banner

Mặc dù ngành khoa học vũ trụ đã có nhiều bước tiến mới, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến nhưng vẫn còn đó những điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải được. Không phải đâu xa mà ngay trong hệ Mặt Trời của chúng ta cũng vẫn có rất nhiều điều bí ẩn.

Xem phần 1


6. Các điểm tối trên sao Kim

Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc, bị che phủ bởi các khí nóng khiến cho các nhà khoa học không thể quan sát được bề mặt của nó. Họ phải sử dụng sóng radar phát qua những đám mây khi nóng này và thu lại sóng phản xạ để từ đó lập mô hình bề mặt của sao Kim, cũng như tính được khoảng cách từ mặt đất đến bầu khí quyển.
10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời mà các nhà khoa học vẫn chưa thế lý giải (2)
Khi mà tàu vũ trụ Magellan của NASA đến thăm dò sao Kim và thực hiện nhiệm vụ này vào 20 năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra điều bí ẩn không thể giải đáp. Đó chính là những điểm đen trong sóng radar phản xạ từ bề mặt sao Kim, đặc biệt là ở những vùng bề mặt có độ cao lớn thì các điểm đen này xuất hiện càng nhiều hơn. Trong khi đó một điều trái ngược ở Trái đất là những vùng có địa hình cao phải cho sóng phản xạ rõ ràng hơn.
Các nhà khoa học không thể quan sát được có nhưng gì trên bề mặt của sao Kim, vì bầu khí quyển của ngôi sao này giống như một cơn bão cát dày đặc. Các nhà khoa học cho rằng đây là bụi kim loại nặng do quá trình bào mòn bởi những cơn bão khiến chúng bị cuốn vào bầu khí quyển và vẫn mắc kẹt ở đó.

7. Các khối sáng trong vành đai F của sao Thổ

Vành đai F của sao Thổ là vành đai thiếu ổn định nhất và nó thường xuyên thay đổi, do đó việc quan sát và nghiên cứu vành đai này gặp khá nhiều khó khăn. Một trong những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được có liên quan đến những khối phát sáng bên trong vành đai này.
10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời mà các nhà khoa học vẫn chưa thế lý giải (2)
Trong khi các vành đai khác có thành phần chính là các khối đá có kích thước lớn, thì vành đai F lại có thành phần là các hạt băng nhỏ như những hạt bụi. Tuy nhiên đôi khi những hạt băng này co cụm lại với nhau và tạo thành những khối băng khổng lồ cỡ một ngọn núi. Và đôi khi hai ngọn núi bằng được hình thành và trong quá trình bay theo quỹ đạo vành đai F chúng va chạm với nhau và gây ra một vụ nổ lớn. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là giải thuyết của các nhà khoa học.

8. Mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc

Các nhà khoa học tuyên bố vào năm 2013, rằng kính viễn vọng Hubble củaNASA đa phát hiện một mạch nước ngầm đột nhiên phun trào 200km trên bề mặt của Europa, mặt trăng của sao Mộc. Bỗng nhiên hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh được mở ra, NASA đã phóng một tàu thăm dò lên mặt trăng Europa để xác định cũng như thăm dò sự sống tại đây.
10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời mà các nhà khoa học vẫn chưa thế lý giải (2)
Tuy nhiên tàu thăm dò được phóng đi lại không tìm thấy dấu hiệu của nước ở đây, thậm chí là hơi nước cũng không thể tìm thấy. Sau đó NASA đã lục lại các dữ liệu cũ và chắc chắn rằng đó là dấu hiệu của nước, thậm chí là một cột nước khổng lồ cao 200km. Bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, vì NASA vẫn chưa thể gửi tàu thăm dò hạ cánh trên bề mặt của Mặt trăng này, để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

9. Khí mêtan trên sao Hỏa

Trong quá trình thăm dò sao Hỏa, các nhà khoa học NASA không phát hiện nhiều khí mêtan trong bầu khí quyển, tuy nhiên đôi khi lại có một sự gia tăng đột ngột của khí mêtan tại đây. Trong khi đó, khoảng 90% khí mêtan trên Trái đất được tạo ra bởi các sinh vật sống. Do đó mà các nhà khoa học rất tò mò không biết rằng khí mêtan trên sao Hỏa có nguồn gốc từ đâu.
10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời mà các nhà khoa học vẫn chưa thế lý giải (2)
Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Một giả thuyết cho rằng các vi khuẩn đã tạo ra khí mêtan. Một giả thuyết khác lại cho rằng một thiên thạch chứa nhiều chất carbon sau khi đâm vào sao Hỏa đã tạo ra một lượng carbon dồi dào mà kết hợp với hydro dưới sự tác động của tia cực tím Mặt Trời để tạo ra khí mêtan.
Bí ẩn thứ hai mà các nhà khoa học chưa thể lý giải, đó là vì sao khí mêtan trên sao Hỏa không xuất hiện thường xuyên mà đôi khi xuất hiện giống như một vụ phun trào núi lửa. Điều này khiến các nhà khoa học đau đầu, vì sau khi được tạo ra khí mêtan có thể tồn tại ổn định trong khoảng 300 năm.

10. Sự sống trên hành tinh Ceres

Ceres là một hành tinh lùn có kích thước cỡ bang Texas, là mục tiêu thăm dò của NASA vào tháng 3 sắp tới. Khác với nhiều hành tinh lùn khác trong hệ Mặt Trời của chúng ta, bề mặt của Ceres không chỉ có đất đá khô cằn mà nó còn có rất nhiều băng. Các nhà khoa học còn dự đoán rằng rất có thể có cả mộtđại dương bên dưới lớp băng trên bề mặt.
10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời mà các nhà khoa học vẫn chưa thế lý giải (2)
Theo những dữ liệu thu thập được, các nhà khoa học ước tính lượng nước chiếm 40% khối lượng của cả hành tinh này. Ngoài Trái đất thì Ceres là hành tinh có lượng nước nhiều nhất trong cả hệ Mặt Trời của chúng ta.
Trong khi để tồn tại sự sống trên một hành tinh cần có 3 yếu tố quan trọng nhất: nguồn năng lượng ,nước và các chất hóa học cơ bản như carbon. Ngoài việc có nước, Ceres là đủ gần với Mặt Trời để nhận được nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Và nó chỉ còn thiếu các chất hóa học cơ bản, mà những vụ va chạm với thiên thạch có thể bù đắp.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng hành tinh này giống tới 90% Trái đất vào thời kỳ mới hình thành. Từ đó mà việc nghiên cứu Ceres sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩ cho các nhà khoa học, không chỉ tìm được một nơi mà con người có thể sinh sống trong không gian, mà nó còn giúp giải thích sự hình thành của sự sống trên Trái đất, giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc của sự sống.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Đăng nhận xét

Gia Đình

[Gia-dinh][fbig1]

Sức khỏe

[Suc-khoe][fbig2]

Khoa học - Công nghệ

[Khoa-hoc][Cong-nghe][column1]

Làm đẹp

[Lam-dep][hot]

Thú vị

[Thu-vi][gallery2]

Động vật

[Dong-vat][column1]

Du lịch

[Du-lich][gallery3]

Author Name

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.