Cá sấu mõm dài, "hòn đá chảy máu", quỷ biển... là những loài vật kỳ lạ gây tò mò lớn với các nhà khoa học.
Linh dương mặt quỷ Saiga
Linh dương Saiga Ảnh: Wikipedia.
Linh dương Saiga có tên khoa học là Saiga Tatarica, sinh sống nhiều ở Mông Cổ, Kazakhstan và vùng Kalmykia (Nga). Linh dương Saiga thuộc loài ăn cỏ, chúng chọn ăn trên 100 loại cỏ khác nhau.
Bộ lông của Saiga cũng có những đặc điểm thích nghi rất lạ. Nó sẽ ngắn lại vào mùa hè, lưng và cổ của chúng có màu đỏ hơi vàng, bụng có màu nhạt hơn.
Nhưng vào mùa đông bộ lông của chúng lại tự phát triển trở nên dày và dài hơn. Bộ lông chuyển sang màu xám xịt trên lưng và cổ, dưới bụng màu xám nâu.
Linh dương Saiga là loài “đa thê” đúng nghĩa. Vào mùa sinh sản, chúng tập họp thành bầy, mỗi bầy có 5-10 con cái và chỉ duy nhất một con đực.
Con đực rất quan tâm đến việc bảo vệ “đàn vợ” của mình. Nhiều con đực không hề ăn cỏ trong suốt mùa sinh sản và dùng hầu như toàn bộ sức lực còn lại để đánh đuổi “tình địch”.
Kết quả là cuối mùa sinh sản, những con đực trưởng thành trở nên yếu ớt và có đến 80-90% con chết. Hiện số lượng loài linh dương này đang giảm đáng kể do bị săn bắt quá mức.
Cá sấu Gharial
Cá sấu quí hiếm của ấn độ - Ảnh: Wikimedia.
Cá sấu Gharial có nguồn gốc từ Nam Á là một trong những loài cá sấu nước ngọt đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất.
Quĩ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho rằng loài này đã hoàn toàn biến mất khỏi nơi cư trú trước kia của chúng ở Pakistan, Bhutan và Myanmar.
Cá sấu Gharial đã từng thống trị các dòng sông tại ấn độ, chúng có mõm hẹp với 110 chiếc răng sắc nhọn được sử dụng để dễ dàng bắt cá. Thật không may, một khi sinh vật mạnh mẽ và kỳ lạ này đang nhanh chóng sắp tuyệt chủng.
Quỷ biển
"Cá ếch" hay còn gọi là "quỷ biển" - nguồn internet.
Còn được gọi là "cá ếch" và "quỷ biển", chúng là sinh vật vô cùng kỳ lạ. Với cái đầu chiếm phần lớn cơ thể và một cái miệng kéo dài hết cỡ, quỷ biển có thể nuốt chửng ngay lập tức con mồi của mình.
Trông miệng cá là vô số những chiếc răng có nhiệm vụ giữ con mồi chỉ có đường vào mà không còn lối thoát. Tại nhiều quốc gia châu âu bạn có thể thấy con vật này vì nó thường bị đánh bắt rất nhiều.
Pyura chilensis - "Hòn đá chảy máu"
Pyura Chilensis - một sinh vật biển có vỏ sống trên các mỏm đá dọc bờ biển Chile và Peru.
Với bề ngoài xù xì thô ráp, chắc hẳn sẽ nhiều người lầm tưởng những sinh vật biển Pyura Chilensis này là những hòn đá nằm rải rác trên bờ biển.
Đặc biệt là khi cắt chúng ra, nhiều người sẽ phải "hồn bay phách lạc" khi nhìn thấy lòng trong đỏ hỏn của "hòn đá" lạ.
Được biết tới với tên gọi "hòn đá sống", Pyura Chilensis thực chất là một sinh vật biển có vỏ sống trên các mỏm đá dọc bờ biển Chile và Peru.
Hòn đá sống nuôi dưỡng cơ thể bằng cách hút nước biển qua vòi hút sau đó tinh lọc những sinh vật như tảo để lấy dinh dưỡng.
Người ta đã khám phá ra máu của loài Pyura Chilensis chứa lượng vanađi gấp 10 triệu lần so với nước biển. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được vai trò của nguyên tố hóa học này trong sự phát triển của sinh vật biển hòn đá sống.
Pelagothuriidae - quái vật mang hình dạng hải sâm
pelagothuriidae sử dụng màng di chuyển, Ảnh: Wikipedia
Nếu hải sâm không đủ kỳ lạ thì dòng tộc các pelagothuriidae là một điều kỳ lạ đặc biệt. Pelagothuriidae dùng xúc tu của nó (trên bên phải của hình ảnh) để múc bùn từ đáy biển sau đó tìm cách tiêu hóa thức ăn.
Chúng thường sống ở những vùng nước rất sâu. Súc tu và màng là 2 bộ máy hoạt động chính của loài vật này giúp chúng di chuyển linh hoạt và nhanh chóng.
Cóc Surinam
cóc Surinam - động vật dị thường
Những hình ảnh trên có thể có một chút không rõ ràng, nhưng những con cóc con Surinam đang nở ra từ những lỗ hổng và tổ trên lưng cóc mẹ.
Để bảo vệ cho con, Cóc Surinam ấp trứng ngay trên lưng của mình bằng một lớp da bọc bảo vệ và ấp chúng trong vòng 4 tháng.
Sau khi trứng nở, cóc con sẽ xô đẩy, đục lỗ thoát ra thế giới bên ngoài. Những người lần đầu tiên nhìn thấy chúng đã không thể ăn nổi sau 3 ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Đăng nhận xét