Chuyên gia về mùi hôi, nhân viên "đẩy" hành khách, thử thức ăn cho chó... là những công việc "hiếm có khó tìm" ở Nhật Bản.
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới mà còn được biết đến với sự… kì quặc của mình.
Nước Nhật sở hữu những món ăn kì dị, các loại hàng gia dụng không giống ai và cả những công việc hết sức lạ lùng khác.
Hẳn khi nghe đến những công việc này, không ít bạn sẽ "há hốc miệng" bởi độ độc, lạ mà người Nhật vẫn miệt mài làm hàng ngày.
1. Nhân viên thử thức ăn cho chó
Để tránh nguy cơ “người bạn tốt nhất của loài người” ăn phải thức ăn nhạt nhẽo, không có lợi có sức khỏe, những người làm nghề này sẽ có nhiệm vụ ăn thử trước.
Chó là loài vật nuôi rất được ưa chuộng và trân trọng tại Nhật. Đối với nhiều người già thì chú cún là người bạn duy nhất.
Chính vì vậy mà thật dễ hiểu khi nghề thử thức ăn cho chó trở thành một công việc có lương "cực tốt" tại xứ sở Mặt trời mọc.
Những nhân viên này bên cạnh việc thử đồ ăn cho chó, họ còn phải dành phần lớn thời gian của mình để đánh giá chất lượng dinh dưỡng, viết báo cáo và đưa ra ý tưởng cho sản phẩm mới.
Lương trung bình của những người làm công việc này rơi vào khoảng 10.000 - 20.000 yên Nhật (tương đương 1,8 - 3,6 triệu/ngày).
2. Chuyên gia giao hàng quốc tế bằng tay
Bạn hẳn cảm thấy quen khi nghe đến công việc "người vận chuyển" có trong những bộ phim hành động của Mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, công việc này thực sự chỉ xuất hiện ở Nhật Bản. Nhân viên sẽ đảm đương công việc vận chuyển và giao hàng, bằng tay, ở quy mô quốc tế.
Điểm đặc biệt của dịch vụ này là nhân viên phải giữ bên mình bưu kiện 24/7 và có hoàn toàn trách nhiệm với việc vận chuyển bưu kiện chứ không nhờ vào sự trợ giúp của các dịch vụ vận chuyển khác.
Điểm trừ của công việc này là họ không hề được biết mình đang vận chuyển thứ gì. Tuy nhiên cơ hội đi du lịch miễn phí cùng tiền lương 15.000 - 50.000 yên ( khoảng 2,7 - 9,1 triệu VND/ngày). Bạn có cho rằng, công việc này cũng đáng để thử đó chứ?
3. Chuyên gia về mùi hôi
Được biết đến chính thức với chức danh nhân viên đo lường khứu giác, nghề nghiệp này trên thực tế đòi hỏi một chứng chỉ cấp quốc gia.
Nhật Bản là một trong số ít những nước có điều luật quy định về mức độ của mùi hôi trong môi trường, được gọi là “luật kiểm soát mùi hôi”.
Chính vì vậy, những chuyên gia về mùi hôi được huy động để tìm ra nguồn gốc của những loại mùi khó chịu và loại bỏ nó, giúp đảm bảo đời sống của người dân.
Hiện nay có đến hơn 2.000 nhân viên kiểm soát mùi hôi trên khắp nước Nhật và lương của họ giao động từ 2,5 đến 5 triệu yên/năm (khoảng 455 - 910 triệu VND).
4. Chuyên viên thử giày
Chuyên viên thử giày ở Nhật đòi hỏi phải là một chuyên gia thực thụ về tất cả các loại giày dép. Người này sẽ được yêu cầu đưa ra lời khuyên về mọi thứ liên quan đến giày: từ cách chọn giày cho đến phương thức đi đứng của người lớn khác biệt với của trẻ con như thế nào.
Nói tưởng đơn giản nhưng công việc này đòi hỏi người làm phải nắm đầy đủ về gu thời trang giày dép cũng như xu hướng thịnh hành, cách phối đồ sao cho hợp và đẹp nhất.
Tại Nhật, chuyên viên thử giày được chia làm ba cấp bậc rõ ràng: Sơ cấp, cử nhân và bậc thạc sĩ, tùy theo trình độ chuyên môn của họ. Thu nhập trung bình hàng năm của họ là từ 3,9 - 10 triệu yên (709 triệu - 1,8 tỉ VND).
5. Người tham dự tiệc cưới
Nghề nghiệp này nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế lại là một nghề không hề xa lạ gì với người Nhật. Những người “khách được thuê” này sẽ không chỉ đến tham dự vào lễ cưới của bạn cho đủ người.
Họ còn có thể đọc diễn văn, giúp đỡ đón khách và giả vờ làm bạn bè hoặc đồng nghiệp của cô dâu/ chú rể.
Với giá thuê 5.000 yên (gần 910.000 VND) cho một đám cưới, những công ty cho thuê người như thế này hiện đang phát triển và mở rộng trên khắp nước Nhật, biến nghề này thành một công việc khá hấp dẫn.
6. Nhân viên “đẩy”
Những người làm công việc này thường được gọi là “Oshiya”, nghĩa là “người đẩy”. Đúng với tên gọi, việc của họ là đẩy hành khách vào các toa tàu trước khi cửa tàu đóng lại.
Với số lượng người sử dụng tàu điện ngầm khổng lồ, cảnh chen chúc trên các toa tàu ở Nhật là không tránh khỏi. Nhiều khi cửa còn không thể đóng được khi mà các toa tầu đã chật cứng người.
Chính vì vậy và các “oshiya” đã được huy động kể từ năm 1967. Vào giờ cao điểm họ nhận trách nhiệm đẩy càng nhiều người nhất có thể vào trong tàu và đảm bảo tàu khởi hành an toàn.
Nếu làm tốt công việc được giao, tức là đẩy được càng nhiều khách lên tàu, mỗi nhân viên sẽ được thưởng thêm mức thù lao theo ngày.
Đăng nhận xét