Lười biếng thực sự không tốt, nhưng khoa học cũng chứng minh "lười không phải là một cái tội".
Lười biếng hẳn nhiên không phải là điều gì đáng để tự hào. Nhưng bạn biết không, theo giới khoa học thì "lười cũng không phải là một cái tội" và điều này sẽ được chứng minh ngay thôi.
1. Chống lại bản tính lười biếng là đi ngược quá trình tiến hóa
Cuộc sống hiện đại của con người luôn bận rộn với những lo toan thường ngày. Và ai cũng mong muốn có thể bắt nhịp được với cuộc sống đó.
Gene đột biến này có tên SLC35D3 có thể tạo ra protein tác động kìm hãm đến hệ thống sản sinh dopamine - hormone hạnh phúc giúp con người trải nghiệm cảm giác vui thú, khoái lạc...
Trong một thí nghiệm của Viện di truyền và sinh học Bắc Kinh trên chuột, những cá thể chuột mang gene này chỉ có mức hoạt động bằng 1/3 so với chuột bình thường. Thậm chí khi chúng di chuyển đến chỗ thức ăn, chúng cũng di chuyển chậm hơn.
Còn ở người, tỉ lệ mắc gene này chỉ là 0,5% - nhưng điều này có nghĩa, hàng triệu người trên Trái đất đang mắc phải bệnh lười.
1. Chống lại bản tính lười biếng là đi ngược quá trình tiến hóa
Cuộc sống hiện đại của con người luôn bận rộn với những lo toan thường ngày. Và ai cũng mong muốn có thể bắt nhịp được với cuộc sống đó.
Tuy nhiên theo các khoa học gia, chúng ta dường như đang chống lại quy luật tự nhiên từ hàng triệu năm trước, vì những người lười nhất mới là những người sống sót.
Nghe có vẻ hoang đường đúng không? Bởi nếu bạn không buồn nhấc chân chạy khi gặp nguy hiểm thì làm sao có thể sống sót? Mấu chốt vấn đề nằm ở việc "dự trữ năng lượng".
Các khoa học gia cho biết, vào những thời điểm thức ăn khan hiếm trong quá khứ thì dự trữ năng lượng là điều tối quan trọng. Trong đó, việc ngồi yên một chỗ là cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này. Nhờ vậy, trở nên lười nhác lại thực sự cứu sống tổ tiên chúng ta ngày xưa.
Còn hiện tại, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng dường như ý niệm "ngồi im dự trữ năng lượng" vẫn còn trong tâm trí của con người ngày nay, khiến chúng ta chỉ muốn nằm dài và không phải làm việc.
2. Lười là do họ sở hữu một dạng gene lạ, đột biến
Nhiều người cho rằng, chính những người luôn cầu tiến, nỗ lực học tập, làm việc để có được vị trí cao trong xã hội vô tình làm cho những kẻ lười biếng trở nên thê thảm hơn.
Lười quá chả muốn làm gì...
Nghe có vẻ hoang đường đúng không? Bởi nếu bạn không buồn nhấc chân chạy khi gặp nguy hiểm thì làm sao có thể sống sót? Mấu chốt vấn đề nằm ở việc "dự trữ năng lượng".
Các khoa học gia cho biết, vào những thời điểm thức ăn khan hiếm trong quá khứ thì dự trữ năng lượng là điều tối quan trọng. Trong đó, việc ngồi yên một chỗ là cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này. Nhờ vậy, trở nên lười nhác lại thực sự cứu sống tổ tiên chúng ta ngày xưa.
Còn hiện tại, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng dường như ý niệm "ngồi im dự trữ năng lượng" vẫn còn trong tâm trí của con người ngày nay, khiến chúng ta chỉ muốn nằm dài và không phải làm việc.
2. Lười là do họ sở hữu một dạng gene lạ, đột biến
Nhiều người cho rằng, chính những người luôn cầu tiến, nỗ lực học tập, làm việc để có được vị trí cao trong xã hội vô tình làm cho những kẻ lười biếng trở nên thê thảm hơn.
Tuy nhiên theo các khoa học gia, những người lười không đáng bị chỉ trích bởi có thể họ bị ảnh hưởng bởi một dạng đột biến gene khiến cơ thể trở nên cực kì lười.
Đừng bắt em dậy mà, lười lắm...
Gene đột biến này có tên SLC35D3 có thể tạo ra protein tác động kìm hãm đến hệ thống sản sinh dopamine - hormone hạnh phúc giúp con người trải nghiệm cảm giác vui thú, khoái lạc...
Trong một thí nghiệm của Viện di truyền và sinh học Bắc Kinh trên chuột, những cá thể chuột mang gene này chỉ có mức hoạt động bằng 1/3 so với chuột bình thường. Thậm chí khi chúng di chuyển đến chỗ thức ăn, chúng cũng di chuyển chậm hơn.
