1. Váy cưới truyền thống không phải màu trắng
Theo TLC, váy cưới vốn dĩ không phải màu trắng. Trên thực tế, trước đây váy cưới truyền thống có màu đỏ, xanh da trời, tía hay thậm chí là màu đen với những đường chỉ vàng hay bạc. Mãi đến năm 1840, khi Nữ hoàng Victoria mặc chiếc áo cô dâu màu trắng kết hôn với hoàng tử Albert thì trào lưu mặc váy cưới màu trắng mới trở nên phổ biến.
Ảnh minh họa.
2. Kéo dài tuổi thọ nếu…hôn vợ vào mỗi buổi sáng
Những người đàn ông có thói quen hôn vợ vào muỗi buổi sáng có xu hướng sống lâu hơn 5 năm so với những người không thực hiện điều này.
3. Hôn nhân hạnh phúc nếu có sự vị tha
Một nghiên cứu năm 2006 đã chỉ ra rằng, lòng vị tha chính là “chìa khóa” để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy, 67% số người tham gia giàu lòng vị tha thừa nhận cuộc hôn nhân của họ rất hạnh phúc.
4. Nhẫn đính hôn
Chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương lần đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1477 trong lễ đính hôn của Hoàng tử nước Áo Maximilian với vợ sắp cưới là Công nương Mary xứ Burgundy.
Ảnh minh họa.
5. Nụ cười liên quan đến hạnh phúc gia đình
Nếu bạn muốn biết liệu “nửa kia” của mình có phải là người chồng hay người vợ lý tưởng hay không thì hãy xem album ảnh của họ. Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người cười tươi thường ít có xu hướng ly hôn hơn so với những người khác.
6. Phụ nữ có thể cầu hôn
Hầu hết trong thời đại hiện nay, nam giới là người chủ động cầu hôn. Tuy nhiên, phụ nữ thực sự cũng có thể làm như vậy. Điều này đã xảy ra ở đất nước Scotland năm 1228, sau đó lan khắp châu Âu.
7. Hôn nhân làm giảm tội phạm
Có lẽ, tình yêu là tất cả những gì bạn cần, ít nhất là để thoát khỏi rắc rối. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2010, hôn nhân làm giảm hành vi tội phạm đến 35% ở đối tượng nam giới có nguy cơ phạm tội cao.
8. Cụm từ “Tie the knot”
Trong từ điển cưới, cụm từ “Tie the knot", tạm dịch là “thắt chặt nút" là biểu tượng của hôn nhân. Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc xuất phát của biểu tượng này. Có người tin rằng, cụm từ xuất phát từ phong tục cưới của thời La Mã cổ đại, khi mà cô dâu đeo một dây lưng được thắt chặt và chú rể chỉ được gỡ nút thắt ấy sau khi hôn lễ được hoàn thành.
Có người lại cho rằng, “tie the knot" đến từ đám cưới Hindu khi chú rể trao cho cô dâu chiếc vòng thiêng liêng “Thaali" - biểu tượng của hôn nhân. Hành động này chính là nghi lễ trao nhẫn trong văn hoá Hindu và cô dâu sẽ đeo và gìn giữ chiếc vòng đến cuối đời như một biểu tượng của hạnh phúc vĩnh cửu. Trong khi đó, một số người lại cho rằng, biểu tượng “tie the knot" đến từ nghi lễ trao tay, thắt chặt tay trong lễ cưới.
Ảnh minh họa.
9. Nhẫn cưới
Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn được đeo ở ngón áp úp bên tay trái kể từ thời cổ đại. Người La Mã tin rằng, ngón áp úp có một tĩnh mạch gọi là “vena amoris” có thể kết nối trực tiếp với trái tim.
10. Đàn ông yêu bằng mắt
Theo một nghiên cứu năm 2007, các nhà khoa học cho biết, người đàn ông đang yêu có khu vực thị giác trong não bộ hoạt động mạnh hơn, trong khi não bộ của người phụ nữ đang yêu lại hoạt động mạnh hơn tại khu vực bộ nhớ. Do vậy, nam giới có thể nhìn vào bề ngoài mà phán đoán khả năng sinh sản của phụ nữ trong khi nữ giới thì không thể.
Theo ĐSPL
Đăng nhận xét