banner

Có bao giờ bạn thắc mắc chị em phụ nữ lại khóc nhiều hơn đàn ông hay không? Nghiên cứu cho rằng vì liên quan đến testosterone - nội tiết tố.

Nghiên cứu mới do giáo sư Ad Vingerhoets, một nhà tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) và là tác giả cuốn "Tại sao chỉ con người rơi lệ: giải mã các bí mật của nước mắt", tiến hành. Ông đã trò chuyện với hơn 5.000 người ở 37 quốc gia và phỏng vấn họ về các phản ứng cảm xúc của bản thân.
Giáo sư Vingerhoets phát hiện, phụ nữ nhìn chung khóc tới 30 - 64 lần/năm, trong khi con số này ở nam giới chỉ vào khoảng 6 - 17 lần/ năm.
Đối với cánh mày râu, 66% số người được hỏi tiết lộ rơi lệ trong không đầy 5 phút mỗi lần, trong khi 24% nói khóc khoảng 6 - 15 phút. Đối với phái yếu, 2 tỉ lệ này tương ứng là 43% và 38%.
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, số phụ nữ khóc lâu tới 16 - 30 phút mỗi lần (11%) cao gấp đôi nam giới (5%). Điều tương tự cũng được ghi nhận đối với những người khóc "dai" tới 16 - 30 phút hoặc trên 60 phút.
Lý giải về việc phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông, các chuyên gia cho rằng testosterone - nội tiết tố quan trọng có nhiều nhất ở nam giữ vai trò ức chế thói quen khóc. Ngược lại, lượng testosterone ở phụ nữ rất thấp nên họ dễ yếu đuối, sướt mướt.
"Chúng ta thấy rõ điều này trong hoạt động chuyển đổi giới tính. Các bệnh nhân thường báo cáo với chúng tôi về việc họ khóc nhiều hơn (nếu chuyển giới thành nữ) và khó khóc hơn (nếu chuyển giới thành nam)", giáo sư Bernard Chang nói.Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, đàn ông có các tuyến lệ trong mắt to hơn, nên chúng mất nhiều thời gian để tịch tụ đầy nước và để nước trào ra ngoài (rơi lệ) hơn phụ nữ.
Theo giáo sư Vingerhoets, sự khác biệt nói trên giữa 2 giới có thể được lý giải bằng thực tế rằng, các chị em phụ nữ thường xuyên xem phim bi kịch và đọc văn thơ ủy mị nhiều hơn cánh mày râu.
Khám phá ám chỉ, đàn ông nên thấu cảm hơn khi xem phim lãng mạn cùng với bạn đời. Giáo sư Vingerhoets ghi nhận, trong thực tế, khi nhìn thấy một phụ nữ khóc, các nam giới thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng phớt lờ người đó.
Nước mắt cá sấu
Một số người thường khóc trong lúc ăn gọi là hội chứng Bogorad hoặc "nước mắt cá sấu" (cá sấu thường chảy nước mắt trong lúc ăn con mồi). Điều này liên quan đến chứng suy nhược thần kinh mặt và thường gặp ở người bị hội chứng liệt Bell (viêm dây thần kinh số 7) gây méo miệng, liệt cơ tạm thời một bên mặt.
Những dây thần kinh bất thường mới phát triển trở lại nối với tuyến lệ, mỗi lần kích thích cơ mặt hoạt động (nhai) thì cũng đồng thời kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt gọi là tình trạng "nước mắt cá sấu".
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải khi nào chảy nước mắt cũng là dấu hiệu bệnh tật. Theo các nhà khoa học, chảy nước mắt trong bếp hoặc người dễ khóc có đôi mắt khỏe mạnh hơn nhờ nước mắt làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố tích tụ trong "cửa sổ tâm hồn".

Dù là trẻ em hay người lớn thì bạn cũng không nên kìm giữ những giọt nước mắt một cách quá mức vì điều này sẽ khiến tâm trạng ức chế và sức khỏe thêm tồi tệ.
Theo Khỏe và Đẹp
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.