Năm 2006, sao Diêm Vương (Pluto) chính thức bị loại ra khỏi hệ Mặt trời, kèm theo đó là công cuộc tìm kiếm "người thay thế".
Và đến nay, các khoa học gia đã tìm ra những bằng chứng vững chắc nhất về một hành tinh đủ lớn để tạo thành hình cầu, với quỹ đạo xoay xung quanh Mặt trời. Họ gọi đó là "tinh cầu X" - planet X.
Hành tinh khí này có kích cỡ gần bằng sao Hải Vương (Neptune) - tức lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 4000 lần, với quỹ đạo quay xa hơn hành tinh này vài tỉ km.
Theo dự báo,hành tinh X quay hết một vòng quanh Mặt trời hết khoảng.... 10.000 đến 20.000 năm.
Mặc dù vị trí chính xác của X vẫn chưa được xác nhận, và các nhà khoa học mới chỉ dựa trên các phép tính và mô hình toán học, nhưng họ cho rằng X là một trong 6 vật thể đã được tìm thấy có quỹ đạo quanh Mặt trời xa hơn cả Hải Vương tinh.
Theo các chuyên gia từ viện công nghệ California (Caltech), hành tinh khổng lồ này đã bị những tinh cầu khác "đá văng" ra khỏi khu vực gần Mặt trời vào khoảng 4,5 tỉ năm trước.
Nguyên nhân là vì các hành tinh đều có lõi rất lớn, khiến khu vực này trở nên quá chật chội. Và cuối cùng, kẻ bị loại bỏ là X.
Brown và Konstantin Batygin - 2 nhà vật lý thiên văn của Caltech cho biết: "Có thể những tinh vân khí xung quanh hệ Mặt trời đã giữ X lại, cho phép nó trở lại quỹ đạo quay xung quanh Mặt trời".
Brown tin rằng vấn đề hiện nay chỉ là xác định chính xác tọa độ của X. Ông cũng cho rằng, một khi xác định được điều này, chúng ta có thể kết thúc mọi tranh cãi về Pluto - giờ đã là hành tinh lùn của hệ Mặt trời.
Thậm chí, chúng ta có thể biến Pluto trở thành hành tinh một lần nữa, bằng cách biến "X" thành Pluto.
Biến X thành Pluto, và sao Diêm Vương sẽ lại một lần nữa trở thành một hành tinh.
Mike Brown - Caltech
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn được một kính viễn vọng phù hợp cho công cuộc tìm kiếm này. Đó là kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii (Mỹ).
Các báo cáo được công bố trên tạp chí Astronomical.
Nguồn: Daily Mail
Theo Soha
Đăng nhận xét