Máy bán hàng tự động, bồn cầu thông minh hay hướng dẫn viên thang máy... là những điều độc đáo bạn chỉ có thể bắt gặp ở đất nước Nhật Bản.
Máy bán hàng tự động, bồn cầu thông minh hay hướng dẫn viên thang máy... là những điều độc đáo mà bạn chỉ có thể bắt gặp ở đất nước Nhật Bản.
1. Máy bán hàng tự động
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia của những chiếc máy bán hàng tự động. Những mặt hàng phổ biến nhất ở các máy bán hàng tự động là thức uống, thức ăn nóng, bánh kẹo, kem, thuốc lá, sách báo, ô dù, và thậm chí cả “đồ chơi người lớn”.
Theo điều tra của công ty nghiên cứu Nhật, số lượng máy bán hàng tự động tại đây vào năm 2014 là 50.400.000 chiếc, ước tính mang lại lợi nhuận 5 ngàn tỉ yên (khoảng 50 tỷ USD).
2. Bồn cầu thông minh
Bên cạnh những loại có chức năng căn bản là một vòi rửa phun nước ấm cho một người thì còn có nhiều phiên bản nâng cấp hơn với các chức năng tân tiến hơn như khử mùi, sấy, sưởi ấm, thậm chí “bá đạo” hơn là có… nhạc.
Nhiều khách du lịch sau khi dùng đã đâm… nghiện những chiếc bồn cầu vui nhộn này.
3. Bảng tên
Đối với căn hộ của những gia đình một thế hệ ở Nhật Bản, trước cổng nhà thường có gắn một bảng tên nhỏ.
Còn ở Mỹ và các nước châu Âu chiếc bảng ấy sẽ ghi số nhà và họ của gia đình đó sẽ được ghi trên hộp thư, nhưng tuyệt đối không có nơi nào tên họ được treo trước nhà như ở Nhật Bản cả.
4. Kit-Kat phiên bản hạn chế
Kẹo Kit-Kat phiên bản hạn chế là một trong những món quà lưu niệm được các du khách nước ngoài ưa chuộng nhất khi du lịch ở xứ sở anh đào.
Nhiều người còn có sở thích sưu tập nhiều mùi độc đáo chỉ có ở Nhật của món kẹo này như vị chuối, khoai lang, hoa anh đào hay bí ngô...
5. Khách sạn “con nhộng”
Khách sạn “con nhộng” là một kiểu nhà nghỉ độc đáo của Nhật Bản do kiến trúc sư tên Kisho Kurokawa thiết kế, được trưng bày lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm quốc tế Osaka 1970.
Các du khách nước ngoài cực kỳ thích thú với khách sạn này vì không chỉ rẻ và an toàn mà còn mang lại cảm giác như đang đắm mình trong thế giới khoa học viễn tưởng.
6. Khách sạn tình nhân
Đúng như tên gọi, khách sạn này là thiên đường lý tưởng cho những cặp tình nhân.
Đặc biệt, khách sạn tình nhân ở Nhật Bản được thiết kế theo nhiều chủ đề đa dạng như một chiếc đèn kéo quân, thác nước ngay trong phòng, hay thậm chí có những phòng trông như một chiếc ô tô, xe lửa hay tàu không gian...
Một điều thú vị nữa là sau khi khách hàng chọn phòng xong, họ chỉ việc trả tiền qua một ô cửa sổ nhỏ và nhận chìa khóa phòng, tức là nhân viên khách sạn và khách sẽ không biết mặt nhau để đảm bảo quyền riêng tư cho khách hàng.
7. Phát khăn giấy miễn phí trên đường
Khi đi bộ trên đường phố Nhật Bản, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người cầm trên tay rất nhiều khăn giấy và phát miễn phí cho người đi đường.
Đó không phải là sản phẩm dùng thử của một hãng khăn giấy nào mới đâu mà thật ra các công ty đã khôn khéo dùng những túi khăn giấy này để quảng cáo cho công ty mình.
Mỗi năm Nhật Bản tốn khoảng 100 tỉ yên (gần 1 tỉ đô la) cho 5 tỉ túi khăn giấy.
