banner

Không phải ngẫu nhiên mà Cái Bang lại từng được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất bang”, bởi trên thực tế môn phái này cũng sở hữu những ngón võ công hết sức lợi hại.

Ảo diệu trong truyền thuyết
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Cái Bang là một hội lớn nhất thiên hạ của những người ăn mày yêu nước, nổi tiếng hào hiệp và chuyên làm việc nghĩa, trong đó có rất nhiều cao thủ về công.
Thậm chí phái này còn là bang đứng đầu (đệ nhất bang), xưng hùng cùng với Thiếu Lâm (đệ nhất phái) và Minh Giáo (đệ nhất giáo).
Nhiều nhân vật anh hùng trong truyện Kim Dung từng ở trong bang này như Hồng Thất Công, Kiều Phong, Hoàng Dung … đều là những người sở hữu trình độ võ thuật ở mức thượng thừa, thiên hạ ít người sánh kịp.
Cái Bang là môn phái phát triển mạnh mẽ nhất và luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài ngọa hổ tàng long, thời nào cũng có.
Cũng trong các tác phẩm kiếm hiệp, Cái Bang sở hữu tuyệt học võ công bao gồm "Hàng long thập bát chưởng" và "Đả cẩu bổng pháp".
Sức mạnh thực sự của Cái Bang
Theo nhiều tài liệu thì lịch sử Cái Bang có từ rất lâu đời (vào khoảng thời Đường). Đến cuối thời Tống, phái này đã giương cờ khởi nghĩa chống Kim và trở thành bang lớn đệ nhất chính phái trên giang hồ.
Mặc dù là nhóm người có địa vị xã hội thấp nhất (chủ yếu là ăn mày và những người dân lao động nghèo khổ), nhưng đa số kiên cường, phẩm cách cao thượng. Điểm mạnh đầu tiên của phái này chính là lực lượng đông đảo và rất đoàn kết.
Về trình độ võ thuật, nhiều ghi chép có khẳng định võ Cái Bang trên thực tế có ảnh hưởng và tổng hợp của rất nhiều môn phái khác nhau, bắt nguồn từ một lực lượng rất đông đảo, có khi lên tới hàng chục vạn người.
 (Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Theo nhiều nhà nghiên cứu, võ công Cái Bang có ưu điểm là tính thực dụng và thực chiến cao. Không duy trì, giữ gìn lễ nghi và lề thói như những môn phái khác (Thiếu Lâm, Võ Đang…).
Võ công của Cái Bang chuyên đánh lạc hướng đối phương, nên thoạt nhìn nó có vẻ lén lút, xấu xí. Nó không ảo diệu thâm thúy mà hướng tới yếu tố đơn giản, hiệu quả.
Trong các loại võ công, Cái Bang sở hữu Đả cẩu bổng pháp là hoàn toàn có thật. Đây là một tuyệt kỹ được tổng hợp và đúc kết trong nhiều năm.
Có tài liệu đã diễn tả về khả năng võ thuật của phái này: “Đệ tử Cái Bang thiện chiến giáp lá cà, đồng thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ. Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái Bang đều phải chuốc lấy phần thiệt.
Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng và có thể kết liễu kẻ địch từ xa. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không xong”.
Cái Bang cũng sở hữu hệ thống quyền thuật đa dạng, bởi người của phái này hoàn toàn có thể học võ của các môn phái khác.
Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng lớn của võ Thiếu Lâm, tuy nhiên võ của Cái Bang bị pha tạp và không có quyền pháp đặc trưng, chủ yếu thiên về những yếu tố giống như võ tổng hợp ngày nay.
Sự thực bất ngờ về Đả cẩu bổng pháp
Trong truyện kiếp hiệp, Đả cẩu bổng pháp và Hàng long thập bát chưởng là hai tuyệt kỹ nổi bật nhất của Cái Bang.
Tuy nhiên, trong khi Hàng long thập bát chưởng mang nặng tính chất hư cấu thì Đả cẩu bổng pháp lại hoàn toàn là thứ võ công có thật.
Đây thực chất là hệ thống các kỹ thuật sử dụng côn (có thể là trường côn hoặc đoản côn), là loại hình binh khí phổ biến nhất và có tính thực chiến rất cao.
Tại Trung Hoa, trong nhiều tài liệu viết về côn cũng có đề cập tới Đả cẩu bổng pháp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, chính yếu tố dân dã nên Cái Bang đã dùng từ “Đả cẩu” (dùng một loài vật tầm thường) để đặt tên cho kỹ pháp của mình, thay vì sử dụng tên các loài linh vật mang ý nghĩa tượng trưng như rồng, hổ…
Đả cẩu bổng pháp là kỹ pháp sử dụng côn, được đánh giá cao ở khả năng thực chiến (ảnh minh họa)
Đả cẩu bổng pháp là kỹ pháp sử dụng côn, được đánh giá cao ở khả năng thực chiến (ảnh minh họa)
Cũng có tài liệu lý giải rằng, Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất người của Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công.
Về sau, do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà người của Cái Bang đã đúc kết thành bí kíp.
Sau nhiều đời chưởng môn, bí kíp này cũng dần được cải biến, trở thành sự tinh diệu của bổng pháp với kình lực mạnh mẽ, đạt đến cảnh giới của võ thuật Trung Hoa.
Trên thực tế, Đả cẩu bổng pháp bao gồm 36 chiêu thức, chia theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay.
Kỹ pháp này thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân). Tuỳ tình hình địch thủ mà có thể sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể giành chiến thắng.
Điểm lợi hại của bài võ này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng, bởi chiêu thức Đả cẩu bổng pháp được coi là rất tinh diệu, biến ảo.
Có thể khẳng định, mặc dù không tới mức cao siêu, thâm hậu như trong tiểu thuyết của Kim Dung nhưng Đả cẩu bổng pháp vẫn là một trong số hiếm hoi những bí kíp thực sự tồn tại.
Đáng tiếc rằng, do Cái Bang đã thất truyền nên câu hỏi Đả cẩu bổng pháp liệu có ảnh hưởng tới những bài côn pháp của võ thuật ngày nay (wushu, võ cổ truyền…) hay không vẫn là điều còn bỏ ngỏ.
Ngoài Đả cẩu bổng pháp, Cái Bang còn được cho là sở hữu Đả cẩu bổng trận (dùng để dàn trận trong chiến đấu, có tác dụng rất lớn trong các trận chiến giáp lá cà).
Để thực hiện trận pháp này, cả nhóm tương trợ nhau công thủ, một người bị thương, nhiều người tương trợ.
Tác dụng của nó được cho là lớn đến nỗi nếu là kết thành tường người, cao thủ võ công tinh thâm cũng không thể chạy thoát được.
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.