1. Hoạt động như một chiếc máy bơm. Tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể bơm từ 3,8 đến 26,6 lít máu mỗi phút, tương đương 7.600 lít máu mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời con người, trái tim sẽ bơm khoảng một triệu thùng máu, đủ để làm đầy hai tàu chở dầu lớn.
2. Trái tim nam giới và nữ giới khác nhau. Tim nam giới nặng trung bình 283g, trong khi tim nữ giới chỉ nặng 227g. Để bù lại, nhịp tim nữ giới đập nhanh hơn nam giới một chút, khoảng 78 nhịp/phút so với 70 nhịp/phút ở nam giới.
3. Trái tim không có màu đỏ. Trái tim có màu sẫm hơn và nâu hơn so với màu đỏ của máu giàu oxy. Bên ngoài trái tim có một lớp chất béo (không phụ thuộc cân nặng), khiến mặt ngoài có màu vàng.
Tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái và hơi nghiêng về bên trái. (Ảnh: Women's health)
4. Không nằm ở bên trái của ngực. Trái tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái. Tuy nhiên, nó hơi nghiêng về bên trái một chút.
5. Trái tim lớn chưa hẳn đã tốt. Trái tim quá lớn hoặc rắn chắc quá mức có thể gây nguy hiểm cho con người. Một trái tim khỏe mạnh trung bình nặng ít hơn 453g và có hình dạng giống như nắm đấm thật chặt.
6. Cảm lạnh có thể làm ảnh hưởng đến tim. Virus gây cảm lạnh thông thường có thể khiến tim bị suy yếu, gây nên tình trạng bệnh cơ tim do virus. Uống rượu quá mức và uống một số loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư cũng có thể làm tim trở nên yếu đi.
7. Khả năng hoạt động khi rời khỏi cơ thể. Trái tim có hệ thống điện của riêng mình, đây là nguyên nhân giúp nó tạo ra những nhịp đập. Ngay cả khi bị tách ra khỏi lồng ngực, trái tim sẽ tiếp tục đập nếu nó tiếp tục nhận được đủ lượng oxy cần thiết.
8. Hoạt động không mệt mỏi. Trái tim bắt đầu đập từ lúc thai nhi 4 tuần tuổi và không ngừng đập cho tới khi chúng ta qua đời. Nó đập 100.000 lần mỗi ngày, gần một triệu lần mỗi tuần.
9. Chúng ta có thể bị đau tim mà không đau ngực. Các triệu chứng của bệnh động mạch vành hoặc một cơn đau tim sắp xảy ra bao gồm: tức ngực, khó thở. Tuy nhiên, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, đổ mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, đau cổ, đau cánh tay. Một số người, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Khi một cơn đau xảy ra theo cách này, nó được gọi là cơn đau tim "thầm lặng".
10. Sự xúc động hoặc căng thẳng làm "tan vỡ trái tim". Trong những hoàn cảnh nhất định, xúc động hoặc căng thẳng khiến cơ thể giải phóng một số loại hormone làm "tê liệt" phần lớn trái tim. Hiện tượng này được gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ". Cảm giác đó có thể xuất hiện do cái chết của người thân, mất tiền, một buổi tiệc bất ngờ hoặc thậm chí là sợ hãi khi biểu diễn ở nơi công cộng. Hội chứng này chỉ tạm thời và sẽ hoạt động bình thường khi có các biện pháp hỗ trợ.
Theo VNE
Đăng nhận xét