8. Khăn giấy siêu mềm
Tên của loại khăn giấy này cũng khá ngộ nghĩnh: “excellent nose celeb”. Loại khăn giấy này đặc biệt mềm mịn và khiến người dùng không chỉ dừng ở một chiếc.
Hộp đựng cũng được trang trí hết sức bắt mắt và đáng yêu với hình khuôn mặt thỏ, hải ly và gấu trắng.
9. Ai cũng mang khẩu trang
Người Nhật sử dụng khẩu trang khá thường xuyên, đặc biệt vào mùa thụ phấn của hoa. Nhiều người mang khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa hay bụi bẩn, vi khuẩn thì một số người khác dùng khẩu trang chỉ để… giấu mặt.
Thanh niên Nhật Bản thường chọn những chiếc khẩu trang với mẫu mã bắt mắt, hợp thời trang nhất.
10. Khăn ướt
Khi đi ăn ở các nhà hàng tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận được một chiếc khăn ướt, được gọi là “oshibori”.
Chiếc khăn oshibori là một mảnh vải mềm, ướt để thực khách lau tay. Tùy theo nhà hàng mà chiếc oshibori sẽ lạnh hay ấm. Chiếc khăn này còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Nhật Bản.
11. Những quầy rau quả tự quản
Ở những vùng quê Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc kệ đựng rau quả không có người quản lý.
Việc của bạn chỉ là chọn loại rau củ mình cần và để tiền lại. Các du khách nước ngoài đều rất ngạc nhiên và tỏ ra thích thú với hình thức buôn bán dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
12. Bãi đậu xe nhiều tầng
Nhật Bản là một nước khá nhỏ, đặc biệt là các thành phố. Do đó, người ta xây những bãi đậu xe nhiều tầng để đáp ứng đủ chỗ đậu xe cho người dân.
13. Cặp Randoseru
Mọi học sinh tiểu học ở Nhật Bản đều mang chiếc cặp randoseru này. Có lẽ bạn đã từng thấy chiếc cặp này trong những bộ anime hoặc trên các kênh truyền hình Nhật Bản. Những chiếc cặp này được làm từ da tốt nên hạn sử dụng là hơn 6 năm.
14. Bàn sưởi kotatsu
Kotatsu là một chiếc lò sưởi gia đình gồm một chiếc bàn thấp được phủ một chiếc mền dày với lò sưởi ở dưới gầm bàn.
Bàn sưởi kotatsu trở nên thân quen với người dân toàn thế giới thông qua các phim hoạt hình và phim truyện Nhật Bản.
15. Otooshi
Otooshi luôn được phục vụ mà không cần order nên những du khách lần đầu vào các nhà hàng izakaya thường rất bất ngờ. Việc phục vụ món này cũng là một cách để nhà hàng tri ân khách hàng.
Một bữa ăn ở nhà hàng izakaya thường bắt đầu với rượu, nhưng uống mà không có gì để nhấm nháp thì buồn miệng quá, nên otooshi là cách nhà hàng đối đãi các “thượng đế” của mình.
16. Miếng dán chống lạnh
Kairo là tên miếng dán chống lạnh sử dụng một lần. Nhờ vào tính tiện lợi và hữu dụng, loại miếng dán này trở thành một sản phẩm không thể thiếu cho mùa đông lạnh ở Nhật Bản.
17. Yurukyara
Yurukyara là tên gọi tắt của “loose mascot character” (tạm dịch: những linh vật đáng yêu). Nhờ vẻ ngoài đáng yêu, yurukyara trở nên cực kỳ nổi tiếng và do đó, lượng khách du lịch đổ về những nơi có các yurukyara này ngày một tăng.
Kumamono (linh vật của tỉnh Kumamoto) và Funasshi (linh vật của thành phố Funabashi) là những linh vật nổi tiếng nhất.
18. Nghệ thuật trên đồng lúa
Nghệ thuật trên đồng lúa là một loại hình nghệ thuật được tạo ra bằng cách lựa chọn và trồng các loại cây lúa khác nhau để tạo ra một bức tranh nghệ thuật khổng lồ.
Làng Inakadate ở tỉnh Aomori khởi xướng loại hình nghệ thuật này vào năm 1993 để tái sinh ngôi làng và hiện nay loại hình này được áp dụng ở gần 100 nơi khác.
