banner

Tam Quốc diễn nghĩa là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc làm đắm lòng không biết bao đọc giả khắp nơi trên thế giới không chỉ bởi cốt truyện thu hút mà còn bởi nội dung sâu sắc truyền tải nhiều thông điệp mà không phải ai cũng có thể thấu tỏ. Điểm lại những câu nói bất hủ trong tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu hơn về điều đó.

Tôn Sách, tào tháo, Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị,
Tranh “Tam cố nhất ngộ” kể về điển tích Lưu Bị ba lần tìm gặp Khổng Minh nhưng đến lần thứ ba mới thỉnh mời được vị quân sư tài ba này.
“Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”, tức người thì phải được như Lữ Bố, ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Chỉ vỏn vẹn với 8 chữ nhưng lại ca ngợi hai sự vật, đủ để thấy được rằng bút pháp thời xưa ngôn ngữ tinh tế mà ý nghĩa lại vô cùng sâu xa. Hơn nữa câu văn còn sáng sủa dễ đọc, ngay đến cả đàn bà trẻ nhỏ cũng đều thuộc lòng một cách dễ dàng. Về sau, Quan Vũ tuy cũng có được ngựa Xích Thố, nhưng cũng chưa từng nghe ai nói như vậy cả, đoán chắc rằng tác giả ắt hẳn phải là người hâm mộ của Lữ Ôn Hầu rồi.
“Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Năm người con trai nhà họ Mã, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ mã, Bạch Mi giỏi nhất”. Trong năm anh em, người được nhiều người biết đến nhất chỉ có hai anh em Mã Lương và Mã Tốc (Ấu Thường). Mã Lương thật sự là bậc kì tài, tài hoa xuất chúng, ông đã bỏ không ít công sức trong việc giúp Lưu Bị ngồi vững ở Tây Xuyên, đáng tiếc là ông mất quá sớm. Tuy nói sự thông minh của Mã Tốc cũng khá là cao, cũng nhiều lần được Gia Cát Lượng khen ngợi, chỉ đáng tiếc về sau, ông đã đi sai một nước cờ, để mất Nhai Đình. Do vậy, khi người ta đọc đến câu này, một là tiếc cho Mã Lương đã mất quá sớm, hai là tiếc thay Mã Tốc thông minh cả đời, nhưng lại hồ đồ một lúc.
“Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Có người nói “Hậu xuất sư biểu” không phải là của Gia Cát Lượng viết. Trước hết, cho dù là ai viết đi nữa thì “hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi” ở đây chính là khắc họa chân thật nhất về Gia Cát Lượng, cũng là biểu hiện tâm tình rõ nhất của Gia Cát Lượng khi sáu lần ra Kỳ Sơn nhưng không thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời, nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.
Tôn Sách, tào tháo, Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị,
Khổng Minh ngồi điềm nhiên gảy đàn trong “Không thành kế”
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Trong “ Tam Quốc diễn nghĩa”, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai, cũng chỉ khi ông ta bệnh nặng vô phương cứu chữa, không còn sống được bao lâu nữa, mới cảm khái mà thốt ra câu nói này từ tận đáy lòng. Chỉ có điều là câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng, mà hạ bệ uy phong của chính mình. Khiến cho hình tượng của hai người này đã định rõ vị trí trong đầu não mọi người.
“Khắp người Tử Long đều là gan!”
Đây là lời bình hăng say nhất của những ai hâm mộ Triệu Vân hay Triệu Tử Long, nguyên là trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả chú trong miêu tả, nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của chủ nhân như vậy, tất nhiên là vui mừng đến nỗi không còn biết trời đất gì nữa. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Lưu Bị không có tài dùng người, bởi Triệu Vân đã theo ông nhiều năm như vậy, đến lúc này mới biết được can đảm của ông, bình thường chỉ giúp ông các việc lặt vặt như: vận chuyển lương thảo, thu dọn chiến trường, bảo vệ gia quyến, quả thật là lãng phí nhân tài.
“Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Tư Mã Huy vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống, ông từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương, vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là Lưu Bị đều có được hai người này, nhưng lại không thể bình định được thiên hạ, không thể không khiến người ta suy ngẫm.
“Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Tôn Sách khi nắm quyền thường là ‘sách lược thì thiếu, khí phách có thừa’, không ngờ rằng ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy, lúc trước tín nhiệm Thái Sử Từ về thành chiêu hàng mọi người, trước khi chết còn để lại cho Tôn Quyền những lời khuyên chân thành như thế, nhận ra phong cách xử sự của hai người này. Sự thật cũng đã chứng minh tính chuẩn xác trong lời ông nói, về đối ngoại thì Trương Chiêu chủ trương đầu hàng Tào Tháo, về đối nội thì Chu Du đem em gái của Tôn Quyền hồ đồ mà gả cho Lưu Bị, mà khi hai người làm những việc này lại làm được gần như hoàn mỹ.
“Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Tôn Trọng Mưu chính là tên tự của Tôn Quyền. Nhiều người khi mới đọc không hiểu hàm nghĩa của câu nói này của Tào Tháo, rốt cuộc là ông đang khen Tôn Quyền hay đang mắng Tôn Quyền đây. Sau này mới biết, kì thực Tào Tháo là thế hệ cùng thời với Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền, nên ông nói câu này cũng không có gì lạ cả. Ngoài ra, ý của Tào Tháo chính là khen Tôn Quyền có thể giữ được cơ nghiệp của cha anh để lại, so với những đứa con bại trận của Viên Thiệu và Lưu Biểu thì quả là khác nhau một trời một vực. Khó trách Tào lại ngậm bồ hòn làm ngọt, rất khen ngợi Tôn Quyền, tự mình nói ra mấy lời này.
“Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi!”
Có người cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng, ngay cả ông trời cũng phải rùng mình một cái, tưởng rằng thiên cơ đã bị tiết lộ rồi. Kỳ thực, Tào Tháo cũng chỉ là buột miệng nói như vậy, mục đích là để thăm dò Lưu Bị, nhưng cuối cùng lại bị Lưu Bị làm cho hồ đồ, phủ nhận câu nói chuẩn xác nhất trong suốt cuộc đời của mình.
“Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này, không chỉ là đã đặt định ra tính cách một đời cho Tào Tháo, mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang, trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này, nó không hề có dụng ý rằng ông có thể trở thành hoàng đế, và ông cũng không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành một loại người giống như Vương Mãng, Đổng Trác trong sử sách.
Theo Tinh Hoa
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.