1. Tháng cô hồn
Tháng 7 Âm lịch còn được gọi là "tháng cô hồn" hay “tháng quỷ”, tháng "mở cửa mả". Dân gian quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân, ngày Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ tự do quay về dương thế, đồng thời đây cũng là ngày “âm khí xung thiên”.
Vì thời gian này kéo dài cả tháng nên nhiều người lo sợ nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật, mang điềm xui xẻo tới. Nên một mặt sắm lễ cúng bái, mặt khác truyền tai nhau những điều kiêng kị để có thể bình an vượt qua tháng cô hồn. Đa phần trong số đó đều là những điều truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh.
2. Thực hư chuyện sờ ngực và kị nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn
Một số người cho rằng, để không bị các linh hồn bắt đi làm vật hiến tế, các cô gái phải cho đàn ông sờ ngực trong tháng cô hồn. Điều này hoàn toàn phản khoa học, là quan niệm mang tính cực đoan, lợi dụng, do một số kẻ xấu đồn thổi với mục đích vụ lợi.
Nên nhớ rằng, từ xa xưa quan niệm Nho giáo khá hà khắc, nam nữ thụ thụ bất thân, các cô gái phải giữ gìn gia giáo, công dung ngôn hạnh, chẳng có lý do gì để đàn ông sờ ngực, phá vỡ gia đạo mới không bị cô hồn bắt cóc.
Việc kiêng nhặc tiền rơi bắt nguồn từ quan niệm dân gian cho rằng những thứ đã cúng như tiền âm phủ, tiền thật… đều thuộc về thế giới tâm linh. Vì thế, nếu nhìn thấy cũng không nên nhặt mang về nhà.
3. Hiểu thế nào cho đúng về tháng cô hồn?
Dân gian coi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, là dịp để dân gian cúng thí cho những linh hồn không có nơi thờ cúng.
Cúng cô hồn là tín ngưỡng từ lâu đời theo thế giới tâm linh, được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi chúng ta tin rằng, con người gồm phần xác và phần hồn. Khi cơ thể mất đi nhưng hồn vẫn tồn tại, được đầu thai vào kiếp khác hay bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Vì thế, cần phải dành chút thời gian để “chăm lo” tới những vong hồn lang thang.
Người xưa tin vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cảnh giới an lành. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa.
Tín ngưỡng tôn giáo này thể hiện triết lý nhân văn cao đẹp của tổ tiên, với mong muốn mọi linh hồn đều được cơ hội siêu thoát và mong muốn những ai từng lầm lỡ đều phục thiện.
Trong văn hóa Phật giáo, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu lan, dịp để con cháu báo hiếu cha mẹ, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Rằm tháng 7 là dịp để người còn sống cúng tế, hướng về người đã khuất, với quan niệm mọi vong linh đều được cầu siêu thoát, đều được cúng tế, quan tâm.
Theo Lichngaytot
Đăng nhận xét