1. Tinh tinh và vượn cáo không phải khỉ
Từ trái qua: tinh tinh, khỉ Java và vượn cáo. (Ảnh: MNN)
Thuật ngữ “khỉ” đôi khi được sử dụng chung cho mọi động vật thuộc gia đình linh chưởng này, nhưng sự thật là khỉ thuộc về một nhánh tiến hóa hoàn toàn khác so với tinh tinh (với các đại diện như tinh tinh, đười ươi và người) và bộ bán hầu (với các đại diện như vượn cáo, cu li, khỉ lùn).
Điểm khác nhau dễ thấy nhất giữa khỉ và tinh tinh là ở phần đuôi. Hầu hết khỉ đều có đuôi trong khi tinh tinh không có đuôi. Ngoài ra tinh tinh dựa nhiều vào thị lực hơn là khứu giác trong đời sống hàng ngày, nên mũi của chúng ngắn hơn và to hơn mũi khỉ. Trong đời sống hàng ngày, tinh tinh hoặc vượn thường tung người từ cành cây này sang cành cây khác, trong khi khỉ không thể làm vậy.
2. Tuổi thơ dài nhất
Đười ươi là loài vật có tuổi thơ dài hơn bất kỳ loài động vật nào khác trên thế giới. Đười ươi con được mẹ chăm sóc cho đến tận 6 tuổi, và thường còn sống cùng mẹ thêm vài năm nữa. Những con đười ươi cái có thể sống cùng mẹ tới hơn 10 năm.
3. Châu Âu chỉ có một loài khỉ hoang
Hiện chỉ còn khoảng 300 cá thể khỉ Barbary tại đây, và để bảo vệ, chính quyền địa phương có thể phạt tới 800 USD nếu ai đó cho khỉ ăn, để ngăn chúng không bị lệ thuộc vào loài người.
4. Khỉ đuôi sóc - “em út” họ nhà khỉ
5. Khỉ đầu chó - anh cả họ nhà khỉ
6. Mặt nhợt nhạt sẽ bị... "ế vợ"
Khỉ uakari sống tại các khu rừng nhiệt đới Amazon nổi bật với khuôn mặt đỏ cùng đầu hói. Theo các nhà khoa học, đặc điểm này xuất hiện trong quá trình tiến hóa của khỉ uakari để chống chọi với bệnh sốt rét. Nhìn chung một con khỉ uakari có sắc mặt càng rực rỡ thì sức khỏe càng tốt. Những con khỉ nhiễm bệnh sốt rét sẽ có màu sắc mặt nhợt nhạt hơn, và sẽ khó khăn trong việc tìm bạn giao phối.
7. Khỉ mũ thông minh nhất
Ví dụ thường thấy nhất đó là khi khỉ mũ đặt hạt dẻ lên một tảng đá và dùng một hòn đá khác để đập, lấy nhân hạt dẻ bên trong. Ngoài ra, những con khỉ mũ còn biết nghiền nát những con côn trùng nhiều chân và bôi lên người trong mùa có nhiều muỗi, để tránh bị muỗi đốt.
8. Bới lông, bắt bọ để thể hiện tình cảm
9. Tiếng khỉ rú
Với cường độ lên tới 128 decibel, tiếng khỉ rú có thể đi xuyên rừng rậm tới gần 5km. Âm thanh này chính là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của loài khỉ Nam Mỹ.
Theo kênh National Geographic, những con khỉ đực lớn có cổ họng rộng cùng buồng thanh quản giống như vỏ sò, giúp nâng cao âm lượng. Tiếng ồn nó tạo ra sẽ là một thông điệp rõ ràng gửi đến những con khỉ khác: lãnh thổ này đã có một chiến binh chiếm đóng.
10. Khỉ Nhật Bản thích tắm nước nóng
Loài khỉ tại Nhật, hay khỉ tuyết như cách gọi thân mật, đã tiến hóa để thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, từ cận nhiệt đới tới cận cực. Và một trong những địa điểm lui tới thường xuyên của chúng là Công viên khỉ Jigokudani, tại thị trấn Yamanouchi, tỉnh Nagano của Nhật.
Khỉ tuyết chủ yếu tắm nước nóng để giữ nhiệt cơ thể trong mùa đông, nhưng chúng cũng có thể làm vậy trong các mùa khác. Tuy nhiên nước nóng không phải yếu tố thiết yếu với sự tồn tại của loài này, do lớp lông dày của chúng đủ để chống chọi với mùa đông. Do đó, tắm rõ ràng là một hoạt động thư giãn, bắt nguồn từ sự sảng khoái, kết nối cộng đồng trong đàn khỉ.
Theo Dân Trí
Đăng nhận xét