19. Xe tải Dekotora
Dekotora là tên viết tắt của “decorated trucks” - những chiếc xe tải được sơn đủ màu, gắn đèn và nhiều thứ phụ kiện sặc sỡ khác.
Mặc dù số lượng của những chiếc xe tải dekotora đang có xu hướng giảm mạnh nhưng bạn vẫn có thể thấy một vài chiếc trên đường cao tốc.
Chủ của những chiếc dekotora trang trí chúng tùy theo gu thẩm mỹ riêng nên những mỗi chiếc xe hầu như là hàng độc nhất vô nhị ở Nhật Bản.
20. Máy chụp ảnh Purikura
Purikura là một booth máy chụp ảnh lấy liền thịnh hành ở Nhật Bản nổi tiếng từ thập niên 90.
Nhiều nữ sinh ở đây còn có hẳn một quyển album toàn ảnh purikura trao đổi với bạn bè. Tuy nhiên có những nơi không cho phép đàn ông vào các booth purikura một mình nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội.
21. Tốc độ dọn dẹp “thần thánh” của đội vệ sinh tàu cao tốc Shinkansen
Các chuyến tàu Shinkansen cách nhau một khoảng thời gian ít hơn 10 phút tính từ lúc tàu dừng tại ga, tuy nhiên, đội công nhân vệ sinh tàu lại hoàn thành công việc lau dọn một cách xuất sắc trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.
22. Máy cạo lông…mũi
Ở Nhật Bản có một loại máy khá kì dị, đó là máy cạo lông mũi. Một số máy được trang bị bộ phận chân không siêu nhỏ có khả năng “diệt tận gốc” những sợi lông bị đứt dang dở.
23. Thuốc nhỏ mắt
Ở Nhật Bản có hàng trăm loại thuốc nhỏ mắt khác nhau, chủ yếu có công dụng làm mát và sáng mắt. Nhiều du khách chọn mua thuốc nhỏ mắt để làm quà lưu niệm.
24. Nước chấm đóng vỉ
Nếu bạn mua một chiếc hotdog ở cửa hàng tiện lợi Nhật Bản, bạn sẽ nhận được một vỉ gồm tương cà và mù tạt. Giữa 2 ngăn của chiếc vỉ nhỏ này là một đường rãnh siêu mỏng và khi bạn bóp 2 ngăn lại với nhau, nước chấm sẽ chảy ra.
25. Dép nhà vệ sinh
Ở Nhật Bản, người ta sản xuất một loại dép riêng và chỉ để dành dùng trong toilet.
26. Dưa hấu vuông
Dưa hấu vuông được trồng tại tỉnh Kagawa. Vì quy trình sản xuất ra giống dưa này tốn rất nhiều công sức nên người ta chỉ sản xuất khoảng 200 quả / năm.
27. Cửa taxi mở tự động
Những công ty taxi lớn đã giới thiệu sáng kiến này tại Thế vận hội Olympic Tokyo 1964 trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi.
Chức năng tiện dụng này được phát minh nhằm mang đến sự thoải mái tối đa cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi.
28. Tiếp viên thang máy
Trong các trung tâm mua sắm ở Nhật Bản, khách đi thang máy sẽ cho tiếp viên biết họ muốn đi đâu, tầng mấy hay cửa hàng nào, rồi tiếp viên sẽ nhấn nút thang máy.
Những tiếp viên thang máy sẽ hướng dẫn theo một cách đơn giản nhất để mọi người đều nắm bắt được thông tin.
29. Trẻ em tự đến trường một mình
Ở các nước phương Tây, cha mẹ thường đưa con cái đến trường, nhưng ngược lại ở Nhật Bản, phần lớn trẻ em đều tự đến trường một mình.
30. Bồn ngâm chân trong tàu Shinkansen
Tàu Shinkansen Yamagata nối giữa Fukushima mà Shinjo có một khoang ngắm cảnh được lắp đặt bồn ngâm chân để khách có thể vừa ngâm chân vừa thưởng ngoạn khung cảnh hùng vĩ bên cửa sổ.
Theo Yan
Đăng nhận xét