banner

Cua cắp vào tay bạn - tất nhiên là rất đau rồi! Nhưng cua có biết đau không?

Người tiêu dùng ở London (Anh) đã bị sốc khi gần đây thấy trong siêu thị bán cua còn sống được đóng trong bao nilông. Họ cho rằng đó là hành động độc ác và băn khoăn với câu hỏi: cua có biết đau không?
Những người mê ăn hải sản rất thích mua cua còn tươi sống nên cửa hàng chỉ có cách bán cua vẫn còn sống.
Tuy nhiên, những người yêu động vật cho rằng bó buộc cua còn sống trong bao nilông để lâu như vậy là hành động độc ác. Họ đặt ra câu hỏi với các nhà nghiên cứu là: cua có biết đau không?
Song, việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này quả là không dễ dàng.
Đau đớn về thể xác là một trạng thái cảm giác. Đối với động vật câm lặng như cua thì thật khó để biết được chúng có đau không. Các nhà khoa học chỉ còn cách thử phản ứng của cua.
Hầu hết các loài động vật đều có phản xạ đơn giản tránh xa thứ gây hại cho chúng. Điều này cũng giống như khi chúng ta vô tình chạm tay vào vật nóng bỏng thì chúng ta sẽ tự rụt tay lại mà không cần phải suy nghĩ.
Trải nghiệm sự đau đớn cưỡng bức khi còn có nhận thức là trạng thái hơi khác một chút. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu xem cua có hành vi gì khác không ngoài phản xạ đơn giản.
Giáo sư Robert Elwood của trường ĐH Belfast đã dùng loài cua bờ biển châu Âu để thử phản ứng của chúng với điện. Khi gặp nguy hiểm cua sẽ tìm nơi tránh trú an toàn và ở yên trong đó.
Khi bị thử phản ứng với điện lần đầu, một số con cua đã tìm đến nơi tránh trú. Bị điện giật lần thứ hai thì chúng tìm đến nơi tránh trú khác, tránh nơi mà chúng vừa bị điện giật.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Robert Elwood cũng nhận thấy rằng một số con cua như muốn nhảy ra khỏi lớp vỏ cứng vì bị điện giật trong vỏ.
Phản ứng của cua phụ thuộc vào độ mạnh của dòng điện và độ cứng của vỏ. Dòng điện càng mạnh càng làm cua muốn thoát ra khỏi vỏ.
Trước đây, các nhà nghiên cứu thử phản xạ với tôm, cho thấy cảm giác đau của chúng phức tạp hơn. Sau khi bị chà axit vào cơ thể, tôm mất thời gian để vểnh râu lên. Chúng vểnh râu lên ít hơn khi được gây mê trước khi chà axit.
Qua cuộc thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của giáo sư Robert Elwood kết luận rằng cua có biết đau, nhưng khó nói được chúng cảm thấy đau thế nào.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng hệ thần kinh của động vật đơn giản chịu được đau tốt hơn động vật có hệ thần kinh phức tạp hơn.
Giáo sư sinh học  Paul Hart của trường ĐH Leicester nói rằng: “Tôi nghĩ không chắc chắn được cua biết dau. Không bao giờ giải đáp thỏa đáng được cho mọi người rằng cua biết đau như con người hay không”.
Hệ thần kinh của mỗi loài động vật có mức độ phức tạp khác nhau dẫn đến cảm giác và phản xạ của chúng khác nhau, con người khó nhận ra được.
Tốt nhất là chúng ta nên đối xử tốt và thân thiện với động vật bằng hết khả năng có thể.
Theo Soha
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.