Samurai Nhật còn gọi bushi là những chiến binh Nhật Bản cận đại. Họ được hình thành sau này bởi tầng lớp quân sự thống trị mà cuối cùng đã trở thành tầng lớp xã hội cao nhất của thời kì Edo (1603-1867). Samurai sử dụng một loạt vũ khí như cung tên, giáo và súng. Nhưng biểu tượng cũng như vũ khí chính của họ là kiếm cùng với 7 triết lý thâm sâu nhất khiến Samurai ẩn chứa biết bao bí mật lẫn huyền thoại được truyền tụng từ đời này sang đời khác.
Dưới đây là 7 triết lý thâm sâu nhất của Samurai Nhật Bản:
1. 義 (Gi): Sự công bằng Đây là triết lý về sự công bằng hay công lý trong xã hội của Samurai. Là một Samurai chân chính phải trung thực trong mọi hành động. Phải hiểu rằng có thể công lý không đến từ những người khác, nhưng từ chính mình phải tạo nên công bằng. Dưới cái nhìn của Samurai chỉ có màu đen và trắng, sự thật và dối trá, đúng và sai không có nửa này nửa kia. Một người trung thực là người có một tâm hồn trong sáng, sẵn sàng chến đấu vì sự thật, vì công lý mà không sợ bất kỳ thế lực nào.
2. 勇 (Yu): Lòng can đảm Một chiến binh Samurai thực thụ phải là một anh hùng với lòng dũng cảm tràn đầy. Lòng dũng cảm ở đây không phải là "hữu dũng vô mưu" mà phải hòa hợp được sự thông minh của trí óc và mạnh mẽ của thể chất để đủ sức đối phó và sống sót trong một cuộc sống nguy hiểm và nguy hiểm.
3. 仁 (Jin): Thiện Một trong những khái niệm của Thiện của Samurai là sự từ bi và thương xót. Với những kỹ năng được đào tạo chuyên sâu giúp làm cho các samurai nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Họ phải sử dụng sức mạnh ấy mang lại lợi ích của người khác chứ không phải là sinh lợi cho bản thân mình. Samurai tâm niệm rằng: “Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức”. Võ sĩ luôn khuyến khích tính tiết kiệm, không phải vì lý do kinh tế, mà là để thực hành những sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.
4. 礼 (Rei): Tôn trọng Một samurai đã không cần phải tỏ ra tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của mình với người khác thậm chí là kẻ thù. Samura chân chính lịch sự, tôn trọng ngay cả với kẻ thù của mình. Nếu Samurai nào không có phẩm chất này, thì được ví ngang động vật. Sức mạnh thực sự của một chiến binh - và của bất kỳ người nào khác - là làm rạng rỡ nghĩa vụ và đặc ân của riêng họ.
5. 誠 (Makoto): Trung thực và chân thành Nếu một samurai tuyên bố rằng sẽ thực hiện một nhiệm vụ thì samurai đó bắt buộc phải làm bằng mọi giá. Không có gì trên thế giới sẽ ngăn chặn được anh ta hoàn thành hành động của mình. Samurai không chỉ hứa và mà phải thực hiện lời hứa. Thật vậy, một Samurai đảm bảo tính trung thực của lời nói cũng như hành động. Nói được thì phải làm được. Trung thực và chân thành (誠) là chữ được tạo thành bởi hai chữ "nói chuyện" (言) và "hoàn thành" (成) - nói cách khác, "những gì bạn nói là những gì bạn làm".
6. 名誉 (Meiyo): Danh dự
Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai chân chính. Nếu thất bại một nhiệm vụ nào đó hoặc vi phạm vào tư tưởng Bushido họ sẽ tự sát. Thông thường, các võ sĩ đạo sử dụng phương pháp Seppuku. Họ cầm một con dao nhỏ và tự cắt ruột của mình. Sau đó, một người đứng cạnh sẽ chém đầu họ để kết thúc nghi thức Seppuku.
7. 忠義 (Chugi): Lòng trung thành Trung thành với cấp trên là đức tính đặc biệt nhất của con người trong thời kỳ phong kiến, có trong mọi loại người, ngay cả những kẻ móc túi cũng luôn giữ lòng trung thành với đàn anh của họ. Một Samurai chân chính phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và hậu quả của chúng. Phải hoàn toàn trung thành với chủ và là tấm gương để cấp dưới của mình noi theo. Samurai được coi là những người đặc biệt trung thành và đây là đức tính điển hình của họ.
Theo Ohay
Đăng nhận xét