banner

Sẽ không ít bạn ngỡ ngàng khi khám phá ra 10 sự thật khoa học thú vị về việc thưởng thức âm nhạc này.

Nhún nhảy theo điệu nhạc, lắc lư mình để "phiêu" cùng giai điệu trong bài hát - đó có thể là những hành động mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng làm.
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng, những giai điệu âm nhạc của bài hát đó sẽ chỉ khiến bạn có dịp thả hồn mình lơ lửng cùng ca từ trong bài hát.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích không ngờ đằng sau hành động tưởng chừng như "bản năng" này.
Những lý do dưới đây hẳn sẽ khiến bạn "gật gù" về độ chính xác của chúng và hơn hết là muốn... nghe nhạc ngay-lập-tức.
1. Nghe nhạc buồn sẽ làm bạn... vui 
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ vào năm 2014, rất nhiều người khi được hỏi đã trả lời rằng họ nghe nhạc buồn bởi vì cảm thấy nó mang lại rất nhiều cảm xúc đan xen và phần nào là một chút tích cực.
Có thể kể ra ở đây một số sắc thái tiêu biểu như sự nhớ nhung, bình yên, mềm yếu, mơ hồ hay hoài nghi.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là sự nhớ nhung mới là phương án được nhiều người lựa chọn nhất chứ không phải là đau khổ khi họ nghe nhạc buồn.
Bởi lẽ, những bản nhạc buồn sẽ phản ánh đúng vấn đề trong mối quan hệ và tâm trạng tiêu cực của bạn, giúp bạn gợi nhớ đến những tình tiết "yếu đuối"... Từ đó, bạn sẽ cảm thấy như có người chia sẻ, đồng cảm với mình và thấy nhẹ nhàng hơn.
2. Nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn
Trong một bài diễn văn tại Aeon, Elizabeth Hellmuth Margulis - giám đốc phòng nghiên cứu âm nhạc của Đại học Arkansas đã chỉ ra nguyên nhân vì sao nghe đi nghe lại nhiều lần một bài hát khiến chúng ta thích nó.
Theo bà, đơn giản bởi con người thường nhầm lẫn rằng, họ nhận thức những sự vật qua các giác quan nhờ hình hài của chúng như hình tròn hay hình vuông.
Tuy nhiên trên thực tế chúng ta phân biệt được là nhờ những trải nghiệm về vật thể đó trong quá khứ khiến chúng ta có thể gợi ra nó trong đầu.
Điều này được bà gọi là “Hiệu ứng từng trải” - một trong những lý do khiến chúng ta thích nghe đi nghe lại một bài hát.
Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra rằng, nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn, vì nó khiến não của bạn phải vận động.
3. Chúng ta nghe sai lời vì chúng ta... muốn thế
Có một sự thật là ngay cả những người bản ngữ đôi khi cũng còn nghe nhầm lời bài hát của một ca khúc do nhạc sĩ ở đó sáng tác.
Điều này xảy ra bởi đôi lúc những gì chúng ta nghe được lại khác với những gì chúng ta vẫn mong muốn và nghĩ trong đầu.
Theo Mark Liberman của Đại học Pennsylvania, chúng ta chỉ nghe một phần nào lời bài hát, phần còn lại là những gì chúng ta tưởng tượng ra khi nghe giai điệu bài hát đó.
4. Càng nghe nhầm, càng nghe nhiều
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012, các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng nếu bạn nghe sai lời một bài hát, bạn sẽ thích phiên bản lỗi đó của mình và nghe lại nó theo cách ấy nhiều lần.
Điều này đồng nghĩa với việc mỗi lần bạn nghe lại ca khúc đó, não của bạn sẽ tự “dịch” ca từ lại thành lỗi đúng như lần đầu bạn nghe.
5. Con người thường “phiêu” khi nghe nhiều thể loại nhạc
Đã bao giờ bạn vừa nghe nhạc vừa nhún nhảy hay búng tay chưa? Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi vừa nghe nhạc vừa làm những hành động này thì loại nhạc nào bạn cũng sẽ thấy thích.
Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina trên 196 người trưởng thành về trải nghiệm khi nghe nhạc của họ, nếu càng “phiêu” khi nghe nhạc thì bạn sẽ càng cảm nhận âm nhạc sâu sắc hơn.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chìm sâu vào giai điệu của một bản nhạc, cho dù là bất cứ thể loại nào, nếu bạn vừa nghe nó vừa nhún nhảy.
6. Không chỉ thăng hoa, âm nhạc còn làm bạn hào phóng hơn
Các nhà khoa học cũng nhận ra rằng, khi nghe thể loại âm nhạc yêu thích của mình, con người ta trở nên rộng lượng hơn và sẵn sàng hào phóng - đưa tiền cho người khác hơn.
Cũng theo nghiên cứu này, khi nghe thể loại khác kém yêu thích hơn, con người ta chi ra ít tiền hơn. Tuy nhiên với chỉ 22 người tham dự khảo sát, nghiên cứu này chỉ như muối bỏ bể.
7. Những ca khúc gây ám ảnh bị gọi là “sâu tai”
Theo Victoria Williamson, nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield đã chỉ ra rằng, hiện tượng bị ám ảnh bởi một ca khúc có một số nguyên nhân sau.
Nghe đi nghe lại nhiều lần cũng chỉ là một yếu tố gây nên sự ám ảnh này, tuy nhiên, điều mấu chốt là ở sự liên tưởng.
Ví dụ điển hình nhất là khi Williamson đi vào một tiệm giày và bà bỗng được gợi lại trong đầu giai điệu một bài hát từng nghe trước đó qua cảnh tượng cửa hàng.
Stress cũng là nguyên nhân gây ra sự ám ảnh. Nếu bạn vô tình nghe một bài hát khi đang căng thẳng trong một kỳ kiểm tra, có thể nhiều năm sau bạn vẫn nhớ đến nó.
8. Muốn hết ám ảnh, hãy nghe một bài "gây nghiện" khác
Cố gắng quên một bài hát chỉ càng làm bạn nghĩ về nó nhiều hơn. Theo một số nghiên cứu, nếu bạn thử cách nghe bài hát đó thật là nhiều, ở mọi nơi mọi lúc thì may ra bạn sẽ quên được nó.
Tuy nhiên nếu tất cả mọi cách đều không hiệu quả, hãy thử nghe một bài khác và ít nhất bạn sẽ không bị bài hát cũ ám ảnh nữa.
9. Thể loại nhạc càng đơn giản, album bán càng chạy
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plus ONE cho thấy, những bản nhạc càng đơn giản, ca từ dễ hiểu, ngắn gọn, "na ná" nhau càng chiếm được nhiều cảm tình của khán giả.
Và đương nhiên, số lượng album tung ra thị trường cũng tiêu thụ được nhiều hơn.
10. Điệp khúc là nhân tố chủ đạo của một bản hit
Trong một bài phân tích về các bài hit thành công, Joseph Nunes của Đại học Nam Carolina nhận thấy một quy tắc rất kỳ lạ. Theo đó, những bài hát có ca từ càng đơn giản với điệp khúc lặp lại càng nhiều lần thì càng dễ trở thành một bản hit.
Cũng theo Nunes và người đồng tác giả bài báo, cứ mỗi lần điệp khúc lặp lại thì cơ hội để một bài hát đứng ở nửa trên của bảng xếp hạng lại tăng lên 14,5%. Tuy nhiên, việc lặp lại quá nhiều lại gây tác hại cho bài hát thay vì giúp nó hay hơn.
Nguồn: Buzzfeed
Theo Kênh 14
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.