Hoàng đế Khang Hy ( tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp) là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị. Ngay từ khi lên 5 tuổi, hoàng đế Khang Hy bắt đầu được dạy dỗ chu đáo do sớm bộc lộ sự thông minh và tinh thần ham học.
Năm 1662, Huyền Diệp lên ngôi vua năm 8 tuổi và lấy niên hiệu là Khang Hy hoàng đế. Ông lên ngôi sau khi hoàng đế Thuận Trị qua đời. Do vậy, Khang Hy là một trong những vị hoàng đế lên ngôi từ khi còn nhất nhỏ nổi tiếng lịch sử Trung Quốc.
Khang Hy được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình và háo sắc nhất thời đại nhà Thanh; thực hành chuyện “chăn gối” sớm và ngay cả khi về già, nhu cầu tình dục của ông cũng không hề suy giảm. Vào năm 1665, khi mới 12 tuổi, Khang Hy đã cử hành hôn lễ với Hách Xá Lý – cháu gái Ngao Bái, vị đại thần nắm “quyền sinh, quyền sát” trong triều.
Dưới sự trị vì của hoàng đế Khang Hy, nhà Thanh mở rộng lãnh thổ, nắm quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.
Hoàng đế Khang Hy có thời gian trị vì lâu nhất khi lên ngôi từ năm 1611 và trị vì đến năm 1772. Theo đó, vị hoàng đế này ngồi trên ngai vàng đến 61 năm
Hoàng đế Khang Hy có 25 hoàng tử và 12 công chúa. Vị hoàng đế này đã chứng kiến cảnh các hoàng tử đấu đá, tranh giành vương vị quyết liệt. Cuối cùng, hoàng đế Khang Hy truyền ngôi cho Ung Chính.
Hoàng đế Khang Hy có tới 55 người con |
Khang Hy rất háo sắc, thậm chí là vị hoàng đế háo sắc nhất trong số các hoàng đế của vương triều này, hơn hẳn người cháu nổi tiếng phong lưu Càn Long. Chỉ cần một phép so sánh đơn giản về chế độ hậu phi của hai triều Minh – Thanh đã thấy rõ điều này. Hậu phi của các hoàng đế triều Minh, số người được sắc phong tối đa là 19 người. Trong đó rất nhiều hoàng đế chỉ có 2 - 3 người phi.
Bên cạnh “kỷ lục” về số hậu phi, Khang Hy cũng là vị Hoàng đế nắm giữ “kỷ lục” về số lượng con cái. Ông có tới 55 người con, cho thấy khả năng sinh sản vượt trội so với các Hoàng đế khác. Cả đời Khang Hy rất khỏe mạnh, ít đau ốm, đến những năm cuối đời mà khí lực vẫn không suy giảm bao nhiêu so với độ tráng niên, còn niềm đam mê sắc dục thì người đương thời cũng khó ai bì kịp.
Các sử gia tin rằng, hoàng đế Khang Hy có dụng ý khi truyền ngôi cho Ung Chính. Theo đó, vị hoàng đế này nhường ngôi cho Ung Chính nhằm “dọn đường” để người cháu nội là Hoằng Lịch (sau này là Hoàng đế Càn Long) sau này thuận lợi đăng cơ.
Mặc dù là ông vua phong lưu đa tình nhưng với những hậu phi của mình, Khang Hy đều dành cho họ những tình cảm chân thành. Mỗi khi vi hành tới một địa phương nào đó, ông đều thường xuyên viết thư hoặc phái người đem đặc sản nơi đó về cho các hậu phi trong cung.
Lăng mộ của hoàng đế Khang Hy |
Sau khi chết, Khang Hy được chôn cất tại Thanh Đông lăng, tức huyện Tôn Hóa, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Lăng mộ của Khang Hy có tên là Cảnh lăng. Nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy rằng, Cảnh lăng của Khang Hy có hình bán nguyệt, những người ở địa vị cao thì được đặt ở phía trước, những người có địa vị thấp được đặt ở phía sau. Phần địa cung của Cảnh lăng, ngoài mai táng thi thể của Khang Hy còn mai táng 4 Hoàng hậu và 1 Hoàng Quý phi. Phần “phi viên tẩm” (nơi dành cho các cung phi) là nơi chôn cất toàn bộ 48 phi tần của Khang Hy và hoàng tử thứ 18 của ông là Dận Giới.
Theo Khỏe và Đẹp
Đăng nhận xét