banner

Nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy, không thể thiếu trong bất cứ đám cưới nào. Hẳn trong ngày trọng đại của đời mình, khoảng khắc lồng vào tay người bạn đời chiếc nhẫn chính là khoảnh khắc khó quên nhất, thiêng liêng và xúc động nhất. Nhẫn cưới đã có mặt trong mọi nền văn hóa của nhân loại, tuy các yếu tố truyền thống có thể khác nhau nhưng tình cảm và ý nghĩa của nó thì đều rất sâu sắc và bền vững.

Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Nhẫn cưới ngày nay với đủ hình dạng màu sắc đã trở nên quá quen thuộc, nhưng không có ai có thể chắc chắn được truyền thống của việc trao nhẫn cưới thực sự bắt đầu từ đâu.
ảnh nhẫn cưới,tình yêu,nguồn gốc nhẫn cưới,cách đeo nhẫn cưới
Theo giới khoa học, nhẫn cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại, từ khoảng 4.800 năm trước đây. Ban đầu nó được bện bằng cói và lau sậy, lồng vào các ngón tay như một đồ trang trí cho những người phụ nữ trong thời đó đó.
không chỉ đối với người Ai Cập, mà với nhiều nền văn hóa cổ đại khác, vòng tròn chính là biểu tượng của sự vĩnh cửu, không có khởi đầu hay kết thúc. Các lỗ ở trung tâm của vòng cũng có ý nghĩa của riêng nó. Nó được coi là một không gian, một cánh cửa đưa tới các sự kiện đã xảy ra và sẽ tới trong tương lai. Một người phụ nữ được nhận một chiếc nhẫn cưới có nghĩa tình yêu nàng nhận được không bao giờ kết thúc và tình yêu đó là bất tử. Chiếc nhẫn cũng là hình ảnh của mặt trời, trái đất và vũ trụ, đại diện cho sự thánh thiện, hoàn thiện và hòa bình.
Người La Mã cũng có truyền thống sử dụng nhẫn trao cho người thương nhưng lại mang một ý nghĩa khác. Thay vì trao một vòng tròn cho người phụ nữ như là một biểu tượng của tình yêu, họ coi đó như biểu tượng của quyền sở hữu. Nó cũng tượng trưng cho sức mạnh và sự gắn kết lâu dài. .
Theo Hán học thì nhẫn cưới được cắt nghĩa phù hợp với quan niệm đạo đức của đời sống vợ chồng. Chữ nhẫn có nghĩa hình tượng là “con dao đâm vào tim”, là minh chứng cho sự nhẫn nại, kiên trì.
Theo một số tài liệu, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.
Cùng với thời gian những chiếc nhẫn được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, từ cỏ cây, lau sậy tới chiếc nhẫn làm bằng da, xương hoặc ngà voi. Sau này khi kim loại xuất hiện thì giá trị của nó cũng được nâng cao dần với đồng, bạc, vàng, kim cương… Ngày nay người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, nguyên liệu, hình dáng khác nhau.

Đeo nhẫn cưới thế nào cho đúng?

Nhẫn cưới qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử đã được đeo trên ngón tay khác nhau, bao gồm cả ngón tay cái, và trên cả hai tay trái và phải.
ảnh nhẫn cưới,tình yêu,nguồn gốc nhẫn cưới,cách đeo nhẫn cưới
Theo một truyền thống bắt nguồn từ những người Hy Lạp, chiếc nhẫn cưới được đeo trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái bởi vì ở đó được cho là một tĩnh mạch ở ngón tay, gọi là 'Vena Amoris' hoặc 'Vein of Love ' được kết nối trực tiếp vào tim. Sau này các nhà khoa học đã chứng mình điều này là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù vậy, huyền thoại này đến nay vẫn còn được nhiều người lãng mạn xem như chân lý.
Một giả thuyết cho rằng những chiếc nhẫn được đeo trên bàn tay trái của các Kitô sẽ mang vẻ đáng kính hơn. Hôn nhân Kitô hữu tiên khởi đã có một nghi lễ để đeo nhẫn cưới ở ngón thứ ba bàn tay trái. Khi linh mục đọc điều ràng buộc, "Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần", ông sẽ đưa chiếc nhẫn chạm vào ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa;sau đó, trong khi thốt ra "Amen", ông sẽ đặt chiếc nhẫn vào ngón giữa đeo nhẫn, đánh dấu cho cuộc hôn nhân này bắt đầu.
Một lý thuyết thực tế hơn là các kim loại mềm (theo truyền thống là vàng cho nhẫn cưới)  sẽ ít bị mài mòn hoặc bị tổn thương trên ngón tay của bàn tay trái, do phần lớn nhân loại thường thuận tay phải. Hơn nữa, các ngón tay thứ tư trên bàn tay trái là một trong hai ngón tay ít nhất được sử dụng trên bàn tay của một người. Điều này sẽ bảo vệ cho vật kỷ niệm thiêng liêng của bạn được “an toàn” đến suốt cuộc đời.
Ngoài ra việc đeo nhẫn ở ngón áp út xuất phát từ kinh nghiệm dân gian xa xưa. Theo đó, khi bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau. Tiếp đến mở hai bàn tay ra mà vẫn để các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Điều thú vị là các ngón tay khác dễ dàng tách ra, chỉ riêng ngón áp út là không thể rời. Sau đó, bạn úp hai bàn tay theo quá trình ngược kiểu làm trên, vẫn chỉ có ngón áp út là không thể tách rời. Điều đó khiến người xưa nghĩ ngay đến đời sống vợ chồng và vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bắt đầu như thế.
Tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa khác nhau hoặc do thói quen, sở thích của từng người mà quyết định sẽ đeo nhẫn cưới ở vị trí nào. Nhưng dù đeo ở tay trái hay tay phải, ngón áp út hay ngón giữa, chiếc nhẫn cũng không quan trọng bằng chính tình yêu chân thành hai người dành cho nhau để cùng nắm tay vượt qua mọi chông gai thử thách trong cuộc sống hôn nhân phía trước.

Theo Ohay
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.