổ nhiệm Tướng Douglas MacArthur lãnh đạo quân đội thực hiện cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào Nhật Bản. Kế hoạch trên dự tính sẽ có 2,5 triệu binh sĩ tham gia. Do lo sợ phát xít Nhật đã đến đường cùng nên sẽ chiến đấu với tinh thần “một mất một còn” nên quân Đồng minh sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học nếu cần thiết.
Thật may mắn là quân Đồng minh đã không phải thực thi kế hoạch này bởi phát xít Nhật đã đầu hàng vào ngày 15/8/1945. Theo dự tính, nếu quân Đồng minh thực hiện kế hoạch như ban đầu thì khoảng 400.000 – 800.000 binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng cộng thêm 4 triệu người bị thương.Trong khi đó, nước Nhật sẽ phải chịu thương vong khủng khiếp.
10. Thủ tướng Churchill lên kế hoạch Chiến tranh thế giới III
Sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt, lãnh thổ châu Âu lúc đó bị chia thành hai phần: phần lãnh thổ phía Tây thuộc quyền kiểm soát của các nước Đồng minh và Liên Xô kiểm soát khu vực phía đông. Khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã không tin tưởng Stalin có thể giải phóng quốc gia bị chiếm đóng chỉ với lực lượng hiện tại của mình.
Vì vậy, Thủ tướng Churchill cùng với các tướng lĩnh quân sự “nhen nhóm” kế hoạch thuyết phục các nước thuộc phe Đồng minh cùng đứng lên chống lại Liên Xô ở khắp châu Âu.
Dự kiến, cuộc Chiến tranh thế giới III sẽ bắt đầu vào ngày 1/7/1945 và sẽ tái vũ trang cho 100.000 binh lính Đức tham gia chiến đấu. Ông cũng muốn Mỹ sử dụng bom nguyên tử trong trường hợp Liên Xô không chịu đầu hàng. Nhưng trên thực tế, kế hoạch của Churchill không bao giờ được thực hiện bởi Mỹ đã quá mệt mỏi để bắt đầu một cuộc chiến khác.
Trong bức điện gửi từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói với Thủ tướng Churchill rằng, nước Mỹ sẽ không giúp Anh tấn công Liên Xô ở Đông Âu.
Theo Kiến Thức

Nhân loại có thể bị diệt vong ngay tức khắc nếu các thảm họa từ vũ trụ như thiên thạch tối đâm vào trái đất, từ trường trái đất bị đảo cực, siêu núi lửa...xảy ra!


1. Từ trường trái đất đảo cực
Hiện tượng đảo cực từ trường xảy ra khi dòng sắt nóng chảy di chuyển quanh lớp nhân ngoài của Trái đất thay đổi quá trình tuần hoàn.
Cứ sau khoảng vài nghìn tới 28 nghìn năm hai cực từ của trái đất lại hoán đổi vị trí một lần.
Khi hiện tượng đó xảy ra, hai cực có thể di chuyển hỗn loạn trong một khoảng thời gian trước khi tìm thấy vị trí mới hoặc “nhảy” qua nhiều chỗ trên địa cầu. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thực sự không phải là sự hoán đổi vị trí của cực từ.
Nếu các cực từ đảo lộn, tấm lá chắn mang tên "từ trường" sẽ biến mất, con người phải tiếp xúc nhiều hơn với bức xạ nguy hiểm.
Các hạt nguyên tử mang điện tích từ mặt trời sẽ lao vào tầng thượng quyển, làm ấm nó và khiến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng vọt.
Seth Shostak, một nhà thiên văn cao cấp của Viện SETI tại Mỹ, nói với Fox News rằng mối nguy hiểm thực sự chính là những hạt nguyên tử mang điện tích từ mặt trời. 
Khi từ trường của địa cầu biến mất, con người sẽ phải đội mũ, đeo kính và mặc trang phục bảo hộ mỗi khi ra khỏi nhà. Nếu không muốn sử dụng những thứ đó, chúng ta sẽ phải ở trong nhà trong suốt cuộc đời.
2. Thiên thạch tối
Giáo sư Jocelyn Bell Burnell, nhà vật lý thiên văn người Anh từng phát hiện sao xung (những ngôi sao neutron xoay cực nhanh), nghĩ rằng thứ có thể hủy diệt nền văn minh là một thiên thạch tối.
Theo bà, nếu một thiên thạch tối có chiều rộng chừng 10km đâm trúng trái đất, sự tồn tại của loài người sẽ kết thúc, Fox News đưa tin.
Con người có thể phát hiện phần lớn thiên thạch nhờ băng và tuyết trên bề mặt của chúng. Nhưng thiên thạch tối không có hoặc có rất ít băng, tuyết.
Ngoài ra bề mặt của chúng còn bị bao phủ bởi một lượng bụi lớn khiến khả năng phát hiện chúng càng giảm.
Burnell nói cú va chạm giữa một thiên thạch tối với trái đất không thể tiêu diệt toàn bộ người trên địa cầu, song một lượng bụi khổng lồ sẽ bay vào không khí và lan khắp toàn cầu khiến hàng tỷ người chết dần vì các bệnh ở đường hô hấp.
Bụi cản ánh sáng mặt trời, các mùa xuân, hè và thu sẽ biến mất, nhường chỗ cho mùa đông dài dằng dặc.
Do nhiệt độ xuống tới mức cực thấp và ánh sáng mặt trời biến mất, cây lương thực chết hàng loạt khiến nạn đói bùng phát khắp hành tinh.
3. Siêu núi lửa
Tiến sĩ Dave Rothery, một nhà nghiên cứu núi lửa của Đại học Mở tại Anh, cho rằng nền văn minh có thể diệt vong bởi sự bùng phát của một siêu núi lửa.
Nếu một siêu núi lửa phun trào, bụi của nó cũng bay lơ lửng trong bầu khí quyển, ngăn cản ánh sáng mặt trời và gây nên nạn đói giống như kịch bản của giáo sư Burnell.
"Bụi và khí Sulphur Dioxide từ siêu núi lửa sẽ làm tê liệt quá trình quang hợp của cây cối", Rothery nói.
4. Khí Metan khổng lồ thoát ra từ các đại dương
Kịch bản tận thế của Bryan Lovell, cựu chủ tịch của Hiệp hội Địa chất Anh, là một lượng khí metan (CH4) khổng lồ sẽ thoát khỏi đại dương sau một vụ động đất dưới đáy biển.
Metan là một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Do lượng metan trong khí quyển tăng đột biến, nhiệt độ trên bề mặt trái đất sẽ tăng mạnh khiến loài người tuyệt chủng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

5. Vụ nổ siêu lớn trong vũ trụ

Khi những ngôi sao siêu lớn nổ tung, chúng tạo ra một lượng tia gamma khổng lồ có sức hủy diệt khủng khiếp.
Nếu một ngôi sao siêu lớn nổ tung cách trái đất 30 năm ánh sáng, tia gamma của nó có thể thổi bay một phần khí quyển trái đất, tạo ra vô số đám cháy.
Nó còn làm tăng nhiệt độ bề mặt và tiêu diệt phần lớn sinh vật sống trong vòng vài tháng.
Ngay cả những loài sống dưới lòng đất hay trong nước cũng không thoát khỏi tác động của tia gamma.  Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng chỉ có 1% khả năng cho thảm họa này xảy ra.
Theo Trí Thức Trẻ

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.