Bao giờ có thuốc chữa lười hẵng gọi em dậy...
Còn ở người, tỉ lệ mắc gene này chỉ là 0,5% - nhưng điều này có nghĩa, hàng triệu người trên Trái đất đang mắc phải bệnh lười.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc giúp kích thích các thụ thể dopamine và giúp chuột hoạt động bình thường. Và nếu thuốc được ứng dụng thành công - sẽ có hàng triệu người thoát khỏi "căn bệnh lười".
3. Tất cả đều lười giống nhau cả mà
Với sự xuất hiện của Internet, ngày nay chúng ta có thể tìm được bất cứ thông tin gì mong muốn thay vì phải bỏ công tìm kiếm trong phòng đọc của thư viện. Hệ quả tất yếu là thời gian làm việc sẽ giảm xuống đáng kể so với quá khứ và ta sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi.
Nhưng thời gian rảnh rỗi được sử dụng để làm gì? Nhiều người chọn giải pháp ngủ nhiều hơn, xem Tivi nhiều hơn và dường như không tìm ra hứng thú với những công việc trau dồi bản thân như đọc sách.
Trong một cuộc khảo sát tại Anh với trên 2.000 người thì có tới 60% đã thú nhận rằng, họ nói dối về việc đọc một cuốn sách. Điều này cũng dễ hiểu khi một cuốn sách dày cả trăm trang có thể được tóm tắt trong vòng 2.000 từ trên mạng Internet.
Nhưng ngay cả chuyện giải trí chúng ta cũng lười. Trong một khảo sát do CNN thực hiện, có tới 90% game thủ không hoàn thành game họ đang chơi chỉ vì... ngại.
4. Những người lười biếng sẽ “giải cứu thế giới”
Lịch sử đã chứng minh: hầu hết những phát minh mới đều nhằm mục đích thỏa mãn "sự lười" của con người, bằng cách giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực.
Chẳng phải xe đạp được phát minh ra nhằm giúp chúng ta không phải đi bộ? Khi đạp xe cũng thấy mỏi chân, chúng ta lại có ô tô, xe máy. Và đến khi di chuyển bằng ô tô, xe máy quá mất thời gian, người ta phát minh ra máy bay.
Ngay cả tỉ phú Bill Gates cũng từng phát biểu một câu khiến những người lười cảm thấy... nức lòng: "Hãy luôn chọn những người lười biếng để làm việc khó, vì họ sẽ tìm ra cách đơn giản nhất để hoàn thành".
3. Tất cả đều lười giống nhau cả mà
Với sự xuất hiện của Internet, ngày nay chúng ta có thể tìm được bất cứ thông tin gì mong muốn thay vì phải bỏ công tìm kiếm trong phòng đọc của thư viện. Hệ quả tất yếu là thời gian làm việc sẽ giảm xuống đáng kể so với quá khứ và ta sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi.
Nhưng thời gian rảnh rỗi được sử dụng để làm gì? Nhiều người chọn giải pháp ngủ nhiều hơn, xem Tivi nhiều hơn và dường như không tìm ra hứng thú với những công việc trau dồi bản thân như đọc sách.
Trong một cuộc khảo sát tại Anh với trên 2.000 người thì có tới 60% đã thú nhận rằng, họ nói dối về việc đọc một cuốn sách. Điều này cũng dễ hiểu khi một cuốn sách dày cả trăm trang có thể được tóm tắt trong vòng 2.000 từ trên mạng Internet.
Nhưng ngay cả chuyện giải trí chúng ta cũng lười. Trong một khảo sát do CNN thực hiện, có tới 90% game thủ không hoàn thành game họ đang chơi chỉ vì... ngại.
Có thể nói thế hệ ngày nay là thế hệ lười nhất từ trước tới giờ
4. Những người lười biếng sẽ “giải cứu thế giới”
Lịch sử đã chứng minh: hầu hết những phát minh mới đều nhằm mục đích thỏa mãn "sự lười" của con người, bằng cách giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực.
Ngay cả tỉ phú Bill Gates cũng từng phát biểu một câu khiến những người lười cảm thấy... nức lòng: "Hãy luôn chọn những người lười biếng để làm việc khó, vì họ sẽ tìm ra cách đơn giản nhất để hoàn thành".
Anh chỉ thuê mấy cậu lười thôi...
Vì thế nếu bạn là người có “đức tính” này, bạn đừng ngần ngại là chính mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ được nằm chơi cả ngày, mà vẫn cần phải làm việc theo cách... lười nhất có thể mới có cơ hội để thay đổi thế giới.Và hẳn những bạn nào đọc xong bài viết sẽ hoàn toàn đồng ý 100% với tôi rằng:
Nếu bạn đồng ý thì đừng quên like, share nhé - bởi "lười không phải là một cái tội" mà
Theo Kênh 14
Đăng nhận xét